Kính ngữ của từ sống trong tiếng Hàn

Kính ngữ của từ sống trong tiếng Hàn
Hình thức kính ngữ - tôn kính trong tiếng Hàn
Sử dụng hình thức tôn kính chủ ngữ khi  chủ ngữ là cấp trên, người có địa vị cao trong xã hội,  người lớn tuổi. Để sử dụng dang tôn kính này chúng ta chỉ cần gắn thêm (으)시 vào gốc V/A. Với các V/A kết thúc bằng nguyên âm thì dùng 시. Với các V/A kết thúc bằng phụ âm thì dùng (으)시. (으)시 có thể kết hợp vs đuôi tôn kính dài như : ㅂ니디 tạo thành 십니다. (으)시 có thể kết hợp đuôi thân mật và ngắn hơn là 어요 tạo thành (으)세요. 보기: 가 + -시- + -ㅂ니다  =  가십니다.           가 + -시- + -어요      = 가세요.           읽 + -시- + -ㅂ니다   = 읽으십니다.           읽 + -시- + - 어요      = 읽으세요. 선생님은 한국어를 가르치십니다 / 가르치세요. Cô giáo dạy tiếng Hàn Quốc. 어버지는 작년에 부산에 가셨습니다 . Bố tôi đến busan vào năm ngoái. Lưu ý : Các bạn có thể thay thế trợ từ chủ ngữ như : 이/가 thành 께서 và 은/는 thành 께서는 . Đây là dạng tôn kính của trợ từ chủ ngữ. Sử dụng khi người nghe là cấp trên, địa vị cao, lớn tuổi hơn. Khi người nghe là người nhỏ tuổi, địa vị thấp hơn nhưng phải dùng kính ngữ cho người nghe nếu là người lạ, mới gặp lần đầu để thể hiện phép lịch sự. Tùy vào mức độ mà chúng ta chia tôn kính người nghe làm 2 dạng : tôn kính và tôn kính thân mật. 보기: 도와주셔서 감사합니다. (tôn kính)           도와주셔서 감사해요. (tôn kính thân mật) Một số động từ V khi chuyển qua hình thức tôn kính không gắn trực tiếp (으)시 mà được thay thế bằng 1 từ hoàn toàn khác: 자다     >> 주무시다. 말하다 >> 말씀하시다. 먹다     >> 잡수시다 / 드시다. 마시다 >> 드시다. 죽다     >> 돌아가시다. 있다     >> 계시다. 나이 = 연세 : Tuổi. 말     = 말씀 : lời nói, từ ngữ. 밥     = 진지 : Cơm, đồ ăn. 사람  = 분 : Người,Vị. 생일  = 생신 : Ngày sinh. 집      = 댁 : Nhà. 이름   = 성함 : Tên. 아내   = 부인 : Vợ. 이/가 >> 께서 은/는 >> 께서는 에게 / 한테   >> 께 선생님 : Giáo viên 사장님 : Giám đốc, chủ tịch 목사님 : Mục sư 교수님 : Giáo sư 박사님 : Tiến sĩ 원장님 : Giám đốc Thay vì gọi nhau là 당신,너,그,그녀,그들, người Hàn thuờng hay xưng hô tên riêng hoặc chức vụ. 당신 thường được sử dụng xưng hô trong quan hẹe vợ chồng. Chỉ dùng 너 trong mối quan hệ thân thiết.
Đừng quên comment bên dưới để giải đáp thắc mắc về bài học nhé !

(Ngày đăng: 08-03-2022 16:35:31)

Kính ngữ thường được sử dụng trong những trường hợp trang trọng hoặc sử dụng khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình.

Kính ngữ trong tiếng Hàn

직접 존대법 ( kính ngữ trực tiếp)

Kính ngữ đối với người nghe là phương thức chọn lời nói phù hợp theo quan hệ với đối phương, của người nói với người nghe. Tuy là trường hợp đề cao người nghe nhưng do biểu thị dưới hình thức là đuôi kết thúc câu không có quan hệ gì đến nội dung của câu.

Mức độ tôn trọng đối với người nghe tùy theo nhà nghiên cưu và theo tiêu chuẩn thì có những mức độ khác nhau. Nhưng thông thường, được chia làm 2 cấp bậc, trường hợp không cần tuân theo qui cách người ta gọi là thể bất qui cách, ngược lại là qui cách.

Kính ngữ của từ sống trong tiếng Hàn
 Cách dùng:

Thể qui cách (격식체)

Thể tôn trọng (존대형)

Dạng này là trường hợp ngoại lệ của kính ngữ với chủ thể. Sử dụng khi hội họp với hình thức công bố hay phát biểu thì người nói sẽ sử dụng kính ngữ với người nghe mà không kính ngữ với chủ thể.

Ví dụ: 2008년에 미국의 대통령인" Bush" 가 베트남을 방문했습니다.

Năm 2008 tổng thống Bush đã đến thăm Việt Nam.

