Không cày không có thóc, không học không biết chữ

Không cày không có thóc, không học không biết chữ

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Skip to content

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa Có cày có thóc, có học có chữ là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Ý nghĩa Có cày có thóc, có học có chữ:

  • Có cày có thóc có nghĩa là có đi làm mới có tiền mà ăn uống.
  • Có học có chữ có nghĩa là có học thì mới có nhiều kiến thức – hiểu biết.

Không cày không có thóc, không học không biết chữ

Có cày có thóc, có học có chữ có nghĩa là ám chỉ việc có làm thì mới có ăn đừng có mà ăn không ngồi rồi, nhàn cư vi bất thiện. Cũng như việc có học hành thì mới biết chữ có nhiều kiến thức trang bị cho bản thân để vào đời làm ăn – kiếm sống.

Những người có học hành giỏi dang – tài giỏi thì mai sau này mới thành tài được tạo ra được nhiều của cải có của ăn của để cho bản thân và giúp ích cho gia đình – con cháu của mình. Học không bao giờ là đủ cả có nhiều người dành cả đời để học và nghiên cứu kiến thức cuộc đời.

Đồng nghĩa – Trái nghĩa Có cày có thóc, có học có chữ:

  • Muốn ăn phải lăn vào bếp.

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa Có cày có thóc, có học có chữ là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Không cày không có thóc, không học không biết chữ

Bài viết được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau từ mơ thấy tiền bạc, nhẫn vàng, vòng vàng, vay nợ ngân hàng, cho đến các loại bệnh như cảm cúm, ung thư, đau nhức xương khớp nói riêng hay các loại bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe nói chung (như bệnh trĩ nội - trĩ ngoại, viêm loét tiêu hóa, bệnh đau đầu - thần kinh). Những giấc mơ - chiêm bao thấy bác sĩ - phòng khám bác sĩ hay phẫu thuật..... Nếu có thắc mắc hay sai sót gì hãy liên hệ qua email để được giải đáp.

error: Content is protected !!

Câu tục ngữ “Ăn vóc học hay“khuyên chúng ta phải ăn uống, chú tâm đến sức khỏe thì mới học tập thật tốt. … –Câu thành ngữ” Học một biết mười “khuyên chúng ta chỉ học một ít những kiến thức cơ bản thôi nhưng phải biết liên kết để làm những bài mở rộng,nâng cao tương tự.

-Câu tục ngữ “Muốn biết phải hỏimuốn giỏi phải học” là một lời khẳng định chắc chắn của người xưa. Một khi muốn biết một điều gì đó, chúng ta phải chủ động hỏi và tìm hiểu. Còn việc muốn trở nên giỏi giang và hiểu biết, chắc chắn là phải học rồi.

-Câu ” Không cày không có thóc , không học không biết chữ” nhân dân ta dùng cách nói phủ định để khẳng định một bài học, một chân lí vừa giản dị vừa rõ ràng về làm ăn và học hành: “Không cày không có thóc, không học không biết chữ”. Muốn no ấm thì phải cần cù lao động (cày); lười biếng sẽ đói khổ (khôns có thóc), cũng như không được học, không chịu học thì sẽ ngu si dốt nát (không biết chữ). Mà dốt nát thì sẽ nghèo khổ, không có chỗ đứng trong xã hội văn minh, chỉ là anh vai u thịt bắp!

-Ăn không nên đọi, nói không nên lời là câu thành ngữ chỉ sự vụng về trong việc ăn nói, không biết cách xử sự sao cho đẹp và phù hợp.

              Câu cuối mình không biết ạ             

Khoanh vào chữ cái trước những câu tục ngữ về học tập:

a. Có học mới hay, có cày mới biết.

b. Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.

c. Không cày không có thóc, không học không biết chữ.

d. Cái nết đánh chết cái đẹp.

e. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

Con đọc câu truyện sau đây và trả lời câu hỏi :

Chú Chồn lười học

      “Chồn Mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng Chồn Mướp vẫn không chịu đến trường, suốt ngày chỉ biết rong chơi. Vì được nuông chiều quá, Chồn Mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng.

     Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên Chồn không đọc được. Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác Sư Tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng.

     Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?”. Chồn gật đầu. Được bác Sư Tử khuyên răn và chỉ đường, Chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”                                                                                                                          

                                                                                                                   Sưu tầm

 Bạn Chồn có đọc được chữ trên bảng chỉ đường không ?

A. Có

B. Không

B. Bài làm Nhân dân ta giàu tình nhân ái, cần cù sáng tạo trong lao động, đặc biệt rất hiếu học. Để giáo dục con cháu trong gia đình hiếu học, chăm chỉ học hành, ông bà cha mẹ thường lấy tục ngữ làm bài học sâu sắc, thấm thía. Phương pháp học tập rất phong phú, đa dạng, mục đích học tập vừa thiết thực vừa sâu xa, nên tục ngữ nói về việc học cũng nhiều vẻ. Mỗi câu tục ngữ nói về việc học là một bài học bổ ích đối với mọi người, nhất là tuổi thơ thời cắp sách. Những câu tục ngữ thường ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, hoặc có vần, hoặc có đối, cách so sánh cụ thể, cách liên tưởng hợp lí và thấm thìa, nên rất dễ nhớ, dễ thuộc.   1. Câu tục ngữ: “ Ăn vóc // học hay” chỉ có 4 chữ, chia thành 2 vế đối nhau; chữ “vóc” vần với chữ “học”. ‘Vóc” nghĩa là sức vóc, tầm vóc. Người cao lớn, nở nang, là người có tầm vóc. Người khỏe mạnh, cường tráng là người có sức vóc. “Hay” nghĩa là hiểu biết; biết đọc, biết viết, biết điều hay lẽ phải, có văn hóa, có kĩ thuật, biết ngoại ngữ. Câu tục ngữ thật giản dị, dễ hiểu: có ăn mới khỏe, mới lớn, mới có sức vóc mà lao động, mà làm ăn; có học mới hiểu biết, mới nên người. Không ăn, không có mà ăn thì chết đói cũng như không học thì dốt nát, ngu đần, chỉ làm đày tớ cho thiên hạ.   2. Câu tục ngữ thứ hai có 8 chữ chia thành 2 vế đối nhau, chữ “hay” vần với chữ “cày”: “Có học mới hay // có cày mới biết”. Vế 1 nói về việc học chữ, học văn hóa: vế 2 nói về học trong lao động, học cày, học làm ruộng. Nghề nông là nghề chính rất lâu đời của nhân dân ta. Câu tục ngữ này còn nêu lên bài học: học đi đôi với hành, học văn hóa kết hợp với học trong lao động sản xuất.   3. Câu tục ngữ: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Cần nên nhớ, trong tiếng Việt có các từ ngữ hay đi liền nhau như: học tập, học hành, học hỏi, ăn học v.v… Học là học bài, học trong sách, học thuộc lòng, học ở trường, học ở nhà, học trong cuộc sống. Hỏi là đặt những câu nêu lên những vấn đề chưa hiểu, còn thắc mắc để cho người khác trả lời, giảng giải, giúp ta sáng tỏ, hiểu biết. Có lúc ta tự hỏi mình, tự mình suy nghĩ và giải đáp. Học mà biết hỏi thì mới hiểu sâu, hiểu rộng. Có biết hỏi thì mới thật sự biết học. Vế 1 “muốn giỏi phải học” nhấn mạnh kết quả học tập. Chữ “giỏi” ở đây có nghĩa là giỏi giang, tài giỏi, có kiến thức sâu rộng, có tay nghề, có kĩ thuật cao. Trong thời đại mới, thời đại của tin học, của công nghệ phát triển, câu tục ngữ “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” càng nhiều ý nghĩa và thiết thực. Chữ “phải” điệp lại 2 lần để nhấn mạnh nhiệm vụ, nghĩa vụ của việc học rất quan trọng.   4. Câu thứ tư, nhân dân ta dùng cách nói phủ định để khẳng định một bài học, một chân lí vừa giản dị vừa rõ ràng về làm ăn và học hành: “Không cày không có thóc, không học không biết chữ”. Muốn no ấm thì phải cần cù lao động (cày); lười biếng sẽ đói khổ (không có thóc), cũng như không được học, không chịu học thì sẽ ngu si dốt nát (không biết chữ). Mà dốt nát thì sẽ nghèo khổ, không có chỗ đứng trong xã hội văn minh, chỉ là anh vai u thịt bắp!   5. Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là cách nói ước lệ và cụ thể của dân gian. “Đàng” là đường; “đàng” bắt vần với “sàng” cho dễ nhớ. “Đi một ngày đàng” nghĩa là đi đâu đi đó, thấy được nhiều cảnh, nhiều người, gặp được, quan sát được bao điều hay điều đó trong cuộc sống. “một ngày đàng” là cách nói ước lệ về sự thâm nhập cuộc sống, học trong thực tế xã hội. Có nhà thơ đã viết:  

“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”.

  Thóc phải xay, giã rồi phải giần, sàng mới có hạt gạo. Cối xay, cối giã gạo, cái giần, sàng là những dụng cụ ở nhà quê. “Học một sàng khôn” là cách nói thậm xưng, cụ thể học được nhiều điều hay, điều tốt đẹp trong cuộc sống. Câu tục ngữ khuyên mọi người, ngoài việc học trong sách, học ở trường, còn phải biết học trong thực tế ngoài xã hội. Dân gian còn có câu tục ngữ nhắn nhủ, khích lệ:  

“Đi cho biết đố biết đây,


Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”   6. Phải biết sống có ý tứ. Phải sống khôn ngoan. Phải biết ứng xử một cách văn minh. lịch sự, sống có nhân cách văn hóa. Muốn thế thì phải “học”: “Học ăn, học nói, học gói, học mở’. Có nhiều điểu phải “học”, nhưng điều trước hết là học cách ăn nói trong giao tiếp, ứng xử, phải biết “liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”. “Học ăn, học nói, học gói, học mở’’ để tránh thô lỗ, tục tằn trong ứng xử. Vì thế mới có câu ví, câu ca:  

“Đất tốt trồng cây rườm rà,


Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
Đất xấu trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu ”   Chúng ta, cả người lớn và trẻ em phải “học ăn, học nói, học gói, học mở” để nói lời hay ý đẹp, để giữ gìn và phát triển sự trong sáng và giàu có của tiếng Việt.   7. Các câu tục ngữ trên đều nói rõ: học để làm gì ? học cái gì ? học như thế nào? Hai câu tục ngữ sau đây nói rõ là học ai ? Đó là học thầy và học bạn:  

– ‘’Không thầy đố mày làm nên”.


– “Học thầy không tày học bạn”   Nhờ học thầy, thầy giỏi thì trò mới làm nên, mới thành đạt, mới trở thành người công dân tốt, người lao động tốt, nhà khoa học, nhà quản lí tài ba. Hình ảnh ông thầy sống mãi trong tâm hồn tuổi trẻ của mọi thời đại, mọi chế độ xã hội. Càng học lên cao thì vai trò ông thầy càng quan trọng. Biết “học thầy’ lại còn cần biết “học bạn”. “Học bạn” là một cách học thiết thực làm cho ta tiến mau, có ý thức vươn lên trong học hành. Biết “học thầy” và biết “học bạn” thì chóng giỏi. “Không tày” nghĩa là “không bằng”. Câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn” chỉ là một cách nói, cách so sánh để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “học bạn”. Chứ thật ra, việc “học bạn” không thể thay thế việc “học thầy”. Bởi lẽ, chỉ có thầy giỏi, nhà giáo dục giỏi mới có thể dạy dỗ, đào tạo được học sinh giỏi. Biển học rộng bao la, ta càng thấy vai trò to lớn của người thấy trong nền giáo dục.   Các thầy đồ ngày xưa dạy cho các nho sinh: “Bất học diện tường” (không học như úp mặt vào tường), hoặc:  

“Nhân bất học bất tri lí, ấu bất học lão hà vi”.

 

Nghĩa là: Kẻ vô học thì chẳng biết nghĩa lí; trẻ không học thì về già làm được gì ? Lại có câu cách ngôn: “Sự học là cái chìa khóa mở mọi kho báu trên đời” Có nhà triết học vĩ đại nhắc nhớ: “Học, học nữa, học mãi”.

 

Thiên niên kỉ mới đã bắt đầu. Việt Nam đang trên đà phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ học tập vô cùng quan trọng đối với mọi công dân, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam. Vì thế, nhắc lại, ôn lại một số câu tục ngữ nói về việc học, ta càng thêm thấm thìa và thú vị.