Kể tên các nhà máy thủy điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

4. Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế

a. Công nghiệp

Quan sát hình 2, kết hợp với kiến thức đã học, hãy:

Xác định các nhà máy thủy điện, nhiệt điện trong vùng (tên nhà máy, phân bố ở tình nào hoặc trên sông nào).

Nêu sự phân bố của các ngành công nghiệp trong vùng theo yêu cầu sau:

Ngành công nghiệpPhân bố
Luyện kim 
Cơ khí 
Hóa chất 
Sản xuất vật liệu xây dựng 
Chế biến lâm sản 
Chế biến lương thực, thực phẩm 
Sản xuất hàng tiêu dùng 

Các nhà máy thủy điện, nhiệt điện trong vùng:

  • Nhà máy nhiệt điện: Uông Bí (Quảng Ninh), 
  • Nhà máy thuỷ điện: Thác Bà (Yên Bái), Hoà Bình ( Hòa Bình), Sơn La (Sơn La) và Tuyên Quang (Tuyên Quang).

Sự phân bố của các ngành công nghiệp trong vùng theo yêu cầu sau:

Ngành công nghiệpPhân bố
Luyện kimThai Nguyên
Cơ khíThái Nguyên
Hóa chấtBắc Giang, Phú Thọ
Sản xuất vật liệu xây dựngQuảng Ninh
Chế biến lâm sảnPhú Thọ
Chế biến lương thực, thực phẩmPhú Thọ, Quảng Ninh
Sản xuất hàng tiêu dùngPhú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh


Các nhà máy thủy điện lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ tính đến hiện nay là:


A.

Uông Bí, Uông Bí mở rộng, Phả Lại                     

B.

Yaly, Xê Xan 3, Đức Xuyên

C.

Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La                                   

D.

Đa Nhim, Trị An, Đại Ninh

kể tên 1 số nhà máy thủy điện ở miền núi phía Bắc (trung du miền núi Bắc Bộ) của nước ta? Và đường xây dựng trên sông nào?

Các câu hỏi tương tự

Trong số các nhà máy điện đã và đang xây dựng của vùng Trung du vù miền núi Bắc Bộ, nhà máy nào sau đây là máy nhiệt điện? 

A. Hoà Bình. 

B. Thác Bà. 

C. Uông Bí. 

D. Sơn La.

Trong số các nhà máy điện đã và đang xây dựng của vùng Trung du vù miền núi Bắc Bộ, nhà máy nào sau đây là máy nhiệt điện?

A. Hoà Bình.

B. Thác Bà.

C. Uông Bí.

D. Sơn La.

Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Dầu lửa

B. Khí đốt

C. Than đá

D. Than gỗ.

Dựa vào atlat địa lí : kể tên các nhà máy thủy điện , nhiệt điện , của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

[trang 67 sgk Địa Lí 9]: - Xác định trên hình 18.1 [sgk trang 66] các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, hoá chất.

Trả lời:

- Nhà máy nhiệt điện: Uông Bí.

- Nhà máy thuỷ điện: Thác Bà, Hoà Bình.

- Trung tâm công nghiệp luyện kim: Thái Nguyên.

- Trung tâm công nghiệp hoá chất: Việt Trì, Bắc Giang.

[trang 67 sgk Địa Lí 9]: - Em hãy nêu ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình

Trả lời:

- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình chính thức được khởi công xây dựng ngày 06/11/1979. Sau 15 năm xây dựng, nhà máy đã hoàn thành và đi vào khai thác tháng 12/1994. Công suất lắp máy là 1.920MW, hằng năm sản xuất 8.160 triệu kWh. Qua đường dây 500KV, một phần điện năng từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được chuyển tới các tỉnh phía Nam đất nước.

- Trữ lượng nước của hồ thuỷ điện Hoà Bình là nguồn tài nguyên có giá trị lớn cho việc sản xuất điện năng, điều tiết lũ và cung cấp nước tưới trong mùa khô cho vùng Đồng bằng sông Hồng, khai thác du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và điều hoà khí hậu địa phương.

[trang 68 sgk Địa Lí 9]: - Căn cứ vào hình 18.1 [SGK trang 66], xác định địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm: chè, hồi.

Trả lời:

- Cây chè: Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái.

- Cây hồi: Lạng Sơn.

[trang 68 sgk Địa Lí 9]: - Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

Trả lời:

- Phần lớn diện tích là : Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác thích hợp cho cây chè phát triển.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì vậy ở vùng núi cao có khả năng phát triển cây công ngiệp cận nhiệt [chè].

- Thị trường tiêu dùng rộng lớn.

- Chè là thức uống truyền thống của nhân dân ta và cũng là thức uống ưa thích của nhiều nước trên thế giới.

[trang 68 sgk Địa Lí 9]: - Xác định trên hình 18.1 [SGK trang 66] các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội di đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Trung và Việt - Lào.