Cũng thường sử dụng đối với những người chưa quen biết hay lần đầu tiên gặp nhau.

Kính ngữ thường được sử dụng trong trường hợp trang trọng hoặc khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình.

Ví dụ: 학생긱다에 갑시다.

Chúng ta cùng đến nhà ăn sinh viên nào.

Thể trung (중립형)

Trường hợp người trên nói với người dưới nhưng không muốn hạ thấp người dưới.

Ví dụ: 지금 바로 회사에 가네.

Bây giờ chúng ta đến công ty ngay.

Những người cùng tuổi, cùng trang lứa thường dùng thể này để thể hiện sự thân thiết, gần gũi với nhau. Những người lớn tuổi khi nói chuyên với nhau thường dùng thể này.

Kính ngữ thường được sử dụng trong trường hợp trang trọng hoặc khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình.

Ví dụ: 우리 집에가 게.

Hãy đến nhà tôi.

네 아들이네. 

Con trai tôi đấy.

Thể thấp (하대형)

Sử dụng khi người trên nói với người dưới hay những người có quan hệ thân thiên với nhau. Và cũng thường được sử dụng trên báo hay tạp chí. Nhưng nó không có nghĩa là hạ thấp người đọc mà chỉ làm cho bài báo trở nên khách quan hơn.

Ví dụ: 란, 우리 집에 가자.

Lan à, hãy đến nhà mình đi.

그 아이가 똑똑하다.

Đứa bé đó thật thông minh.

Thể ngoài qui cách (비격식체)

Sử dụng thể này trong đàm thoại, giao tiếp hằng ngày giữa những người thật sự thân thiết gần gũi.

Thể tôn trọng

Động từ + 아/어/여요

Ví dụ: 도서관에 학생들을 많이 있어요.

Thư viện có rất nhiều sinh viên.

우리 같이 영화를 봐요. 

Chúng ta cùng đi xem phim đi.

Mối quan hệ giữa thể qui cách và thể ngoài qui cách: 2 thể này rất khó để tách biệt rõ ràng. Vì sự phân chia chỉ mang tính tương đối. Vì vậy phải tùy theo hoàn cành mà sử dụng linh hoạt 2 thể này thì tốt hơn.

간접 존대법 (kính ngữ gián tiếp)

Tôn trọng chủ thể (주체 존대번)

Tôn trọng chủ thể là hình thức tôn trọng chủ thể của câu.

Hình thức này được biểu hiện dựa trên tiếp vị ngữ (-시-). Có nghĩa là để tôn trọng chủ ngữ của câu, người nói thường gắn tiếp vị ngữ '-(으)시-' vào sau động từ.

동사(V)+ (으)시

Ví dụ: a) 아버지, 삼촌은 내일 옵니다.

Ba ơi ngày mai chú tới.

b) 어머니, 이모는 아직 안왔어요 .

Mẹ ơi, Dì vẫn chưa đến.

Trong ví dụ a) người nói là "con trai" và người nghe là ông bố. Người ba thì cao hơn chú, do vậy mà đã không được thực hiện hình thức tôn kính. 

Trường hợp b) người nói là đứa con , người nghe là bà mẹ, nhưng do người Mẹ cấp bậc cao hơn so với người Dì thì không được thực hiện hình thức kính ngữ.

Kính ngữ thường được sử dụng trong trường hợp trang trọng hoặc khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình.

Ví dụ:

a) 형님, 할아버지께서십니다.

Anh, ông nội tới.

b) 할아버지,어머니께서 가십니다.

Bố, mẹ tới.

c) 할아버지, 어머니께서 가십니다.

Ông, bố tới.

Trường hợp a) do ông nôi cấp bậc cao hơn người anh nên đương nhiên được thiết lập hình thức kính ngữ. Hai câu b và c trên thực tế người nghe so với chủ thể thì cao hơn. Nhưng chúng ta cũng có thể thấy rằng chủ thể ở đây là những người vốn mang cấp được tôn trọng.

Tôn trọng khách thể (객체 존대법)

Tôn trọng khách thể là hình thức tôn trọng túc từ của câu. Là hình thức tôn trọng mà trong cùng lúc phải thực hiện tôn trọng giữa khách thể với chủ thể, từ sự so sánh chủ thể với khách thể bản thân người nói tự hạ thấp mình hay khiêm nhường đi.

Từ những phương pháp thể hiện tôn trọng khách thể thì trong đó có gắn "께" vào sau từ khách thể đó hay là sử dụng những động từ kính ngữ đặc thù như : "드리다, 여쭙다, 뵙다, 말씀하다...thay thế cho động từ thường "주다, 묻다, 보다, 말하다...

ví dụ:

a) 나는 그 선물을 아버지께 드렸다.

Tôi tặng cho ba món quà đó.

b) 너는 그 일을 아버지께 여주어라. 

Cậu hãy hỏi bố việc đó.

Bài viết sử dụng kính ngữ trong tiếng Hàn được biên soạn bởi giáo viên trung tâm tiếng Hàn SGV

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn