Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp

Đối thoại tại nơi làm việc là gì? Được tổ chức khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 63 BLLĐ năm 2019, đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Cũng theo khoản 2 Điều này, đối thoại tại nơi làm việc được tổ chức trong các trường hợp sau:

- Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

- Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

- Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của BLLĐ năm 2019.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của các bên ngoài những trường hợp nêu trên.

Đối thoại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung gì?

Điều 64 BLLĐ năm 2019 đã quy định cụ thể các nội dung mà các bên có thể lựa chọn để đối thoại tại nơi làm việc bao gồm:

- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

- Điều kiện làm việc (nội dung bắt buộc);

- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;

- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;

Đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

1. Mẫu Biên bản Hội nghị đối thoại tại nơi làm việc:

 

CÔNG TY
………………………………………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  
BIÊN BẢN
ĐỐI THOẠI ĐỊNH KỲ TẠI NƠI LÀM VIỆC
LẦN THỨ ….. NĂM 20…
____________

 

 
Căn cứ Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
Căn cứ quyết định số:.../QĐ-QCDC, ngày …/…/20…của Tổng giám đốc Công ty…………..về việc ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

  - Hôm nay, ngày…….. tháng …….. năm 20……… vào lúc……giờ….phút.
- Địa điểm: Tại:.……………………………………………………
Công ty ………đã tổ chức : ĐỐI THOẠI ĐỊNH KỲ LẦN THỨ … NĂM 20…
- Thành phần tham dự :
+ Đại diện phía NSDLĐ:

- Ông/Bà ……………………………..………………………………….
- Ông/Bà ……………………………..………………………………….
- Ông/Bà ……………………………..………………………………….
- Ông/Bà ……………………………..………………………………….

+ Đại diện tập thể NLĐ:

- Ông/Bà ……………………………..……Chủ tịch CĐCS (Tổ trưởng);

- Ông/Bà ……………………………..………………………………….
- Ông/Bà ……………………………..………………………………….

+ Đại diện Công đoàn cấp trên (Nếu có):…………………………
            + Thư ký Hội nghị:
- Ông/Bà ……………………………..………………………………….
I- NỘI DUNG ĐỐI THOẠI :
1.Nội dung đối thoại phía tập thể NLĐ đưa ra:

+…………………………………………………………………………...
+……………………………………………………………………………
+……………………………………………………………………………
+………………...…………………………………………………………

2.Nội dung đối thoại phía NSDLĐ đưa ra:

+…………………………………………………………………………...
+……………………………………………………………………………
+……………………………………………………………………………
+………………...………………………………………………………….

II- KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI: 
            Sau khi trao đổi, đối thoại thẳng thắn, dân chủ, đúng trình tự, nội dung theo quy định pháp luật và quy chế dân chủ của Công ty. NSDLĐ và tập thể NLĐ đã thống nhất các nội dung đối thoại, như sau;
1. Các nội dung đã thống nhất và biện pháp thực hiện:

+…………………………………………………………………………...
+……………………………………………………………………………
+……………………………………………………………………………
+………………...………………………………………………………….

2. Các nội dung còn ý kiến khác nhau chưa thống nhất, cách thức giải quyết tiếp theo.

+…………………………………………………………………………...
+……………………………………………………………………………
+……………………………………………………………………………
+………………...………………………………………………………….

 
            Hội nghị đối thoại kết thúc vào lúc: … giờ …phút, cùng ngày. Biên bản này được lập thành 04 bản và có giá trị như nhau, mỗi bên tham gia đối thoại giữ một bản, 01 bản niêm yết thông báo trong nội bộ Công ty, 01 bản lưu tại phòng hành chính nhân sự./.

THƯ KÝ ĐẠI DIỆN TẬP THỂ NLĐ
(Chủ tịch CĐ ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN NSDLĐ
(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu Biên bản Hội nghị đối thoại tại nơi làm việc

Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp

được xây dựng theo mẫu tại Công văn số 114/LĐLĐ ngày 7/3/2019 của Liên đoàn Lao động TP Hà Nội về việc ban hành biểu mẫu hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc 

2. Đối thoại tại nơi làm việc

- Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ hoặc khi một bên có yêu cầu.

- Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời điểm tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Điều 9 Nghị định Nghị định 149/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.

Mời các bạn xem thêm: Mẫu Nghị quyết Hội nghị Người lao động