Trả lời:

- Các tuyến đường sắt xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Trung: Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn.

- Các tuyến đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Trung: quốc lộ 2 Hà Nội – Hà Giang, quốc lộ 3 Hà Nội – Cao Bằng và quốc lộ 1A.

– Các tuyến đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Lào: quốc lộ 6 [từ Hà Nội qua Hòa Bình, đến thị xã Lai Châu, vòng xuống Điện Biên, sang Lào.]

[trang 68 sgk Địa Lí 9]: - Tìm trên hình 18.1 [SGK trang 66]các cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt - Trung: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.

Trả lời:

- Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định

- Cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt – Trung : Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hữu Nghị thuộc tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai

[trang 69 sgk Địa Lí 9]: - Xác định trên hình 18.1 [SGK trang 66] vị trí của các trung tâm kinh tế Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm.

Trả lời:

- Các ngành công nghiệp đặc trưng của các trung tâm kinh tế:

+ Thái Nguyên : Luyện kim, cơ khí

+ Việt Trì : Hoá chất; chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến lâm sản.

+ Hạ Long Sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, hoá chất; chế biến lương thực, thực phẩm.

+ Lạng Sơn Sản xuất hàng tiêu dùng.

Bài 1: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

Lời giải:

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc, vì :

Tiểu vùng Đông có khoáng sản đa dạng, phong phú , đặc biệt than đá. Tiểu vùng Tây Bắc có tiềm năng thuỷ điện lớn ở các dòng sông, nhất là sông Đà.

Bài 2: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

- Nghề rừng phát triển nên độ che phủ rừng tăng lên và có tác dụng:

+ Hạn chế xói mòn đất.

+ Cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông.

+ Điều tiết nguồn nước các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi. 

+ Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,... ổn định hơn.

- Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp. Do đó, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cho đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện.

Bài 3: Dựa vào bảng 18.1 [SGK trang 69] vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ

Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc giai đoạn 1995 – 2002.

- Nhận xét:

+ Tiểu vùng Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn Tây Bắc.

+ Từ năm 1995 đến năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc và Tây Bắc đều tăng. Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông BẮc tăng 2,3 lần, giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Tây Bắc tăng 2,2 lần.

Bài tập Sách bài tập

Bài 1 trang 24 Tập bản đồ Địa Lí 9: Quuan sát kĩ lược đồ trên, em hãy nêu tên các ngành công nghiệp có trong vùng:

Lời giải:

Cơ khí, đóng tàu thuyền, thực phẩm, khai thác than đá, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất giấy,….

Bài 2 trang 24 Tập bản đồ Địa Lí 9:Dựa vào lược đồ trên và hình 18.1 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau:

Ngành công nghiệpNơi phân bố
Nhiệt điện....................................................................................
Thủy điện....................................................................................
Luyện kim....................................................................................
Cơ khí....................................................................................
Hóa chất....................................................................................
Sản xuất hàng tiêu dùng....................................................................................
Chế biến lương thực, thục phẩm....................................................................................

Lời giải:

Ngành công nghiệpNơi phân bố
Nhiệt điệnUông Bí [Quảng Ninh]
Thủy điệnHòa Bình, Sơn La
Luyện kimThái Nguyên
Cơ khíThái Nguyên, Quảng Ninh
Hóa chấtViệt Trì [Phú Thọ], Bắc Giang
Sản xuất hàng tiêu dùngLạng Sơn
Chế biến lương thực, thục phẩmQuảng Ninh, Việt Trì [Phú Thọ]

Bài 3 trang 25 Tập bản đồ Địa Lí 9:Kể tên cây trồng, vật nuôi chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

- Cây trồng: Chè, quế, hồi, cà phê, cây ăn quả….

- Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, dê….

Bài tập Sách bài tập

Bài 1 trang 25 Tập bản đồ Địa Lí 9: Dựa vào hình 6 ở trang 23, hình 7 ở trang 24 và kết hợp với hình 17.1, 18.1 trong SGK, em hãy:

- Hoàn thành bảng sau:

Khoáng sảnNơi phân bốKhoáng sảnNơi phân bố
Than........................................Bôxít........................................
Sắt........................................Apatit........................................
Mangan........................................Đồng........................................
Thiếc................................................................................

- Cho biết những ngành công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh.

- Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ, đó là.

Lời giải:

Khoáng sảnNơi phân bốKhoáng sảnNơi phân bố
ThanQuảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn LaBôxítCao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn
SắtThái Ngyên, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai.ApatitLào Cai
ManganCao Bằng, Thái NguyênĐồngLào Cai, Hòa Bình, Quảng Ninh
ThiếcCao Bằng, Tuyên Quang

- Những ngành công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh:

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản

+ Công nghiệp năng lượng

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Bài 2 trang 26 Tập bản đồ Địa Lí 9: Dựa vào hình 18.1 trong SGK, em hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa khai thác và sử dụng than.

Lời giải: