Learning points nghĩa là gì


CLP có nghĩa là gì? CLP là viết tắt của Liên tục học tập điểm. Nếu bạn đang truy cập phiên bản không phải tiếng Anh của chúng tôi và muốn xem phiên bản tiếng Anh của Liên tục học tập điểm, vui lòng cuộn xuống dưới cùng và bạn sẽ thấy ý nghĩa của Liên tục học tập điểm trong ngôn ngữ tiếng Anh. Hãy nhớ rằng chữ viết tắt của CLP được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ngân hàng, máy tính, giáo dục, tài chính, cơ quan và sức khỏe. Ngoài CLP, Liên tục học tập điểm có thể ngắn cho các từ viết tắt khác.

Tìm kiếm định nghĩa chung của CLP? CLP có nghĩa là Liên tục học tập điểm. Chúng tôi tự hào để liệt kê các từ viết tắt của CLP trong cơ sở dữ liệu lớn nhất của chữ viết tắt và tắt từ. Hình ảnh sau đây Hiển thị một trong các định nghĩa của CLP bằng tiếng Anh: Liên tục học tập điểm. Bạn có thể tải về các tập tin hình ảnh để in hoặc gửi cho bạn bè của bạn qua email, Facebook, Twitter, hoặc TikTok.

Learning points nghĩa là gì

Ý nghĩa của CLP bằng tiếng Anh

Như đã đề cập ở trên, CLP được sử dụng như một từ viết tắt trong tin nhắn văn bản để đại diện cho Liên tục học tập điểm. Trang này là tất cả về từ viết tắt của CLP và ý nghĩa của nó là Liên tục học tập điểm. Xin lưu ý rằng Liên tục học tập điểm không phải là ý nghĩa duy chỉ của CLP. Có thể có nhiều hơn một định nghĩa của CLP, vì vậy hãy kiểm tra nó trên từ điển của chúng tôi cho tất cả các ý nghĩa của CLP từng cái một.

Định nghĩa bằng tiếng Anh: Continuous Learning Point

Bên cạnh Liên tục học tập điểm, CLP có ý nghĩa khác. Chúng được liệt kê ở bên trái bên dưới. Xin vui lòng di chuyển xuống và nhấp chuột để xem mỗi người trong số họ. Đối với tất cả ý nghĩa của CLP, vui lòng nhấp vào "thêm ". Nếu bạn đang truy cập phiên bản tiếng Anh của chúng tôi, và muốn xem định nghĩa của Liên tục học tập điểm bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng nhấp vào trình đơn ngôn ngữ ở phía dưới bên phải. Bạn sẽ thấy ý nghĩa của Liên tục học tập điểm bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng ả Rập, Đan Mạch, Hà Lan, Hindi, Nhật bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, ý, Việt Nam, v.v.

learning key skills

key learning points

key learning objectives

key learning opportunities

the key is learning

key to learning how

Mình tới chỗ hẹn từ sớm trước đó 1 tiếng, mình mong nói chuyện với Cá lắm vì mình hay nghe Ngọc Nhỏ kể, mình nể cá kinh khủng, cả Lan cũng bảo Cá giỏi và thương member lắm. Cơ mà trước giờ mình toàn bị mấy cái định kiến của bản thân làm mình lo sợ đủ điều, cứ như kiểu “Không biết Cá thương member vậy, một đứa newbie ất ơ của team khác thì Cá có thương hông ta :”) Hay kiểu “Lỡ hẹn Cá ra nói chuyện rồi Cá không có gì để nói với mình thì sao chời”

Sau khi order nước ở The Coffee House Nguyễn Huy Tự (trước đó đã lạc sml qua Ngô Gia Tự :”) thì mình cũng tìm được cái TCH mà không trễ giờ. Mình mong gặp Cá quá, hí hí , bình thường toàn nhìn chỉ chạy tới chạy lui trong LCM chứ có bao giờ ngồi nói chuyện đâu ^^ Ôi lần đầu tiên của Min é 🙂 Mình sợ Cá tìm không ra mình nên định gọi điện cho chỉ thì hết tiền, ahihi mình đã ứng tiền và nhắn chỉ một cái tin, 30s sau cái thấy Cá xuất hiện ~

