Làm thế nào để tim ngừng đập

Ngưng tim thường xảy ra ở người lớn, đa số là rung thất và nhịp nhanh thất vô mạch. Ở những bệnh nhân này điều quan trọng trong hồi sức tim phổi cơ bản (BLS) là ép tim và phá rung sớm.

  • ​Bệnh tim mạch và chế độ dinh dưỡng
  • ​Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở bệnh tim mạch
  • ​Bỏ bữa sáng dễ dẫn đến các bệnh tim mạch

Làm thế nào để tim ngừng đập

Ngưng tim, ngưng thở thường gặp trong những tình huống: cơn đau tim, điện giật, ngộ độc, tai nạn, đột quỵ, chết đuối, động kinh, ngạt khói…

Khoảng 50% nạn nhân bị ngưng tim không được sơ cứu vì nhiều lý do như: khó khăn trong việc mở và cấp cứu đường thở, sợ lây nhiễm chéo khi thổi miệng qua miệng. Vì vậy, sẽ dễ dàng hơn nếu bắt đầu bằng ép tim.

Nhận diện người bệnh ngưng tim, ngưng thở

Người cấp cứu đầu tiên phải nhanh chóng kiểm tra hiện trường cấp cứu có an toàn không. Nếu hiện trường không an toàn, tiến hành di chuyển người bệnh đến nơi an toàn.

Tiến hành đánh giá người bệnh, cần vỗ mạnh vào vai người bệnh và gọi to để đánh giá người bệnh có đáp ứng hay không, đồng thời quan sát nhanh người bệnh còn thở hay không. Nếu người bệnh không thở hoặc thở không bình thường (thở ngáp cá), kích hoạt hệ thống cấp cứu.

Nếu chỉ có một mình và phát hiện thấy người bệnh bất tỉnh, không thở… cần gọi lớn tìm hỗ trợ. Nếu không có ai trợ giúp, cần khẩn cấp liên lạc hệ thống cấp cứu (gọi 115).

Kiểm tra mạch: dùng 2 ngón tay xác định khí quản, từ khí quản kéo trượt ngón tay về phía mình, đến bên cạnh khối cơ ức đòn chũm của người bệnh, có thể sờ thấy động mạch cảnh.

Sờ mạch cảnh không quá 10 giây. Nếu không thấy mạch cảnh, ngay lập tức bắt đầu hồi sức tim phổi theo trình tự C-A-B (A = Airway, B = Breathing, C = Circulation).

Ép tim ngoài lồng ngực (Circulation)

Đặt người bệnh nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, nếu đang nằm sấp thì cẩn thận lật người bệnh lại. Nếu nghi ngờ người bệnh có chấn thương cột sống cổ, cố gắng lật cả người: đầu, cổ, thân, chân cùng lúc.

Đan xen hai bàn tay lại và đặt vào nửa dưới xương ức, duỗi thẳng khuỷu tay sao cho vai, khuỷu và bàn tay tạo thành đường thẳng.

Tiến hành ép mạnh (ép sâu xuống ít nhất 5cm), ép nhanh với tốc độ ít nhất là 100 lần/phút, hạn chế tối đa việc ngưng ép.

Nếu chỉ có 1 người cấp cứu, tiến hành ép tim và thổi ngạt với tỉ lệ là 30:2.

Mỗi lần ép tim quan trọng là ép đủ sâu (khoảng 5cm) và đảm bảo lồng ngực nở ra hoàn toàn sau mỗi lần ép tim. Điều này sẽ giúp tim đổ đầy máu sau mỗi lần ép.

Mở thông đường thở (Airway)

Kĩ thuật ấn trán-nâng cằm: dùng lòng bàn tay đặt lên trán và ấn ra sau làm ngửa đầu người bệnh, dùng tay còn lại nhấc hàm dưới lên đưa cằm ra trước.

Kĩ thuật đẩy hàm dưới được sử dụng khi nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ.

Thông khí nhân tạo (Breathing)

Có thể thổi ngạt trực tiếp kiểu miệng-miệng, mặt nạ thổi ngạt.

Thổi ngạt: người cấp cứu dùng miệng thổi khí vào phổi người bệnh qua màng lọc, mặt nạ hoặc trực tiếp, thổi chậm trong vòng 1 giây đủ để thấy lồng ngực nhô lên.

Đầu tiên cần thổi 2 nhịp liên tiếp để đánh giá xem đường thở của người bệnh có thông suốt không, nếu không thấy lồng ngực nâng lên nhẹ nhàng thì cần mở miệng để phát hiện có dị vật hay không.

Nếu thông suốt thì chuyển sang ép tim ngay theo tỉ lệ 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt.

Hồi sinh tim phổi cơ bản

Tiếp tục hồi sinh tim phổi và nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất, hoặc đợi cấp cứu 115 đến (nếu đã liên lạc được cấp cứu 115).

Tỷ lệ hồi sinh thành công giảm từ 7-10% sau mỗi phút. Tổn thương não sẽ không hồi phục sau 3-4 phút ngưng tuần hoàn mặc dù tim có thể còn tiếp tục đập sau 2- 3 giờ trong tình trạng thiếu oxy.

Ngừng tim đột ngột có thể do các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh,…

Bệnh nhân đột nhiên ngã quỵ, tim ngừng đập, máu ngừng tưới cho não và các cơ quan trong cơ thể, kết quả chỉ trong 2 giây, bệnh nhân ngừng thở và không bắt được mạch - đó là cơn ngừng tim đột ngột.

Nguyên nhân ngừng tim do đâu?

Nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các cơn ngừng tim đột ngột là do nhịp tim bất thường, khiến hoạt động của tim trở nên hỗn loạn và không thể bơm máu cho các cơ quan trong cơ thể.

Điều kiện có thể gây ra ngừng tim đột ngột:

- Bệnh mạch vành: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngừng tim đột ngột ở những người trên 35 tuổi.

- Bệnh lý của cơ tim: Khiến cơ tim to hơn hoặc dày lên, làm suy yếu chức năng co bóp của tim.

- Hội chứng QT kéo dài và hội chứng Brugada: Là rối loạn hệ thống điện của tim có thể gây ra nhịp tim bất thường.

- Hội chứng Marfan: Rối loạn di truyền này làm tim hoạt động liên tục và trở nên suy yếu.

- Bệnh tim bẩm sinh: Thậm chí nếu bệnh nhân đã từng phẫu thuật tim thì họ vẫn có nguy cơ bị ngừng tim đột ngột.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị ngừng tim bao gồm:

- Giới tính: Nam giới có nhiều nguy cơ bị ngừng tim hơn phụ nữ.

- Tuổi: Nam trên 45 tuổi và nữ trên 55 tuổi có nguy cơ bị ngừng tim cao hơn.

- Tiền sử bản thân hoặc người nhà ngừng tim hoặc nhồi máu cơ tim.

Làm thế nào để tim ngừng đập

Cách xử trí khi ngừng tim đột ngột

Cách xử lý ngừng tim đột ngột

Với hành động nhanh chóng, bệnh nhân có thể sống sót sau cơn ngừng tim đột ngột. Bệnh nhân lập tức phải được hồi sức tim phổi (CPR) và điều trị bằng máy khử rung tim bên ngoài tự động (AED) trong vòng vài phút. Giáo sư tim mạch Gregg Fonarow tại đại học y khoa UCLA's David Geffen cho biết: "Mỗi một giây" xử trí là một chìa khóa quan trọng để cứu sống bệnh nhân".

Gọi ngay cấp cứu nếu có các triệu chứng:

- Đau ngực

- Khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hoặc hàm.

- Khó thở không rõ nguyên nhân

Trong thời gian chờ cấp cứu, người nhà cần theo dõi phản xạ của bệnh nhân, nếu xảy ra bất tỉnh hoặc ngừng thở cần làm hô hấp nhân tạo nhằm giúp máu lưu thông lên não và các cơ quan khác trong cơ thể.

Nếu bạn là người có nguy cơ cao?

Đến cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được lời khuyên về sử dụng thuốc, phẫu thuật, thay đổi lối sống hoặc phương pháp điều trị khác. Đồng thời, một người trong gia đình cần phải được đào tạo về hô hấp nhân tạo trong trường hợp phải sơ cứu khẩn cấp.

Cấy máy khử rung ICD (implantable cardioverter-defibrillator) dưới da gần tim giúp ngăn ngừa ngừng tim đột ngột ở người có nguy cơ cao. Thiết bị này sẽ theo dõi nhịp tim, nếu phát hiện nhịp tim bất thường, máy sử dụng xung điện để khôi phục lại nhịp tim bình thường.

Ngừng tim đột ngột đôi khi xảy ra ở những người không có tiền sử bệnh tim hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Tuy nhiên nhiều thống kê cho thấy, hầu hết những người sống sót sau cơn ngừng tim nhận ra rằng họ đã từng có các triệu chứng của cơn ngừng tim nhưng lại bỏ qua chúng.

