Làm sao để hết it nói

Có những người hướng nội, rụt rè, ít nói nên giao tiếp không được tốt. Cũng có những người dù tự tin nhưng bản tính ít nói nên giao tiếp cũng không hiệu quả. Nếu nằm trong những nhóm này, bạn nhất định phải biết những kỹ năng giao tiếp cho người ít nói dưới đây.

Làm sao để hết it nói
Kỹ năng giao tiếp cho người ít nói giúp bản thân thay đổi tức thì

  • Kỹ năng giao tiếp cho người ít nói: Cách giao tiếp tự nhiên
    • Lưu ý khác
  • Cách tự tin giao tiếp trước đám đông
  • Cách nói nhiều hơn (kỹ năng hoạt ngôn) cho người ít nói
  • Một vài lưu ý khác về kỹ năng giao tiếp cho người ít nói

Vốn là người ít nói, khi trò chuyện, bạn rất dễ ấp úng, nói những từ như ờ, à,… Đây là những từ không mang lại hiệu quả cao khi giao tiếp. Người nghe sẽ bị mất hứng bởi cách nói của bạn thiếu dứt khoát và ngắt ngoãng. Lúc này, bạn nên ngừng lại một chút để suy nghĩ. Hoặc im lặng một chút cũng không thành vấn đề đâu. Đừng quá bối rối.

Nhớ nguyên tắc FORM (Family – Gia đình, Occupation (Nghề Nghiệp), Recreation (Thú tiêu khiển), Motivation (Động lực). Nguyên tắc vàng này sẽ giúp bạn mở đầu câu chuyện một cách dễ dàng và tự nhiên hơn.

Ví dụ: Với gia đình, bạn có thể chủ động hỏi “Bố mẹ em dạo này khỏe không? Nhà có bao nhiêu anh chị em?”. Với nghề nghiệp, bạn có thể hỏi: Anh/em làm nghề gì? Có thích công việc mới không? Đi làm có xa nhà không?,…

Trở thành người nghe giỏi: Lắng nghe giúp bạn nắm được nội dung câu chuyện, phản hồi tốt hơn. Thi thoảng, bạn hãy phản hồi: “Rồi sao nữa?, Chuyện gì xảy ra tiếp theo? cuối cùng thì sao?…

Đừng ngại nói về bản thân: Tập trung nói về sở trường của mình. Hãy để đối phương hiểu rõ hơn về bạn. Đồng thời, nó cũng giúp hai bạn tìm ra những điểm chung. Nhờ đó, cuộc nói chuyện sẽ thú vị hơn, nhiều cái để nói hơn.

  • Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh
  • Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Lưu ý khác

  • Mỉm cười vui vẻ, thoải mái nhất có thể, là kỹ năng giao tiếp cơ bản sẽ khiến cuộc nói chuyện thú vị hơn.
Làm sao để hết it nói
Mỉm cười Vui vẻ sẽ giải phóng tâm lý cho người ít nói
  • Tập nói trước gương và xem phản ứng của chính mình hoặc ghi âm rồi nghe lại. Đây cũng là một cách hiệu quả để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho người ít nói.
  • Đừng quá chú ý về bản thân mình, đừng sợ hãi. Đôi khi chính mình tự tạo áp lực cho mình mà không phải ai khác. Hãy giữ bình tĩnh, có thể trấn an mình rằng “chẳng có gì sợ, cứ nói đi”. Khi tự tin, bạn nói chuyện sẽ tự nhiên hơn.
  • Nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện để chứng tỏ độ chân thành và đáng tin cậy.

Cách tự tin giao tiếp trước đám đông

Là người ít nói, chắc hẳn bạn sẽ rất sợ đám đông? Nhưng đừng lo, “bỏ túi” ngay những mẹo hay ho này.

