Kinh nghiệm làm việc quản lý nhà hàng

“Khách hàng là Thượng Đế" - Câu nói tưởng chừng quen thuộc ai cũng biết nhưng liệu nhà hàng của bạn đã làm được điều đó? Trong dịp Giáng Sinh, dịp năm mới sắp tới, số lượng khách hàng lớn, làm thế nào để gây ấn tượng với khách? Muốn làm được như vậy, hãy nhớ tuân thủ 4 quy tắc, kinh nghiệm quản lý nhà hàng dưới đây để giúp cho việc quản lý nhà hàng, quán ăn của bạn hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

--- Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet chia sẻ kiến thức hữu ích đến với bạn ---

Kinh nghiệm làm việc quản lý nhà hàng

Xem thêm: 5 “quy tắc vàng” cần biết trong QUY TRÌNH PHỤC VỤ NHÀ HÀNG

1. Quy tắc ghi thực đơn gọi món

Tại Việt Nam, đa số các nhà hàng chưa đặt nhiều sự chú ý vào việc nhận thực đơn gọi món từ khách (Order), vẫn đang áp dụng theo cách quản lý nhà hàng nhỏ. Vì thế dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng phải chờ đợi lâu mà món ăn chưa ra, hoặc ghi nhận sai món cho khách. Việc nhận order từ khách cho dù đơn giản chỉ là ghi lại món ăn và báo với khu vực bếp, thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp có sai sót xảy ra.  Để cách quản lý nhà hàng, quán ăn uống được chuyên nghiệp hơn, chủ nhà hàng cần thiết lập quy trình quản lý nhà hàng theo hướng chuyên nghiệp hóa. Cần phải nắm được một vài quy tắc quan trọng như sau:

Xem thêm: Phần mềm tính tiền nhà hàng, quán ăn ĐƠN GIẢN + DỄ DÙNG

  • Quản lý nhà hàng có trách nhiệm trực tiếp hoặc ủy quyền cho nhân viên việc quản lý sổ gọi món từ thu ngân.
  • Mọi việc bàn giao cần có xác nhận của người nhận vào sổ giao nhận.
  • Trong mọi trường hợp, người đang đảm nhận việc ghi món sẽ không được giao sổ cho những người không có trách nhiệm giữ sổ.
  • Cuối cùng, trong thời gian nhà hàng không phục vụ, sổ gọi món cần được cất giữ cẩn thận.

Rất nhiều cửa hàng ăn uống đã chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý vì thao tác đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho bán hàng. Bạn cũng có thể nhanh chóng đăng ký dùng thử Miễn Phí tại đây để tự đánh giá phương án này nhé.

Không phải ai cũng có kỹ năng quản lý nhà hàng vậy nên bạn cần trang bị một số lưu ý, quy tắc ghi món dưới đây:

  • Nhân viên phải ghi order theo số thứ tự để dễ dàng kiểm soát
  • Sau khi đã nhận đầy đủ order, phải ngay lập tức chuyển tới bộ phận bếp để không kéo dài thời gian khách chờ đợi.
  • Ghi order phải thật rõ ràng và đầy đủ, ghi chú rõ những yêu cầu riêng của khách (Ví dụ: Ít cay, không mì chính, nhiều đường,...).

Kinh nghiệm làm việc quản lý nhà hàng

Xem thêm: 4 kỹ năng cần thiết của nhân viên phục vụ nhà hàng

Một kinh nghiệm quản lý nhà hàng đối với việc ghi order hiện nay rất hiệu quả và chuyên nghiệp đó chính là sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng dành cho lĩnh vực nhà hàng, ăn uống. Khi sử dụng những phần mềm, ứng dụng này bạn có thể ghi lại order một cách chính xác, không sai sót đồng thời yêu cầu sẽ được chuyển trực tiếp cho phòng bếp. Việc quản lý hoạt động order từ xa cũng rất đơn giản, chỉ cần kết nối với tài khoản nhà hàng là mọi giao dịch đều được kiểm soát theo yêu cầu của bạn. Việc sử dụng phần mềm vô hình chung cũng giúp chủ quán thiết lập được quy trình quản lý nhà hàng, có sự kết nối, phân công công việc rõ ràng từng bước giữa các bộ phận. 

2. Quy tắc sử dụng tiền trong giờ phục vụ

Vấn đề tiền bạc nếu không có sự chú ý và những quy tắc riêng thì rất dễ gây ra những trường hợp gây mất lòng lẫn nhau, đặc biệt, nếu có liên quan đến khách hàng thì đây sẽ là rủi ro rất đáng tiếc. Nếu không có những kỹ năng quản lý nhà hàng khéo léo, rất khó để tránh khỏi những trường hợp xấu xảy ra, việc sử dụng tiền trong giờ làm việc cũng cần có những quy định riêng để cách quản lý nhà hàng ăn uống được chuyên nghiệp hơn. Cụ thể như cách quản lý quán ăn nhỏ dưới đây: 

BẠN CÓ BIẾT các nhà hàng, quán nhậu đã chuyển sang dùng Phần mềm tính tiền nhà hàng thay vì cách quản lý thủ công. Điều này giúp GIẢM THẤT THOÁT đáng kể

  • Sau khi nhận tiền thanh toán từ khách, nhân viên phải cầm tiên tới quầy thu ngân ngay.
  • Khi thanh toán tiền cho khách, không được để tiền vào túi hoặc tủ riêng, cũng không được sử dụng tiền riêng để trả tiền cho khách. Nếu có, cần thông báo và được sự đồng ý của quản lý nhà hàng.
  • Trong quá trình phục vụ, nhân viên tuyệt đối không được xin hay có những hành động gợi ý khách hàng cho tiền tip. Nếu khách hàng có ý định tip cho nhân viên, tiền tip cần được chuyển ngay tới quầy thu ngân ngay sau khi nhân viên bàn nhận được và tiến hành xử lý theo quy chế của nhà hàng.
  • Một cách quản lý tiền mặt tại các cửa hàng ăn uống đó chính là sử dụng các két tiền thông minh kết nối trực tiếp với máy bán hàng để theo dõi lượng tiền mặt chính xác theo từng giao dịch.

Xem thêm: Phong cách phục vụ quyết định 90% thành công của Nhà hàng – Quán ăn

3. Quy tắc thanh toán

Kinh nghiệm làm việc quản lý nhà hàng

Thanh toán gần như là bước cuối cùng nhưng cũng là bước rất quan trọng giúp một nhà hàng ghi điểm trong mắt các “thượng khách”. Với cách quản lý nhà hàng ăn uống chuyên nghiệp, quy trình quản lý nhà hàng bằng những quy tắc dưới đây, chắc chắn khách hàng của bạn sẽ hài lòng.

  • Nhân viên phục vụ bàn nào sẽ có trách nhiệm thanh toán cho bàn đó, không thông qua những nhân viên khác trong nhà hàng.
  • Khi thu ngân chuyển hóa đơn, nhân viên phụ trách tại bàn phải kiểm tra lại một lượt các món. Nếu phát hiện những chi tiết không chính xác thì phải yêu cầu thu ngân điều chỉnh lại, tránh để khách hàng nhận được hóa đơn có sai sót.
  • Nhân viên bàn phụ trách thanh toán cần phải nắm được giá trị hóa đơn, số tiền khách phải trả và kiểm tra xem thu ngân đã hoàn trả lại tiền thừa đủ hay chưa. Nếu không, hãy nhắc thu ngân chuyển đủ trước khi gửi trả lại khách hàng.
  • Với bất kì lý do nào, nhân viên thu ngân không được thu thêm tiền của khách. Nếu trong hóa đơn in thiếu thì phải xin lỗi khách và yêu cầu thu ngân ghi/in bổ sung, sau đó mới thu thêm tiền của khách dựa trên hóa đơn đã sửa.

4. Quy tắc khuyến mãi, ưu đãi

Kinh nghiệm làm việc quản lý nhà hàng

Xem thêm: Những chiêu KHUYẾN MẠI "độc" nhà hàng nên ÁP DỤNG NGAY

BẠN CÓ BIẾT: Hiện tại phần mềm bán hàng KiotViet đang có chương trình dùng thử MIỄN PHÍ cho mọi khách hàng với đầy đủ TẤT CẢ CÁC TÍNH NĂNG

Các chương trình giảm giá, khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng là những điều không còn xa lạ trong các nhà hàng ăn uống. Đặc biệt trong những dịp cuối năm, cận kề Giáng Sinh, năm mới như thời điểm này thì các nhà hàng càng đẩy mạnh hơn những chương trình này. Tuy nhiên, không ít nhà hàng gặp những khó khăn trong việc quản lý bởi số lượng khách quá đông hay và những sự thay đổi trong mức giá. Không có quy trình quản lý nhà hàng chuyên nghiệp, nhiều quán xá vẫn quản lý theo cách quản lý nhà hàng nhỏ thông thường. Điều này gây ra không ít bất lợi. 

Để việc kiểm soát dễ dàng hơn, các nhà hàng vẫn thường lựa chọn sử dụng một phần mềm quản lý nhà hàng. Phần mềm này không chỉ giúp các công đoạn gọi món, đặt bếp, thanh toán,... đơn giản hơn mà còn giúp việc kiểm soát nhà hàng những ngày đông khách được chặt chẽ.