Ngừng tim đột ngột ở vận động viên

Ngừng tim đột ngột đôi khi tấn công các vận động viên có vẻ khỏe mạnh, do họ bị mắc các bệnh về tim mạch nhưng lại không được chẩn đoán trước, ví dụ như bệnh cơ tim. Ông Christine Lawless chủ tịch trường Đại học Thể thao Tim mạch Mỹ khuyến cáo, thanh thiếu niên luyện tập thể thao chuyên nghiệp cần được sàng lọc bệnh tim tiềm ẩn, dựa vào tiền sử gia đình, cá nhân, cùng với kỳ thi thể lực.

“Phát hiện sớm vấn đề có thể ngăn ngừa biến cố tim mạch nghiêm trọng như ngừng tim đột ngột”, Lawless nói.

Theo Jen Uscher - WebMD Feature

Nếu tim của bạn đang đập quá nhanh, hãy thử làm theo một số cách gợi ý trong bài viết này để giúp làm giảm và ổn định nhịp tim một cách nhanh chóng, đặc biệt bạn có thể thực hiện tại nhà.

Tim đập nhanh là dấu hiệu của các bệnh tim mạch, bệnh phổi, rối loạn thần kinh tim hoặc dấu hiệu sinh lý của cơ thể, nó thường đi kèm với cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực khó thở. Nếu đây chỉ là hiện tượng tâm sinh lý bình thường để đáp ứng nhu cầu sử dụng oxy của cơ thể như vừa vận động mạnh hay căng thẳng, hồi hộp, thì hoàn toàn không phải điều trị. Tuy nhiên, khi trái tim của bạn đập nhanh một cách thường xuyên bất kể là khi hoạt động mạnh hay nghỉ ngơi thì rất có thể bạn đã mắc chứng rối loạn nhịp tim.

Nhịp tim nhanh được định nghĩa là tình trạng tim đập lớn hơn 100 nhịp/phút. Khi tim đập nhanh không đồng nghĩa với việc máu tống ra khỏi tim nhiều hơn bình thường, mà nó làm cho cơn co bóp của các buồng tim diễn ra quá ngắn khiến máu bị ứ tại tim, trong khi máu đi nuôi cơ thể quá nghèo nàn. Quá trình này diễn ra lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như huyết khối, đột quỵ, suy tim, thậm chí là ngừng tim.

Chính vì các lý do trên, tim đập nhanh buộc phải điều trị. Song song với việc tuân thủ sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng thêm 9 cách giúp ngừng tim đập nhanh dưới đây để giúp kiểm soát nhịp tim tốt hơn.

Cân bằng điện giải giúp hạn chế nhịp tim nhanh

Tim hoạt động co bóp được cũng nhờ vào xung điện tim được tạo ra từ sự chênh lệch điện tích của 4 loại ion quan trọng trong tế bào là K+, Ca2+, Na+, Mg2+. Vì một lý do nào đó, điện tích của các Ion này bị thay đổi có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Chính bởi vậy, cách tốt nhất để hạn chế nhịp tim nhanh là đảm bảo cho nồng độ các ion này luôn cân bằng và ổn định. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, các hoạt chất sinh học tự nhiên có mặt trong một số thảo dược truyền thống như Khổ Sâm có khả năng điều hòa nồng độ của các ion điện giải tại màng tế bào cơ tim, nhờ đó giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm đáng kể tần suất và mức độ của các cơn rối loạn nhịp. Thảo dược này được đánh giá là một liệu pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh, giúp ổn định nhịp tim và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Để tìm hiểu về giải pháp hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim an toàn, hiệu quả từ thảo dược Khổ sâm, bạn hãy gọi điện thoại tới số 1800.646.408 (miễn cước).

Làm thế nào để tim ngừng đập

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống khoa học bổ sung đầy đủ các chất điện giải thiết yếu cho cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng giúp duy trì nhịp tim ổn định. Một số gợi ý về các loại thực phẩm giàu ion mà bạn nên biết:

- Đối với Kali: Các loại trái cây như táo, chuối, cam hay sữa, bánh mì…

- Đối với Canxi: Quả hạnh nhân, bột yến mạch hoặc bổ sung từ sữa, đậu hũ…

- Đối với Natri: Natri có nhiều trong các loại thịt, sản phẩm tử sữa hoặc các loại bánh mì…

- Đối với Magie: Nguồn magie dồi dào nhất là từ các loại hạt hoặc ngũ cốc…

Làm thế nào để tim ngừng đập

Phòng ngừa tim đập nhanh nhờ bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch.

