Lương nhân viên y tế trường học năm 2022

Chế độ làm việc của nhân viên trường học năm 2022. Những nhân viên làm việc ở trường học mà không phải là giáo viên thì có được hưởng các chế độ giống như giáo viên không? Theo quy định mới của pháp luật đã trao thêm một số quyền lợi cho nhân viên nhà trường. Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của HoaTieu.vn để nắm rõ chế độ làm việc và nghỉ phép của nhân viên trường học.

Quy định về chế độ làm việc của nhân viên trường học

Lương nhân viên y tế trường học năm 2022
Quy định về chế độ làm việc của nhân viên trường học

Nhân viên làm việc tại các bộ phận trong trường học (không phải là giáo viên) như lao công, bảo vệ, văn thư, hành chính, kế toán, thư viện, y tế, thiết bị được gọi chung là nhân viên trường học …

Nhân viên công tác tại nhà trường ngoài được hưởng các quyền lợi theo Bộ luật lao động thì còn có những quyền tương tự như giáo viên theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Đây là những quyền mới được quy định bởi trước đây, nhân viên nhà trường không có những quyền lợi như giáo viên.

Vậy nhân viên nhà trường được hưởng những chế độ, quyền lợi nào? Tất cả nội dung chi tiết có tại phần dưới đây.

2. Chế độ làm việc của nhân viên trường học

2.1. Nhân viên trường học được hưởng chế độ làm việc mới

Nhân viên gồm các nhân viên văn phòng, kế toán, thư viện, y tế, thiết bị (sau này xin gọi chung là nhân viên trường học).

- Căn cứ theo điều 29 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của nhân viên nhà trường như sau:

Điều 29. Quyền của giáo viên, nhân viên

1. Giáo viên, nhân viên có những quyền sau đây:

a) Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.

b) Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

c) Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

d) Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.

đ) Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

e) Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay pháp luật đã quy định cho nhân viên nhà trường các quyền lợi tương tự giáo viên. Trong đó có quyền được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

Do đó, nhân viên nhà trường cũng sẽ được hưởng nguyên lương và phụ cấp như giáo viên trong thời gian nghỉ hè.

Ngoài ra, nhân viên trường học sẽ được nghỉ và hưởng nguyên lương vào các ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương và các ngày nghỉ hàng năm theo quy định của Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.

2.2. Chế độ làm thêm giờ của nhân viên trường học

Về việc làm thêm giờ theo Bộ luật lao động hiện hành thì nhân viên nhà trường có các quyền sau:

- Nhà trường phải thông báo bảng kê trả lương làm thêm giờ cho nhân viên

Cụ thể, mỗi lần trả lương, nhà trường phải thông báo bảng kê trả lương cho nhân viên, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

- Tiền lương làm thêm giờ: Nhân viên làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
  • Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
  • Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.
  • NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định về làm thêm giờ và làm vào ban đêm, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

- Việc làm thêm giờ phải có sự thỏa thuận, đồng ý từ phía nhân viên, nhà trường không được bắt ép nhân viên làm thêm giờ.

Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng (Hiện hành quy định không quá 30 giờ trong 01 tháng).

- Nhân viên nhà trường có quyền từ chối làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt.

Tuy nhiên tùy từng trường hợp, theo yêu cầu công việc mà phải làm việc vào nghỉ lễ, nghỉ hè thì nhà trường vẫn có quyền sử dụng nhân viên. Trong trường hợp này phải thỏa thuận, thông báo cho nhân viên trước. Đồng thời nhân viên cũng nên thông cảm với yêu cầu công việc đặt ra buộc phải thực hiện từ phía nhà trường.

Ví dụ: Nghỉ hè thì nhân viên nhà trường, giáo viên đều được nghỉ, tuy nhiên mùa hè cũng là mùa thi cử của các em học sinh cuối cấp, hay nhà trường phải làm công tác tuyển sinh cho năm học sau... Vì thế do yêu cầu khách quan, không thể không có nhân viên làm việc được. Đây là một trong số những trường hợp mà nhân viên nhà trường phải thực hiện công tác theo sự phân công của nhà trường, tuy nhiên vẫn phải có sự thỏa thuận, bàn bạc, thông báo trước.

Trên đây là một số chia sẻ của HoaTieu.vn về chế độ làm việc của nhân viên trường học. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo nhiều thông tin bổ ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của chúng tôi.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết có liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật và Văn bản pháp luật của HoaTieu.vn.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc các nhà trường thiếu nhân viên y tế liệu công tác phòng chống dịch trong môi trường học đường sẽ như thế nào?

"Dịch bệnh thì đang diễn biến phức tạp, học sinh thì sắp đi học lại - vậy mà cô nhân viên y tế của trường tôi lại xin nghỉ việc. Mấy ngày nay chúng tôi dò hỏi, mời gọi... khắp nơi nhưng vẫn không tuyển được người mới" - hiệu trưởng một trường THCS nổi tiếng ở TP.HCM tâm sự.

Theo lời kể của thầy hiệu trưởng, cô nhân viên y tế học đường này đã bền bỉ làm việc 20 năm nay tại ngôi trường THCS do thầy quản lý. 

"Vậy mà lương của cô tính theo ngạch, bậc chỉ có 5.971.000 đồng, bao gồm cả phụ cấp. Với bối cảnh dịch bệnh như hiện tại, công việc cũng như trách nhiệm của nhân viên y tế học đường rất áp lực và căng thẳng, nhất là việc xử lý các tình huống phát sinh liên quan đến dịch bệnh, khi học sinh đi học lại. Hiện nguồn tuyển nhân viên y tế đã rất eo hẹp rồi, mức lương lại quá eo hẹp nữa nên việc tuyển người mới rất nan giải" - thầy hiệu trưởng phân tích.

Chúng tôi mang câu chuyện trên kể với một số cán bộ quản lý trường phổ thông trên địa bàn TP.HCM, không ngờ có người đã thốt lên: "Sao trường đó giỏi quá, giữ chân được nhân viên y tế tới 20 năm. Chứ ở trường tôi, chỉ 2-3 năm là họ nghỉ việc vì có lời mời làm việc ở các phòng khám tư với mức lương cao hơn gấp 3 lần".

"Và để giữ người, các trường phổ thông bèn giao thêm nhiệm vụ quản lý bữa ăn bán trú, duyệt thực đơn bán trú, làm bảo mẫu… cho nhân viên y tế để họ có thêm thu nhập. Bởi lương của nhân viên y tế học đường hiện nay được tính theo ngạch bậc nhân viên trong đơn vị hành chính, hệ số rất thấp. Nhiều trường phổ thông ở TP.HCM không tuyển được nhân viên y tế học đường, nhiều trường đành phải để giáo viên kiêm nhiệm công tác này" - một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM thừa nhận.

Thật khó hiểu khi công tác y tế học đường mang ý nghĩa rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh nhưng lâu nay ít được các cấp quản lý quan tâm. Theo lời các hiệu trưởng trường phổ thông ở TP.HCM, quy định của Bộ GD-ĐT yêu cầu nhân viên y tế học đường không chỉ tổ chức các hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh mà còn tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh trong trường học. 

Nhưng cái khó ở chỗ nhà trường trả lương thấp quá, sao dám đòi hỏi cao, đành chấp nhận mọi hoạt động chỉ ở mức tương đối. Các trường bộc bạch rằng: chỉ dám yêu cầu nhân viên y tế luôn có mặt tại trường trong giờ hành chính, đảm bảo khi học sinh gặp "sự cố" thì có ngay người xử lý về y tế.

Lại thêm một việc đáng lo: mạng lưới nhân viên y tế chưa đầy đủ và đạt chuẩn, cơ sở vật chất và kinh phí dành cho y tế học đường vẫn còn thiếu thốn có dẫn đến tình trạng gia tăng một số bệnh thường gặp ở lứa tuổi học đường hay không? Chưa kể trên thực tế đã có trường hợp học sinh mắc bệnh nhưng không được y tế học đường phát hiện và xử trí kịp thời, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của học sinh. 

Rồi trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc các nhà trường thiếu nhân viên y tế liệu công tác phòng chống dịch trong môi trường học đường sẽ như thế nào?

Câu trả lời xin dành cho các cấp quản lý…

HOÀNG HƯƠNG

Hiện nay, trường học để có thể hoạt động được cần có sự tham gia của rất nhiều người, không chỉ có giáo viên mà còn những bộ phận khác trong nhà trường cũng góp phần tạo nên sự phát triển của trường học. Nhân viên trường học là một bộ phận quan trọng trong nhà trường nhưng không phải giáo viên. Nhiều người cũng chưa phân biệt được nhân viên trường học và giáo viên khác nhau thế nào. Những chế độ lương, phụ cấp của nhân viên trường học có khác so với giáo viên không? Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp quý khách tìm hiểu những quy định pháp luật hiện nay về phụ cấp cho nhân viên trường học.

  • Điều kiện để được hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật
  • Nhiệm vụ của công chức Tài chính – kế toán cấp xã, phường, thị trấn
  • Chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý như thế nào?

Nhân viên trường học là nhân viên làm việc trong các bộ phận trường học nhưng không phải giáo viên như: kế toán, hành chính, thư viện, văn thư, y tế, bảo vệ, lao công,…

Theo pháp luật hiện nay chưa có quy định riêng về chế độ nghỉ hè cho cán bộ, nhân viên trong nhà trường, vì vậy chế độ làm việc của nhân viên trường học được thực hiện theo Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, nhân viên trường học chỉ được hưởng nguyên lương và được nghỉ vào các ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ có lương và các ngày nghỉ hàng năm theo quy định. Như vậy, nhân viên nhà trường sẽ không được nghỉ hè như giáo viên mà sẽ làm việc, công tác trong thời gian nghỉ hè theo sự phân công, bố trí của Ban giám hiệu.

Bài viết liên quan  Hồ sơ chào hàng cạnh tranh thông thường

Theo Bộ luật Lao động 2012, chế độ làm việc của nhân viên trường học là 8 giờ /1 ngày, không quá 48 giờ /1 tuần. Nhà nước khuyến khích làm việc 40 giờ /1 tuần. Nhà trường có thể sắp xếp cho nhân viên nhà trường làm việc 40 giờ/ tuần và đưa vào hợp đồng lao động. Nếu thực hiện công việc quá số giờ quy định sẽ được hưởng chế độ thêm giờ theo quy định pháp luật.

  • Nhân viên thiết bị, thí nghiệm được áp dụng bảng lương viên chức loại A0 có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89;
  • Nhân viên thiết bị, thí nghiệm được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo công văn số 9552/TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV về cách xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, nhân viên thư viện có trình độ tiến sĩ chuyên ngành thư viện thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp thư viện hạng II.

  • Nếu nhân viên có trình độ thạc sĩ chuyên ngành thư viện thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III.
  • Nếu nhân viên có trình độ cao đẳng chuyên ngành thư viện thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV

Ngoài ra còn có chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với viên chức làm việc trong thư viện, theo thông tư số 07/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ và Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa – Thông tin. 

Nhân viên y tế trường học được hưởng lương tương ứng loại B (hệ số lương 1,86 – 4,06), loại A0 (hệ số lương 2,1- 4,89), theo công văn 3561/BGDĐT-NGCBQLCSGD về hướng dẫn bổ nhiệm, xếp lương đối với viên chức làm công việc hỗ trợ phục vụ trong trường học theo chức danh nghề nghiệp.

Được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại trường học quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP  không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Nếu có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp kỹ sư, kỹ thuật viên theo quy định tại Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV được xem xét để bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp.

Nếu có đủ tiêu chuẩn của các chức danh nghề nghiệp văn thư quy định tại Thông tư 14/2014/TT-BNV được xem xét để bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp.

  • Được được xếp lương tương ứng có hệ số từ 1,86 đến 2,34 áp dụng theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ được sửa đổi tại Nghị định 17/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
  • Về phụ cấp trách nhiệm kế toán thực hiện theo Thông tư số 163/2013/TTLT-BTC-BNV được hưởng phụ cấp trách nhiệm 0,1 nếu là kế toán trưởng thì sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc 0,2.

Bài viết liên quan  Xác định mức độ khuyết tật để hưởng trợ cấp

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về phụ cấp cho nhân viên trường học theo quy định của pháp luật hiện hành. Để biết nhiều hơn về những mức lương, phụ cấp của những nhân viên làm việc trong trường học, khách hành hãy tìm hiểu thêm trong những thông tư, nghị định. Mọi thông tin tư vấn và thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để giải quyết, tư vấn và hỗ trợ.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW

  • Điện thoại: 0931060668 (Mr.Lâu)
  • Email:
  • Website: http://inslaw.vn/

Bạn đang xem bài viết “Phụ cấp cho nhân viên trường học được tính như thế nào? Hệ số ra sao?” tại chuyên mục “Kiến thức chung”