Lúc đầu vào mình còn ngại ngại nên chả biết bắt đầu như nào, sau đó thì không biết tự khi nào chị với mình có quá trời chuyện để nói (rốt cuộc là Min đã làm thâm hết 2 tiếng đồng hồ của chị Cá trong khi chỉ book chị Cá có một giờ từ 6h đến 7h tối thôi, cơ mà lúc rời khỏi TCH thì là 9h luôn :v). Ngồi nói chuyện với Cá mà mình học được một đống thứ, mình được motivate dữ dội, ngộ ra nhiều điều , bỏ bớt một số suy nghĩ (à không, là một nùi thứ suy nghĩ hổng đúng xíu nào).

Yayy, Key learning points để sau này quên mà đọc lại nè Min:

  • Công việc của mình bây giờ là gì? Hmmm, Thực sự thì mình mới feel được gần đây, trước đó thì có nghe mọi người nói bạn EP (Exchange Participant) này, bạn EP kia, chứ đâu có được gặp, được tiếp xúc gì đâu. Công việc thì mình chỉ tìm hiểu qua lý thuyết, qui trình thế này thế kia, lên AIESECHub thì cũng đọc rồi tự assume tự nghĩ thôi chứ cũng không biết nó như nào. Chị Cá nói “Ê nhiều khi tụi mày hỏi nhảm quá tao cũng lười trả lời lắm” Ahihi mình hỏi nhiều thứ cũng nhảm xịt thiệt :”) Mình nên tìm hiểu kĩ hơn về Job của mình, cơ mà Cá nói là sắp hết phase rồi, tự nhiên mình nghĩ đến anh sắp Leave nên buồn buồn.
  • You are the one who is responsible for your growth: Cá biểu, đừng cho ai có cái quyền quyết định xem mình phát triển như nào đừng đòi hỏi OCP là phải có training, feedback đồ cho mình, ủa bản thân mình tự mình lo mà phát triển chứ mắc mớ gì phải dựa dẫm dô người khác dợ ^^
  • AIESEC có chia thành nhiều cục không? Trước khi gặp Cá mình cứ nghĩ, AIESEC là cái tổ chức bự mà trong đó có các cục, mỗi cục làm một việc, và mình làm iGET thì sẽ chả biết gì về các cục khác hết. Sau đó Cá đã ngồi chỉ ra cho mình sự liên quan , giờ thì mình thấy các cục đó siêu gắn với nhau luôn. Ví dụ hồi xưa mình thấy cục Finance ngồi một mình nè, cục BD không biết làm gì nè. Giờ thì biết rồi , BD sẽ phân bố một số người qua support cho iGV, một số support iGET, một số chạy BD, Finance cũng tương tự nè ❤ Giờ mình mới hình dung ra luôn ớ
  • Culture từng Function trong AIESEC nè: iGV thì diversity nè, iGET thì professional , mindset cũng khác nhau nè. Bên chị thì Giver Mindset, bên mình thì Business Mindset. Chị kể về việc làm Buddy bên chị mà làm mình bất ngờ quá, tất cả mọi người đều có trách nhiệm và willing làm buddy, kể cả OCP hay VP đi chăng nữa nè. Cá hỏi: “Em cứ thử đặt em là EP đi, em sang Việt Nam em biết là ở dưới sân bay đang có đứa chờ em, đón em, xách đồ phụ em, hỏi han em, mua sim cho em rồi đưa em về chỗ ở thì em có yên tâm hông, có vui hông. Người ta trả cả ngàn đô qua đây là tình nguyện , làm một cái chuyện mà chả bao giờ một người Việt Nam làm, kể cả tụi bây, tụi bây có rảnh mà bỏ ra mấy tháng trời để mà dạy không công cho ai không? Người ta cũng bằng tuổi mấy đứa, tụi mày nghĩ coi tụi mày năm nhất có dám đi nước ngoài một mình làm tình nguyện không? Phải nghĩ như vậy để mà biết, cái mình làm  nó có ý nghĩa như nào, như là một lời cảm ơn hay đáp lại những gì người ta làm cho mình thôi. Mà tụi bây sướng quá gì nữa, muốn improve tiếng anh có EP cho mà luyện tiếng anh cả ngày hông sướng hả, rồi tự nhiên mình làm đại diện AIESEC đi đón các bạn cũng thấy tự hào chứ, rồi là một người Việt Nam giúp các bạn biết thêm về văn hóa Việt Nam thì ai cũng willing thôi” Nghe thấm quá chị ❤
  • Service và NPS, Expectation: 16 cái Xchange Standard là cái Basic nhất mà mình phải đáp ứng cho người ta, done hết cái đó rồi muốn làm gì làm, quan tâm hỏi han nói chuyện sao thì làm. NPS là cái nhìn thấy được dễ nhất là cái bạn EP đó lúc quay về nước đã có trải nghiệm như thế nào ở Việt Nam . Bản cho 10 nghĩa là bản đã có trải nghiệm tốt ở đây, nhờ vào đó mà cải thiện hơn. Còn về Expectation, đó là cái mà mình phải set trước tất cả mọi thứ, mình set sao thì EP expect vậy thôi ,đâu có sợ expect quá hay không. Như kiểu, em nói trước với bản là Sân bay Việt Nam không có wifi đâu nha, thì lúc đáp xuống bản biết đường bản mượn điện thoại người dân mà điện cho mình chứ im im không nói gì đến khi bản thất vọng thì…
  • OCIP: Culture, em nên tìm hiểu xem trong mắt người khác lúc mà MC mình đi ra ngoài kia nó như nào. Em có thể hỏi những anh chị đi NACO rồi nè, mỗi LC có culture riêng rồi từ đó em xem thử có thể đưa nó ra như nào để LC mình ai cũng có thể thể hiện được nè. Ví dụ tụi nó thấy tự hào vì LC thì sẽ raise voice nhiều hơn chẳng hạn.
  • Em muốn gì khi ở trong AIESEC: Cái đó là cái em phải tự reflect và biết. Đừng để OCP có bất cứ quyền gì ảnh hưởng đến điều đó. Em phải biết là phase tới em muốn phát triển như thế nào, em muốn làm ở đâu. OCP có thể hiểu em, nghe em, nhưng OCP không phải là em.
  • Cá vẫn luôn cảm thấy may mắn khi được vào Đội CTXH, Cá đậu vào đội đồng thời vào AIESEC, tuy nhiên chỉ vẫn sắp xếp được. Chị nói Đội là gia đình, chị quý đội lắm, Kiểu có thể cùng khóc cùng cười, nửa đêm nhắn tin có người đi ăn chung. Chị vẫn sẽ ở lại Đội, support mấy đứa nhỏ. Mấy đứa em, kiểu nhìn tụi nó chạy chương trình mà em sẽ thấy rất tự hào, vui khi thấy tụi nó lớn lên. Mình nhận được tình thương từ anh chị thì giờ mình cũng thương mấy đứa nhỏ như vậy. Chị không yên tâm khi để tụi nó mà không có chị. (tự nhiên mình thấy BEC trong lời chị Cá nói :”)
  • Chị vào mỗi tổ chức chị biết văn hóa tổ chức như nào, AIESEC như một công ty, như kiểu nhìn vào Bitexco sẽ xem xem nó có bao nhiêu tầng, có bao nhiêu công ty, các CEO nào, nếu mình mở công ty thì mình sẽ ở tầng nào. Còn Đội thì sẽ nhìn xem dưới chân Bitexco có bao nhiêu người phải chạy xe ôm hay gánh hàng rong kiếm sống mỗi ngày. Nhờ biết văn hóa và biết mục đích chị ở trong một tổ chức, chị sẽ không nghĩ sai đi hoặc expect quá nhiều, vậy thôi.
  • Đứa cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người là cái đứa dễ bị ghét nhất á: Biết sao hông , nói cho nghe, tại nó có cảm giác không được tin tưởng á, hiểu hông? Ví dụ ha, đứa A ghét đứa B, mày muốn làm hài lòng tất cả đúng hông, thế nào cũng bao gồm đứa A dới đứa B trong đó, thấy chưa J
  • Chuyện bạn bè thì mày tập trung vô cái đứa hiểu mày á, những đứa mà hiểu mày nghe người ta nói gì không hay về mày thì nó sẽ chửi người ta, bảo vệ mày chứ không có cái vụ mà đi nói mày đâu. Nếu nó mà đi nói mày hay chửi mày thì chưa thân đâu, xã giao thôi.
  • Mỗi người có một quan điểm, một tiêu chuẩn đánh giá khác nhau: Mày nghe cái câu 9 người 10 ý chưa, thực chất á là 1 người 9 ý, 10 người 90 ý, mình thấy cái gì đúng với mình, hợp với mình thì mình làm, không thì thôi. Ủa mình thích mặc đồ con trai thì sao phải tỏ ra bánh bèo làm gì, ba mẹ mình sinh mình ra còn chưa nói gì mắc mớ gì người ta nói. Mà cái chuyện mình làm có liên quan gì đến nó đâu, con người sinh ra được ăn được uống được thở là vui rồi, mà cái chuyện mày làm có làm nó bỏ ăn không, có làm nó ngưng thở không, có chết nó không, ba má nó có nghèo đi không, ủa dậy mắc mớ gì quan tâm chi.
  • Mình cứ làm cái gì mình thoải mái, mình thấy vui: Hổng có gì đúng gì sai hết, là do quan điểm tiêu chuẩn của nó thôi. Có đứa nói mày mặc áo trắng đẹp, đứa nói mày mặc áo đen đẹp, không có đúng hay sai gì hết á, mà nó đúng với đứa đó, quan trọng là nó có đúng với mày không, mày làm mày có thấy vui thấy thoải mái không, vui thì làm , hông vui thì thôi. Ờ tao thấy đi ăn với đứa đó tao thấy vui, thấy ngon thì tao ăn, còn đi với nó cơm tao thấy ăn cũng không ngon thì thôi, tao đi một mình, vậy thôi. Nhớ, thấy vui thì làm, không vui thì thồi, mắc mớ gì gồng lên làm mấy thứ mình không thích mình khó chịu chi.

Cảm ơn Cá đã bỏ ra 3 tiếng đồng hồ nghe em nói linh ta linh tinh :3 Lúc ra về Cá còn nói: “Ừa về đi có gì thì cứ nói chị nghe” làm mình cứ cười suốt ý :”) Chạy xuống lầu rồi, dắt xe ra tới đường chạy một đoạn rồi mình mới nghĩ đến chuyện chụp với Cá tấm hình, cỡ mà bình thường là sẽ lại nghĩ “Haiz, thôi Cá EB lận xa xăm lắm, mình nên về thôi” cơ mà câu cuối Cá nói cứ ong ong trong đầu “Vui thì làm, không vui thì thôi”. Chụp hình với Cá mình thấy vui , ờ nên chụp thôi :3

Tối trên đường về mình cứ cười suốt thôi, và quyết định chạy một cái đường hoàn toàn mới về nhà. Trên đường về mình gặp toàn những người dễ thương ❤ ❤ ❤

  • Hú le, Min ơi dề ăn cơm, chị nấu cơm nè, ngon lắm nho ho ho ho :)) (tiếng Lan vọng trong điện thoại)
  • Giờ em đi thẳng qua cái cầu, thẳng suốt rồi rẽ trái theo đường Bạch Đằng về Xô Viết. Tới đó em biết đi rồi đúng không, hay anh chỉ lại cho em nha.
  • Bới cơm đi rồi lên chơi với anh Quẫy với Duyên trên sân thượng kìa.
  • Ừa mẹ biết rồi, chị Cá dạy con nhiều thứ vậy con đã cảm ơn chị chưa.

Ôi một đêm thật dễ thương ❤