  • Luyện tập nói trước ở nhà: Nói chậm hơn bình thường để dễ nghe và hiểu. Sau khi quen dần, bạn sẽ tự tin nói trước nhiều người hơn.
  • Thư giãn và thả lỏng cơ thể: Một trong những tình trạng người ít nói, hướng nội hay gặp phải là “đơ” khi đứng trước đám đông. Để tránh tình trạng này, hãy hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Hãy để cơ thể thoải mái, đừng quá lo sợ.
  • Tập trung vào vấn đề chính: Nếu phải thuyết trình, hãy nhớ những ý chính mình cần trình bày.
Làm sao để hết it nói
Luyện nói trước ở nhà, tập trung vào những ý chính giúp bạn tự tin hơn
  • Chủ động tâm lý trước tình huống bất ngờ: “Vẽ” ra các tình huống có thể xảy ra. Khi đã chuẩn bị được tinh thần cho tình huống xấu nhất rồi thì bạn còn sợ gì nữa nhỉ?
  • Giao tiếp bằng mắt: Cách này sẽ giúp bạn ghi điểm kha khá đấy. Khi nói chuyện trước đám đông, nhất là khi tham gia diễn thuyết, hùng biện, bạn nên tập trung vào khán giả. Điều này sẽ giúp họ nhận thấy rằng bạn đang giao lưu với họ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhìn khán giả quá lâu.
  • Kích thích cảm xúc cho người nghe bằng cách nói chuyện thật tự nhiên. Bạn có thể sử dụng các “công cụ” hỗ trợ như: vung tay vừa phải, nắm hờ tay,
  • Bỏ qua các lỗi nhỏ: Khán giả thường tập trung vào những điểm chính chứ không quá quan tâm các lỗi nhỏ. Bởi vậy, bạn không nên lúng túng, bối rối gây gián đoạn buổi thuyết trình.

Cách nói nhiều hơn (kỹ năng hoạt ngôn) cho người ít nói

  • Rất đơn giản. Hãy lên lịch trình cho những buổi “chém gió” để luyện kỹ năng giao tiếp cho người ít nói.

Có thể là những buổi tụ tập với bạn bè, người thân. Mạnh dạn lắng nghe câu chuyện và góp ý. Dần dần bạn sẽ thấy mình trở nên tự tin hơn, nhiều chuyện để nói hơn.

  • Tham gia các câu lạc bộ, hội thảo

Đây là một gợi ý hữu ích không nên bỏ qua cho người ít nói, rụt rè, hướng nội. Bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều người năng động sáng tạo. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có môi trường để trò chuyện, rèn luyện cũng nhiều hơn.

Làm sao để hết it nói
Lên lịch trình cho những buổi “chém gió” để luyện kỹ năng giao tiếp cho người ít nói.
  • Tập nói chuyện phiếm

Đôi khi chỉ là những câu chuyện, câu nói rất đơn giản, tầm phào thôi. Đừng quá quan trọng hóa mọi chuyện. Những câu chuyện phiếm thú vị sẽ khiến mọi người hào hứng hơn, dễ hiểu và chia sẻ hơn là những câu chuyện triết lý hoặc uyên thâm.

  • Tham gia lớp học hoặc tích cực học nhóm

Có thể ban đầu bạn ngại, ít nói chuyện nhưng đừng lo sợ. Hãy tập trò chuyện với những người trong nhóm đều đặn, dù ít hay nhiều. Dần dần, bạn sẽ vượt qua được chứng rụt rè, ít nói, mở rộng quan hệ, thích giao tiếp.

  • Chơi với những đứa bạn nói nhiều

“Học thầy không tày học bạn”. Tìm đâu xa những “đối tác”, cơ hội để rèn luyện khả năng nói. Chơi với những đứa nói nhiều, tám suốt ngày thì trình của bạn cũng lên lúc nào không hay đó.

  • 10 cuốn sách kỹ năng giao tiếp hay bạn nên đọc
  • 99+ câu nói hay về cuộc sống tươi đẹp

Một vài lưu ý khác về kỹ năng giao tiếp cho người ít nói

  • Cần tự mình hoặc nhờ sợ giúp đỡ của người khác để vượt qua chứng sợ hãi.
  • Kiên trì, kiên nhẫn, không nên chán nản, bỏ cuộc sớm.
  • Bỏ chữ “ngại” ra khỏi đầu.
  • Đi chơi, giao lưu, tiếp xúc với mọi người nhiều hơn.
  • Xem các video tạo động lực, gạt bỏ chứng ít nói.
  • Đọc sách để tăng thêm vốn từ, hiểu biết để có kiến thức khi nói chuyện.
  • Đặt ra những thử thách cho chính mình và tự thưởng khi vượt qua được,…

Làm sao để hết it nói

Nơi tìm hiểu, cảm nhận, chia sẻ những hoạt động trải nghiệm, kinh nghiệm áp dụng các Giá Trị Sống cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.