Ngoài ra, 2 quy tắc dưới đây sẽ giúp cách quản lý nhà hàng ăn uống chuyên nghiệp hơn: 

  • Nhân viên phục vụ có nhiệm vụ phải thông báo cho khách các chương trình khuyến mãi cho khách hàng.
  • Tất cả nhân viên bộ phận không được đãi người quen, bạn bè ăn miễn phí trừ trường hợp đã được quy định của nhà hàng.
  • Để thông tin về các chương trình khuyến mãi có thể đến được với khách hàng bạn nên sử dụng các kênh mạng xã hội để thông báo rộng rãi.
  • Quản lý các chương trình khuyến mãi bằng phần mềm quản lý bán hàng để tất cả các khách hàng đều được hưởng lợi và bạn hoàn toàn có thể quản lý các chương trình này từ xa một các dễ dàng.

Bài viết trên đây đã giúp các chủ shop biết cách quản lý nhà hàng nhỏ hoặc chuỗi cửa hàng. Thiết lập quy trình quản lý nhà hàng chuyên nghiệp bằng công cụ phần mềm quản lý bán hàng KiotViet. Đừng lo lắng rằng việc bạn không có kỹ năng quản lý nhà hàng sẽ cản trở công việc kinh doanh. Giờ đây, công nghệ đã thay đổi cách quản lý và giúp hạn chế thất thoát, gia tăng lợi nhuận hiệu quả. 

Công việc của quản lý nhà hàng khá nặng, có rất nhiều công việc phải thực hiện trong ngày như: 

- Điều phối các hoạt động trong nhà hàng: Người quản lý phụ trách thâu tóm tất cả các hoạt động trong nhà hàng, giám sát các hoạt động trong nhà hàng để nó có thể diễn ra trơn tru nhất. Đồng thời, phối hợp với các bên liên quan để có thể thực hiện các chiến dịch truyền thông cho nhà hàng. 

Kinh nghiệm làm việc quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng

- Quản lý nhân sự: Quản lý nhà hàng sẽ thực hiện tuyển dụng, đào tạo, phổ biến quy định, phân công công việc, nhắc nhở, thúc giục, điều phối các bộ phận nhân viên phục vụ, tạp vụ, nhà bếp, thu ngân,... khi cần thiết.

- Quản lý doanh thu: Thường xuyên làm việc với bộ phận thu ngân, kế toán để có thể nắm bắt được doanh thu doanh nghiệp trong ngày, tuần, tháng để đánh giá được mức độ hiệu quả trong kinh doanh, giúp nhà hàng điều chỉnh được các phương pháp kinh doanh một cách nhanh nhất. 

- Quản lý hàng hóa: Tìm nguồn nhập nguyên vật liệu uy tín, có giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng từ các nhà cung cấp. Thực hiện quản lý số lượng tồn kho phù hợp, bảo quản trong điều kiện cần thiết để tránh tình trạng hết hạn, ôi thiu, hỏng hóc, gây thiệt hại đến chi phí đầu vào của nhà hàng. 

- Quản lý cơ sở vật chất, tài sản: Theo dõi số lượng, kiểm tra chất lượng các dụng cụ, trang thiết bị. Thu mua bổ sung dụng cụ cần thiết cho nhà hàng. Bên cạnh đó người quản lý còn phải lên kế hoạch sửa chữa, bảo trì những thiết bị dụng cụ hỏng hóc hoặc đến kì phải kiểm tra bảo dưỡng.

Kinh nghiệm làm việc quản lý nhà hàng
Xử lý các khiếu nại từ khách hàng

- Giải quyết khiếu nại: Sẽ có không ít lần nhà hàng sẽ mắc phải sai lầm mà các nhân viên phục vụ không thể xử lý tốt được nên sẽ phải nhờ đến vai trò của người quản lý giúp giải quyết các khiếu nại từ khách hàng, ra các quyết định để hòa giải, đền bù thỏa đáng cho khách. 

Về yêu cầu công việc, quản lý nhà hàng cần phải đảm bảo các kỹ năng sau: 

- Kỹ năng lập kế hoạch: Như đã trình bày ở phần trước, quản lý nhà hàng phải thực hiện nhiều công việc trong một ngày nên họ phải biết kiểm soát công việc của mình, phân chia thời gian trong ngày để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó, không để tồn đọng, phát sinh từ ngày này qua ngày khác. Công việc quản lý sẽ vô cùng bận rộn và căng thẳng nếu không được sắp xếp các nhiệm vụ hợp lý. 

Kinh nghiệm làm việc quản lý nhà hàng
Kỹ năng quản lý thời gian

- Kỹ năng tổ chức, giám sát: Những nhà hàng vào những giờ cao điểm, khách hàng tới đông, khối lượng công việc nhiều nhưng số lượng nhân viên có hạn. Một người quản lý phân công công việc tốt, đúng người, đúng việc sẽ đảm bảo được quá trình phục vụ chu đáo, tận tình cho khách hàng. Như thế, nhà hàng cũng không tốn kém chi phí cho việc tuyển thêm nhân viên, giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp. Người quản lý cần phải lãnh đạo, quan sát được hết tình hình công việc của nhân viên cũng như khách hàng.

