Kết quả tổng điều tra dân số 2023

Theo đó, Phó Thủ tướng đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, tích cực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trong việc chủ động triển khai các công việc và sự phối hợp tích cực của các Bộ, ngành, địa phương về chuẩn bị cho Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

Kết quả tổng điều tra dân số 2023

 Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.

Phó Thủ tướng yêu cầu các cấp ủy Đảng, Ban Cán sự Đảng, Đảng Đoàn tổ chức quán triệt đến chi bộ và đảng viên nhận thức rõ về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019; xác định cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở là công tác quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của tất cả các cấp, các ngành nên cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, hoàn thành đồng bộ ở tất cả các địa bàn điều tra. Ban Chỉ đạo các cấp tại địa phương tham mưu thành ủy/tỉnh ủy ban hành Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và của Chính quyền các cấp vào đầu năm 2019 về chỉ đạo thực hiện thắng lợi Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thiện thiết kế Tổng điều tra, bao gồm cả các tài liệu hướng dẫn, phần mềm, hạ tầng công nghệ thông tin... và xây dựng phương án áp dụng tối đa công nghệ thông tin để hỗ trợ thu thập kết quả nhanh gọn, thuận tiện với chất lượng thông tin tốt góp phần vào thành công của Tổng điều tra.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thống kê chỉ đạo các công ty viễn thông hoàn thiện phương án sử dụng công nghệ thông tin phục vụ Tổng điều tra, đảm bảo an toàn an ninh thông tin mạng và hệ thống truyền thông thông suốt trong quá trình Tổng điều tra, xây dựng phương án dự phòng rủi ro. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các công ty viễn thông đóng góp tin nhắn tới các thuê bao di động về thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền qua các kênh báo hình, báo nói, báo điện tử...

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo các cấp tổ chức triển khai cho cán bộ, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp điều tra dân số và nhà ở; huy động lực lượng tham gia thu thập thông tin Tổng điều tra.

Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở các cấp ở địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, công tác tư tưởng ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào theo tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số, những địa bàn xung yếu về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đề phòng kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc mục tiêu của Tổng điều tra dân số và nhà ở.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp tại địa phương ban hành công văn yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc đơn vị quản lý của mình hưởng ứng tự cung cấp thông tin thông qua điều tra trực tuyến trên Internet nhằm nâng cao trách nhiệm công dân trong cung cấp thông tin thống kê nhà nước và góp phần làm giảm gánh nặng ngân sách thực hiện Tổng điều tra.

Tổ chức Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương với các địa phương vào giữa tháng 3 năm 2019. Thành phần gồm các Ban Chỉ đạo tại địa phương, đại diện Chính quyền và cấp ủy địa phương để quán triệt thực hiện Tổng điều tra. Tổ chức các Hội nghị cấp Trung ương và địa phương về hướng dẫn nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng điều tra từ tháng 12 năm 2018 đến giữa tháng 3 năm 2019; tổ chức thu thập thông tin Tổng điều tra dân số và nhà ở vào 0 giờ ngày 1/4/2019.

Bộ Tài chính bố trí đủ và kịp thời kinh phí thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở trong 3 năm 2018, 2019, 2020 theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, bổ sung ngay dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 để đáp ứng kinh phí cho các hoạt động chuẩn bị Tổng điều tra trong năm 2018, trường hợp cần thiết, sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018 để bổ sung ngân sách năm 2018 cho Tổng điều tra.

Dữ liệu về các nhóm người khuyết tật (NKT) cụ thể, đặc biệt là những nhóm khuyết tật bị thiệt thòi nhất, bao gồm NKT nghe nói và NKT chữ in (những người không đọc được tài liệu in thông thường) ở Việt Nam, đang thiếu nghiêm trọng. Tìm dữ liệu về NKT rất khó, và khi tìm thấy thì không rõ nguồn để trích dẫn do thiếu sự thống nhất giữa số liệu báo cáo của các cơ quan Chính phủ khác nhau.

Theo phân tích mới nhất của Liên Hợp Quốc, trong số 158 chỉ tiêu Phát triển bền vững của Việt Nam (VSDGs), chỉ có 8 chỉ tiêu yêu cầu dữ liệu phân tách theo các dạng khuyết tật. Trong tám chỉ tiêu này, chỉ có hai chỉ tiêu (1.2.3 - Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trong cộng đồng, và 1.2.5 - Số người đang sống và được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà ở xã hội) được thống kê bởi cả Tổng cục Thống kê và Hội đồng Quốc gia về Người khuyết tật (NCD) thông qua các cuộc điều tra và báo cáo hành chính. Dữ liệu của một nửa trong số tám chỉ tiêu để đánh giá mức độ hòa nhập của NKT trong các lĩnh vực khác nhau của VSDGs không được NCD thu thập, chẳng hạn như 16.6.1: Tỷ lệ dân số hài lòng với trải nghiệm gần đây nhất của họ về các dịch vụ công.

Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội thảo tham vấn nghiên cứu: "Xây dựng chỉ số đầu ra cho Điều tra quốc gia lần thứ 2 về người khuyết tật 2023".

Kết quả tổng điều tra dân số 2023

Kết quả tổng điều tra dân số 2023

Kết quả tổng điều tra dân số 2023

Kết quả tổng điều tra dân số 2023

"Việc tăng cường dữ liệu về NKT trong cơ sở dữ liệu quốc gia và có nhiều chỉ số hơn được phân tách theo khuyết tật trong VSDGs là rất quan trọng, điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhu cầu cũng như thách thức của NKT trong cuộc sống", ông Patrick Haverman, Phó đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, cho biết. "UNDP đang hỗ trợ xây dựng bộ chỉ số đầu ra cho Điều tra quốc gia về người khuyết tật năm 2023 nhằm đảm bảo tính bao quát và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế".

Bộ chỉ số đề xuất với 53 chỉ số, tương ứng với 10 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs), được khuyến nghị phân tách theo dạng khuyết tật. Các chỉ số này không những có thể được sử dụng cho Điều tra quốc gia về NKT 2023 (VDS), mà còn phục vụ cho việc phân tách dữ liệu về người khuyết tật trong các cuộc điều tra thống kê quốc gia khác, đóng góp thông tin thực chứng cho việc xây dựng các chính sách và chương trình kinh tế xã hội có hòa nhập người khuyết tật.

"Hội thảo về bộ chỉ số đầu ra khuyết tật là hoạt động hữu ích và cũng là cơ hội để TCTK có thêm thông tin từ người dùng tin, đặc biệt là ý kiến của cộng đồng người khuyết tật để TCTK có thêm thông tin phục vụ thiết kế điều tra", ông Lê Trung Hiếu, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê, phát biểu tại Hội thảo. "Việc xác định được bộ chỉ số đầu ra khuyết tật không chỉ là căn cứ để xác định nội dung và phiếu hỏi điều tra, mà còn là căn cứ để thiết kế bảng biểu số liệu, các chủ đề/nội dung phân tích và công bố kết quả điều tra phục vụ người dùng tin".

Điều tra Quốc gia về NKT lần đầu tiên được triển khai vào năm 2016, sử dụng bộ công cụ theo tiêu chuẩn quốc tế để đo lường tình trạng khuyết tật. Cuộc điều tra là một phần của Chương trình Điều tra Thống kê Quốc gia. Thông qua cuộc điều tra đó, lần đầu tiên chúng ta có cái nhìn tổng quan về tỷ lệ khuyết tật trong dân số chung trên toàn quốc, các dạng và mức độ khuyết tật, cũng như điều kiện sống của NKT và mức độ hòa nhập của NKT trong một số lĩnh vực, như chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội, giáo dục, việc làm..., cũng như so sánh tỷ lệ khuyết tật giữa các vùng kinh tế - xã hội. Cho đến nay, có nhiều báo cáo của các cơ quan Nhà nước, tổ chức của và về NKT, các chuyên gia về người khuyết tật vẫn sử dụng số liệu được công bố trong cuộc điều tra này.

Kết quả tổng điều tra dân số 2023

Theo kết quả của cuộc Điều tra quốc gia Người khuyết lần thứ nhất, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên trong đó có khoảng 700.000 trẻ khuyết tật, 58% là nữ, 42% là nam và đa số sống ở vùng nông thôn. Con số này có độ vênh nhất định với con số 3,7% của hơn 96 triệu người từ 5 tuổi trở lên bị khuyết tật theo cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Trong khi đó, nhiều số liệu về người khuyết tật như 7,8 triệu chiếm khoảng 8% dân số của Bộ Lao động trước đây hay khoảng 10% dân số theo Tổ chức y tế thế giới…

"Mặc dù con số 6,2 triệu người khuyết tật đang được sử dụng như một thông tin chính thống nhưng chưa thực sự đồng nhất trong các số liệu điều tra, khảo sát và ước tính", ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội về Người khuyết tật, cho biết. "Điều này đã và đang tác động trực tiếp đến việc xây dựng, thực thi, giám sát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với người khuyết tật".

Sau 6 năm, Điều tra Quốc gia về NKT năm 2016 không còn phản ánh chính xác thực trạng NKT ở Việt Nam. Những dữ liệu này cần được cập nhật và bổ sung để hỗ trợ tốt hơn việc giám sát các chương trình và chính sách phát triển kinh tế - xã hội có hòa nhập NKT, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về luật và hoạch định chính sách phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là Luật Người khuyết tật sửa đổi, giám sát việc thực hiện luật, chính sách hòa nhập NKT, và Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!