Kế hoạch và chiến lược phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

Theo số liệu công bố của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong năm 2020, thị trường chứng khoán phái sinh ghi nhận một số kỷ lục khi khối lượng giao dịch đạt mức cao nhất 356.033 hợp đồng vào ngày 29/7 và khối lượng hợp đồng mở (OI) cao nhất lên tới 52.767 hợp đồng vào ngày 10/11.

Hợp đồng tương lai VN30 có khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 163.000 hợp đồng/phiên, tăng 84,27% so với bình quân năm 2019. Khối lượng OI của toàn thị trường tại thời điểm 15/11 đạt 49.440 hợp đồng, gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2019.

Bước tiến về sản phẩm

Mặc dù khối lượng tài khoản và giao dịch liên tục tăng trưởng trên thị trường phái sinh nhưng đây vẫn là những con số nhỏ nhoi trên thị trường chung với hơn 2,7 triệu tài khoản và hàng chục triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên.

Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam mới có 2 sản phẩm được đưa vào giao dịch xây dựng dựa trên các tài sản cơ sở gồm hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (TPCP) kỳ hạn 5 năm. Trong đó, hợp đồng tương lai TPCP dành riêng cho các nhà đầu tư tổ chức nhưng thanh khoản ở mức thấp.

Theo một nhà đầu tư "bám sàn" phái sinh từ những ngày đầu, thị trường cần đa dạng các sản phẩm thay vì chỉ có 2 sản phẩm như hiện nay thì mới có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư, tăng thanh khoản.

Đáp ứng mong mỏi của các nhà đầu tư, mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận mẫu hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm cho thị trường phái sinh, và sẽ được chính thức đưa vào giao dịch trong quý I/2021.

Cũng theo HNX, tính đến ngày 15/11, quy mô niêm yết của thị trường TPCP đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2019. Giá trị giao dịch bình quân đạt 9,78 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 8,3% so với năm 2019, trong đó giao dịch repos (thoả thuận mua lại) chiếm 35,4% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Do đó, việc tiếp tục triển khai sản phẩm hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm, sau hơn 2 năm ra mắt sản phẩm hợpđồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm, được kỳ vọng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu phòng vệ rủi ro của nhà đầu tư cũng như sự phát triển thị trường TPCP.

Hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm do HNX thiết kế có tài sản cơ sở là trái phiếu giả định có những đặc điểm tương tự một TPCP với mệnh giá 100.000 đồng, kỳ hạn 10 năm, lãi suất danh nghĩa 5%/năm, trả lãi định kỳ cuối kỳ 12 tháng/lần, trả gốc một lần khi đáo hạn.

Hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm sẽ là một công cụ phòng vệ rủi ro đối với với giao dịch TPCP. HNX kỳ vọng nhà đầu tư sẽ có thêm công cụ đầu tư trên thị trường phái sinh, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường TPCP cơ sở.

Thay đổi để thu hút thêm nhà đầu tư

Thực tế, tỷ trọng giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân trong nước hiện nay dù có giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tới gần 85% khối lượng giao dịch toàn thị trường, nên để thị trường vững chãi hơn cần nhiều hơn những nhà đầu tư tổ chức cả trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, để tăng tỷ trọng nhà đầu tư tổ chức, thị trường phái sinh cần cải thiện cơ chế vận hành nhằm có những điểm tương đồng với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận và giao dịch (khối lượng giao dịch của nhà đầu tư ngoại trong tháng 11/2020 tăng so với tháng 10, nhưng tỷ trọng mới chỉ đạt 1,13%).

Hồi cuối tháng 11 vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức hoàn thiện dự thảo nghị định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, bổ sung thêm nhiều quy định mới tạo điều kiện hoàn thiện khung pháp lý và tăng tính thanh khoản cho thị trường phái sinh.

Đáng chú ý nhất phải kể đến sự thay đổi về quy định cho phép sở giao dịch chứng khoán được áp dụng một số biện pháp để ổn định thị trường và bảo vệ nhà đầu tư, như: thay đổi thời gian giao dịch, áp dụng và điều chỉnh giới hạn lệnh, giới hạn vị thế, biên độ dao động giá, hạn chế mở vị thế mở mới...

Trong đó, áp dụng và thay đổi biên độ dao động giá là biện pháp mới được bổ sung vào dự thảo nghị định để phù hợp và đồng bộ với biện pháp điều chỉnh biên độ giá cổ phiếu trên thị trường cơ sở khi thị trường cơ sở có biến động mạnh. Các quy định này phù hợp với quy định mới của Luật Chứng khoán năm 2019.

Tại một hội nghị mới đây, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết: "Sắp tới, chúng tôi có kế hoạch và tập trung vào 2 điểm: thứ nhất là sẽ đưa thêm một hoặc một số chỉ số nữa vào giao dịch trên hợp đồng phái sinh, đây là mục tiêu ưu tiên vì giao dịch sẽ cân bằng hơn; thứ hai là xem xét lại tất cả quy tắc về giao dịch, tính chỉ số và quy tắc tính toán tại ngày đáo hạn để xem xét chỉnh sửa phù hợp với tình hình mới".