- Kỹ năng giao tiếp: Quản lý nhà hàng phải thường xuyên giao tiếp với khách hàng, trao đổi công việc với nhân viên, đàm phán với các đối tác nên kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng. Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt sẽ làm hài lòng khách hàng, nhân viên cũng sẽ thực hiện tốt các công việc và thắng lợi trong các cuộc giao dịch. 

- Ngoại hình: Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là lại ở một vị trí khá cao là quản lý nhà hàng nên ngoại hình là một yếu tố khá quan trọng khi các nhà tuyển dụng vị trí quản lý. 

Kinh nghiệm làm việc quản lý nhà hàng
Yếu tố ngoại hình

- Có khả năng chịu được áp lực trong công việc cũng như tinh thần trách nhiệm. Thêm vào đó, người quản lý còn phải là một người yêu thích công việc nhà hàng khách sạn, có vốn am hiểu về văn hóa, ẩm thực,...

- Một số nhà hàng thường xuyên đón tiếp các khách hàng quốc tế sẽ thường yêu cầu người quản lý phải thành thạo giao tiếp bằng tiếng Anh. Trong công việc người quản lý cũng cần thành thạo máy tính văn phòng, các phần mềm quản lý.

Về yêu cầu bằng cấp, quản lý nhà hàng thường được yêu cầu tốt nghiệp tại các chuyên ngành liên quan như quản trị nhà hàng, khách sạn, marketing,... 

3. Kinh nghiệm để làm tốt quản lý nhà hàng

- Bạn nghĩ quản lý nhân viên theo cảm tính hay lý tính sẽ hiệu quả hơn? 

Kinh nghiệm làm việc quản lý nhà hàng
Quản lý theo cảm tính hay lý tính?

Có những người quản lý sẽ thường dùng sự nghiêm túc, cứng rắn để quản lý tốt đội ngũ nhân viên. Ưu điểm của hình thức này là sẽ giúp nhân viên làm việc rập khuôn, chuẩn chỉnh để không phạm sai lầm. Tuy nhiên, hình thức này hầu hết các nhân viên thường sẽ không thích vì rất bó buộc, nhưng chắc chắn các chủ nhà hàng sẽ rất thích những quản lý "khó tính" như thế. 

Một số khác thì sẽ quản lý bằng sự bảo ban, dạy dỗ, chạm vào lòng của nhân viên. Ưu điểm của hình thức này là người quản lý đó sẽ luôn được lòng nhân viên, nhân viên cũng sẽ gắn bó lâu dài với nhà hàng, họ cũng có tinh thần tự giác trong công việc hơn. Tuy nhiên, vì không bị tạo cảm giác "sợ sai phạm" nên nhân viên có thể buông thả bản thân, thường xuyên vi phạm nội quy. 

Mỗi cách quản lý đều có ưu và nhược điểm riêng, các bạn có thể lựa chọn linh hoạt giữa các phương thức quản lý mà bản thân cho là phù hợp.

- Bạn có ngại khi nhân viên góp ý hay không? 

Nhân viên là những người tiếp xúc với quản lý nhiều nhất, họ cũng làm việc theo sự chỉ đạo của quản lý. Để nhân viên tôn trọng và thực hiện theo đúng những gì cấp trên yêu cầu thì quản lý nhà hàng cần biết lắng nghe những góp ý của nhân viên. Biết được những điều mình làm chưa tốt, chưa hợp lý để hoàn thiện tốt hơn vai trò của một người quản lý. Hãy để nhân viên có thể trình bày ý kiến thông qua các buổi họp giao ban, khuyến khích họ phát biểu, xây dựng để hoàn thiện cơ chế hoạt động trong doanh nghiệp. 

Kinh nghiệm làm việc quản lý nhà hàng
Tạo động lực

- Ngoài ra, người cấp trên cần thường xuyên tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn, không những động lực về kinh tế mà đôi khi chỉ là những lời khuyến khích, lời khen, sự cổ vũ đối với họ để họ có thêm động lực làm việc và gắn bó. 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết về quản lý nhà hàng của chúng tôi. Chúc bạn sẽ sớm có được công việc quản lý nhà hàng tại một môi trường làm việc mình mong muốn. Chúc thành công.

Tổng hợp thông tin tuyển dụng khách sạn nhà hàng

Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây về những thông tin tuyển dụng tại các khách sạn nhà hàng. 

Việc làm khách sạn nhà hàng

Kinh nghiệm làm việc quản lý nhà hàng