Cách giảm tim đập nhanh bằng chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học không những giúp ổn định nhịp tim mà còn giúp cơ thể phòng ngừa được rất nhiều bệnh tật khác. Ngoài những loại thực phẩm cung cấp chất điện giải nên bổ sung như ở trên, bạn cũng cần tránh những thức ăn không có lợi cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có ga, thực phẩm giàu caffeine…

Cung cấp đủ nước giúp ổn định nhịp tim

Có tới 70% cấu tạo cơ thể người là nước, vì vậy nước rất quan trọng đối với sức khỏe. Nước chính là dung môi cho các chất hoạt động, không đủ nước rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng đánh trống ngực nhẹ, do mất cân bằng điện giải. Chính vì vậy, bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp bạn duy trì được nhịp đập trái tim ổn định. Ngoài phần nước cơ thể hấp thu từ thức ăn, mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít, tương đương 5 – 7 ly nước.

Thuốc giúp làm giảm nhịp tim nhanh hiệu quả

Bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc do bác sỹ kê đơn nếu là nhịp tim nhanh bệnh lý để làm giảm triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng như đột quỵ, huyết khối… Một số nhóm thuốc chính thường được các bác sỹ lựa chọn là thuốc chống loạn nhịp tim (Cordarone), thuốc chẹn kênh calci (Adalat), thuốc chẹn beta (Sectral), thuốc chống đông (Aspirin)… Tuy nhiên bạn cũng không nên đặt quá nhiều niềm tin vào thuốc điều trị, do một số trường hợp thuốc có thể gây tác dụng phụ làm nặng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim.

Có một giải pháp giúp bạn ổn định nhịp tim tự nhiên, giảm các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh hiệu quả nhờ tác dụng tương tự với thuốc chẹn beta giao cảm. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 1800.646.408 (miễn cước) để tư vấn về giải pháp này.

Làm thế nào để tim ngừng đập

Cách giảm nhịp tim tự nhiên: Nghiệm pháp Valsalva

Valsalva là kỹ thuật tây y thường dùng trong các trường hợp chẩn đoán hay điều trị rối loạn nhịp tim. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai, hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh (nhưng không cho ra hơi). Nghiệm pháp này ban đầu có thể làm tim đập nhanh nhưng sau đó nhịp tim sẽ được giảm xuống từ từ. Để an toàn, bạn nên được tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa và nó cũng không được khuyến khích ở những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Ho mạnh giúp nhịp tim nhanh chóng trở lại bình thường

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhằm tạo áp lực đẩy vật lạ ra ngoài qua đường hô hấp. Nhưng bạn có biết ho có thể giúp nhịp tim trở lại bình thường? Đó là trong trường hợp tim đập nhanh do hồi hộp một cơn ho mạnh sẽ tạo áp lực lên lồng ngực làm bạn dễ chịu hơn.

Làm chậm nhịp tim khi rửa mặt bằng nước lạnh

Tát nước lạnh lên mặt làm co giãn mạch máu và gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy mà góp phần ổn định nhịp tim. Hành động tát nước lạnh vào mặt được xem là việc gây sốc thần kinh bằng cơ học, giúp hoạt động của não bộ trở lại tỉnh táo bình thường hơn.

Giảm tim đập nhanh bằng cách thư giãn

Khi rối loạn nhịp tim nhanh là trở thành bệnh lý thì hiện tượng trống ngực có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả khi đang ngủ. Làm người bệnh có xu hướng giật mình và hồi hộp nhiều hơn nữa. Do vậy, tốt nhất bạn nên ngồi thư giãn, tập hít thở thường xuyên, như vậy có thể giảm được phần nhiều triệu chứng hồi hộp của tim đập nhanh.

Làm thế nào để tim ngừng đập

Thư giãn – một cách giúp giảm căng thẳng và ổn định nhịp tim

Tập thể dục đều đặn giúp duy trì nhịp đập trái tim

Nhiều quan niệm cho rằng khi tim đập nhanh là đang làm việc quá sức vì vậy không nên tập thể dục vận động khiến tim làm việc mệt hơn. Quan niệm này hoàn toàn sai lệch, vì trái tim cũng như cơ bắp vậy, tập thể dục đều đặn thường xuyên sẽ giúp cho cơ bắp khỏe mạnh. Đây được xem là giải pháp hàng đầu để phòng ngừa không chỉ bệnh tim mạch mà còn giúp tăng cường sức khỏe phòng chống các bệnh cơ hội khác.

Đôi khi tim đập nhanh lại chỉ là hiện tượng hết sức bình thường và xảy ra ở người không hề có bệnh lý gì về tim, chỉ cần vận dụng tốt một vài cách trên để ổn định nhịp tim, bạn sẽ giảm được lo lắng căng thẳng và cải được hiện tượng đánh trống ngực gây khó chịu. Tuy nhiên nếu rối loạn nhịp tim diễn ra trong thời gian dài, bạn hãy tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn: http://www.mdjunction.com