{{news.Source}} - {{news.Date | date:'dd/MM/yyyy hh:mm:ss'}}

Mô hình chứng khoán phái sinh là nội dung được Chính phủ xây dựng khi thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động nhằm tạo ra một thị trường chứng khoán phát triển sôi động, thu hút và khách quan. Hãy cùng BSC tìm hiểu về chiến lược phát triển và mô hình thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam hiện nay!

1. Các quyết định xây dựng và phát triển chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

Kế hoạch và chiến lược phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

Tại Việt Nam, chứng khoán phái sinh là thị trường còn non trẻ giống như “newborn” với chỉ hơn một năm hình thành và phát triển. Ngay từ những ngày đầu khai trường, Chính phủ đã quan tâm tới việc phát triển thị trường chứng khoán phái sinh bằng việc ban hành các quyết định quan trọng.

  • Năm 2007, Chính phủ ban hành Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
  • Năm 2012, Chính phủ ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 về Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Văn bản xác định mục tiêu phát triển thị trường phái sinh (TTPS) để hoàn thiện cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đây chính là cơ sở để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) tổ chức nghiên cứu và lập Đề án xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam, đề xuất Bộ Tài chính trình Chính phủ.

Năm 2014, Đề án đã được Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 366/2014/QĐ-TTg ngày 11/3/2014. Sau nhiều lần sửa đổi bổ sung các quyết định, nghị định số 42/2015/NĐ-CP (Nghị định 42) quy định về CKPS và TTPS đã được ban hành ngày 05/5/2015, tạo khung pháp lý cơ bản cho việc tổ chức TTPS tại Việt Nam.

2. Lộ trình phát triển thị trường chứng khoán phái sinh

Kế hoạch và chiến lược phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

2.1. Quan điểm và nguyên tắc xây dựng thị trường CKPS

Theo Quyết định số 366/2014/QĐ-TTg quan điểm và nguyên tắc xây dựng và phát triển TTCK phái sinh là:

  • Dựa trên các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
  • Theo mô hình tập trung, hoạt động thống nhất dưới sự quản lý của Nhà nước, không để TTCK phái sinh hình thành và hoạt động tự phát.
  • Lựa chọn và chuẩn hóa các chứng khoán phái sinh giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán là các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn dựa trên các chứng khoán cơ sở là chỉ số TTCK, trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu niêm yết.
  • Các chứng khoán phái sinh được đưa vào giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán theo lộ trình từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với sự phát triển của TTCK và nhu cầu của thị trường. Trước mắt, tập trung phát triển thị trường giao dịch các chứng khoán phái sinh dựa trên chỉ số chứng khoán, trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu.
  • Gắn kết với chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Việc gắn kết này đảm bảo sự phù hợp với định hướng phát triển TTCK Việt Nam và tái cấu trúc TTCK, đặc biệt phải đồng bộ và thống nhất với các sản phẩm cơ bản, phù hợp với công tác tái cấu trúc các sở giao dịch chứng khoán và phân định các khu vực thị trường cơ sở giao dịch cổ phiếu, trái phiếu theo chiến lược phát triển TTCK; Hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả và an toàn; Từng bước liên kết với các TTCK trong ASEAN…

Đề án có mục tiêu tổng quát là:

  • Xây dựng TTCK phái sinh là bước kế tiếp nhằm hoàn chỉnh cấu trúc TTCK, hỗ trợ sự phát triển bền vững các TTCK cơ sở, góp phần thúc đẩy và tăng cường vai trò của TTCK trong thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung
  • Xây dựng TTCK phái sinh để từng bước đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch, phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường tài chính và đáp ứng nhu cầu đầu tư và quản lý rủi ro của nhà đầu tư và các tổ chức phát hành, tăng tính cạnh tranh của TTCK Việt Nam.

Trong đó, mục tiêu cụ thể là hướng đến việc xây dựng và phát triển TTCK phái sinh theo lộ trình và từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo khả năng quản lý, giám sát các rủi ro trên thị trường.

2.2. Lộ trình phát triển thị trường CKPS

Theo Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, lộ trình phát triển thị trường chứng khoán phái sinh được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 2013 - 2015: Xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện cơ sở vật chất, công nghệ bao gồm hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ CKPS, hệ thống giám sát và công bố thông tin (CBTT) tại các Sở Giao dịch Chứng khoán (Sở GDCK), TTLKCK và thành viên thị trường, bảo đảm phù hợp với các sản phẩm phái sinh cơ bản và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để đưa vào hoạt động.
  • Giai đoạn 2016 - 2020: Tổ chức vận hành TTCKPS, trước mắt là các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số chứng khoán, trái phiếu chính phủ (TPCP) và cổ phiếu.
  • Giai đoạn sau 2020:
    • Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của TTCKPS, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch.
    • Mở rộng đối tượng thành viên tham gia thị trường, cải tiến hạ tầng công nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở nhà đầu tư, tiến tới xây dựng một TTCKPS thống nhất dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế, hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính.

3. Mô hình chứng khoán phái sinh

Kế hoạch và chiến lược phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

3.1. Vai trò của các tổ chức

Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán nhà nước

Bộ Tài chính và UBCKNN, với tư cách là cơ quan quản lý trực tiếp, được quyền cấp phép cho các hoạt động kinh doanh, giao dịch CKPS cũng như cho các sản phẩm phái sinh niêm yết tại Sở GDCK.

Sở GDCK

  • Sở GDCK là nơi thiết kế sản phẩm CKPS và thực hiện niêm yết, tổ chức giao dịch các sản phẩm đó sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
  • Sở GDCK tổ chức giao dịch CKPS với những nguyên tắc tương tự như đối với giao dịch chứng khoán thông thường: đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả.
  • Để tổ chức hoạt động giao dịch CKPS, Sở GDCK thực hiện những chức năng sau: Thiết kế và niêm yết sản phẩm; Vận hành hệ thống giao dịch; Quản lý thành viên giao dịch và Ban hành các quy chế, quy định và quy trình liên quan.

Trung tâm lưu ký chứng khoán

TTLKCK sẽ thực hiện bù trừ và thanh toán cho các giao dịch CKPS theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm (Central Clearing Counterparty - CCP). Với mô hình CCP, TTLKCK sẽ đóng vai trò người bán đối với mọi người mua và người mua đối với mọi người bán nhằm đảm bảo nghĩa vụ và khả năng thanh toán của các bên tham gia.

3.2. Sản phẩm của thị trường chứng khoán phái sinh

Thị trường phái sinh bao gồm 4 công cụ: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Trong đó, 2 công cụ đầu tiên được thực hiện giao dịch trên thị trường phi tập trung (thị trường OTC) còn 2 công cụ sau được giao dịch trên thị trường tập trung. Về mặt trực quan ta có thể nói, nhu cầu của 2 thị trường này là 50/50, mặc dù về mặt thống kê thì giao dịch thỏa thuận trên thị trường OTC đã có từ lâu và chiếm tỷ trọng lớn hơn so với thị trường tập trung.

  • Hợp đồng kỳ hạn: Là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.
  • Hợp đồng tương lai: Là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Đây là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam. 
  • Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.
  • Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.

Mô hình chứng khoán phái sinh được hoàn thiện đã góp phần xây dựng một thị trường phái sinh lành mạnh, mang tới sân chơi sôi động cho các nhà đầu tư. Từ đó, thị trường phái sinh cũng góp phần mở rộng, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

File đính kèm: {{news.AttachedFileName}}

Các tin liên quan

{{r.Date | date:'dd/MM/yyyy'}}{{r.Title}}


Page 2

{{news.Title}}

{{news.Source}} | {{news.Date| date:'dd/MM/yyyy'}}

{{news.Date}}

{{news.Description}}


Page 3

{{news.Title}}

{{news.Source}} | {{news.Date| date:'dd/MM/yyyy'}}

{{news.Date}}

{{news.Description}}


Page 4

{{news.Title}}

{{news.Source}} | {{news.Date| date:'dd/MM/yyyy'}}

{{news.Date}}

{{news.Description}}


Page 5

{{news.Title}}

{{news.Source}} | {{news.Date| date:'dd/MM/yyyy'}}

{{news.Date}}

{{news.Description}}


Page 6

{{news.Title}}

{{news.Source}} | {{news.Date| date:'dd/MM/yyyy'}}

{{news.Date}}

{{news.Description}}


Page 7

{{news.Title}}

{{news.Source}} | {{news.Date| date:'dd/MM/yyyy'}}

{{news.Date}}

{{news.Description}}


Page 8

{{news.Title}}

{{news.Source}} | {{news.Date| date:'dd/MM/yyyy'}}

{{news.Date}}

{{news.Description}}


Page 9

{{news.Title}}

{{news.Source}} | {{news.Date| date:'dd/MM/yyyy'}}

{{news.Date}}

{{news.Description}}


Page 10

{{news.Title}}

{{news.Source}} | {{news.Date| date:'dd/MM/yyyy'}}

{{news.Date}}

{{news.Description}}


Page 11

{{news.Title}}

{{news.Source}} | {{news.Date| date:'dd/MM/yyyy'}}

{{news.Date}}

{{news.Description}}


Page 12

{{news.Title}}

{{news.Source}} | {{news.Date| date:'dd/MM/yyyy'}}

{{news.Date}}

{{news.Description}}


Page 13

{{news.Title}}

{{news.Source}} | {{news.Date| date:'dd/MM/yyyy'}}

{{news.Date}}

{{news.Description}}