Mẹ của thánh gióng là ai

Show
Về đời Hùng Vương thứ sáu, nước ta bị giặc Ân xâm phạm. Thế giặc đang hăng, quân ta phải rút lui về giữ Vũ Ninh (nay là Hà Bắc). Vua Hùng lo sợ mới lên núi Nghĩa Lĩnh lập đàn tế cáo trời đất xin nhà Trời cho người xuống cứu.

Bỗng từ trên mây xanh có một tiên ông cưỡi trên lưng con rồng vàng, ngó xuống bảo nhà vua:
- Ta là Long Quân, tổ của nhà ngươi đây. Ta đã sai hịch nữ báo cho người cách 3 năm rồi, mà không tu tỉnh để đến nỗi này. Bây giờ muốn thoát nạn ấy thì phải hô hào cả nước cùng đánh.
Nói rồi biến mất luôn.
Hùng Vương về triều, trước tiên sai Lạc Hầu đem lễ đến nhà ngục mời hịch nữ vào cung để nhà vua tạ lỗi. Vị lạc hầu mở cửa ngục, thì không thấy hịch nữ đâu nữa. Ông đành quay về báo với nhà vua. Vua càng lấy làm lạ, trong lòng lo sợ. Bỗng lính canh vào tâu có hịch nữ đợi ngoài cổng thành, muốn gặp nhà vua. Vua mừng rỡ sai đón vào ngày, xin lỗi. Hịch nữ nói:
- Lần trước ta đến báo cho nhà vua biết có giặc phương xa nhòm ngó. Nếu cứ mải vui chơi mà không phòng bị thì chỉ 3 năm nữa mất nước. Nhà vua bảo ta là nói năng nhảm nhí, bắt giam ta. Nay đúng 3 năm rồi đây, thấy thế nào?
Nhà vua nói:
- Tôi quả không biết Đức Long quân sai ngài đến dạy bảo. Đã thấy lỗi lầm. Xin chỉ cho phép chế thắng giặc Ân.
Hịch nữ nói:
- Thì Long Quân đã bảo rồi, còn hỏi gì nữa.
Hùng Vương tỉnh ngộ, bèn hạ lệnh cho 33 hoàng tử đều phải cầm binh khí ra thẳng trận tiền. Cho ngựa lưu tinh đi thúc giục các tù trưởng đem dân binh đi trợ chiến. Lại sai sứ giả đi rao. Mời người tài ra giúp nước.
Thuở ấy ở làng Gióng, hương Phù Đổng, đất Tiên Du có một người đàn bà dẵm phải vết chân thần linh in trên ruộng cà, thụ thai sinh ra một người con trai. Bà mẹ bận việc đồng áng, đặt con vào chiếc chõng treo trên xà nhà. Suốt ba năm cậu bé chẳng biết nói cười, chẳng biết đi, ăn xong nằm ngủ li bì trên chõng.
Khi nghe thấy tiếng sứ nhà vua rao, cậu bé nhảy xuống đất vươn thành người cao lớn, giục mẹ ra mời sứ vào nhà, cậu ta bảo sứ giả:
- Rèn cho ta ngựa sắt, roi sắt, áo nón để ta ra trận giết giặc.
Sứ đi khỏi, cậu đòi mẹ cho ăn. Cậu ăn khoẻ quá, mỗi bữa bảy nong cơm ba nong cà mới đủ no. Thấy vậy cả làng bảo nhau đem gạo cà đến giúp.
Vua Hùng sai sứ đem đồ sắt đến, cậu cáo từ mẹ và dân làng, nhảy lên ngựa phi thẳng đến chỗ giặc Ân. Người làng đang làm lụng ngoài đồng cũng chạy theo giúp sức. Người thì cầm dây, người thì vác cuốc, vác vồ đập đất, có người cầm cả cần câu chạy theo chân ngựa. Ngựa sắt phun lửa đốt, roi sắt quất xuống đầu giặc tới tấp. Roi sắt gẫy cậu nhổ gốc tre mà vụt, tướng giặc Thạch Linh bị giết, tàn quân Ân chạy đến núi Châu Sơn thì tan rã hết. Cậu bé quay ngựa về núi Sóc Sơn cởi nón áo để lại gốc cây bạch đàn, rồi phi ngựa bay thẳng lên trời.
Vua Hùng biết cậu bé là tướng Nhà Trời, phong là Phù đổng Thiên vương, sai lập miếu thờ trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. ở Sóc Sơn cũng lập miếu thờ, dân gian gọi ngài là Thánh Gióng.
Tục truyền rằng giống tre đằng ngà xuất tự Làng Cháy, Tiên Du màu vàng óng là do lửa ngựa sắt phun vào.

1. Thể loại: Truyền thuyết

2. Tóm tắt truyện

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Khi giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, nhà vua cử sứ giả đi tìm người tài giỏi. Cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Sau đó, Gióng ăn rất khỏe, lớn nhanh như thổi. Bà con phải góp cơm góp gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt phun lửa, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng lên núi Sóc Sơn rồi bay về trời. Nhân dân lập đền thờ, hằng năm mở hội làng để tưởng nhớ công lao. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

3. Sự thật lịch sử

Khảo cổ học đã chứng minh sự thật lịch sử liên quan đến truyện "Thánh Gióng" ở một số điểm sau:

  • Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
  • Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.
  • Vào thời Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh đê bảo vệ cộng đồng.

4. Nhân vật

  • Nhân vật chính: Thánh Gióng
  • Nhân vật phụ: bố mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả

NỘI DUNG

Mẹ của thánh gióng là ai

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

1. Các chi tiết tưởng tượng kì ảo

  • Sự sinh thành của Thánh Gióng:

     - Bà mẹ thụ thai chỉ bằng việc ướm vết chân

     - Bà mẹ mang thai 12 tháng mới sinh con (Khác với bình thường mang thai chín tháng mười ngày)

  • Lên ba tuổi, Gióng không biết đi biết nói biết cười.
  • Nghe tiếng sứ giả kêu gọi người tài giỏi đi đánh giặc cứu nước, Thánh Gióng bỗng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên là đòi có vũ khí, áp giáp để đánh giặc.
  • Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no, áo không đủ mặc.
  • Khi có ngựa và vũ khí, chú bé vươn vai thành tráng sĩ.
  • Ngựa sắt phun lửa.
  • Đánh tan giặc, Gióng bay về trời.

2. Ý nghĩa các chi tiết trong truyện

  • Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:

Gióng lên ba mà vẫn không biết nói, nhưng khi nghe tiếng sứ giả thì "bỗng dưng cất tiếng nói" đòi đi đánh giặc. Chi tiết thần kì này mang nhiều ý nghĩa:

     - Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng. Ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.

     - Ý thức đánh giặc, cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.

     - Gióng là hình ảnh nhân dân. Lúc bình thường, nhân dân âm thầm, lặng lẽ cũng giống như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.

  • Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc: thể hiện ý thức đánh giặc của người anh hùng.
  • Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé:

     - Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.

     - Nhân dân ta yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.

     - Cả dân làng đùm bọc nuôi dưỡng Gióng. Gióng không chỉ là con của một bà mẹ mà là của mọi người, của nhân dân. Một người không thể cứu nước mà phải toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh đoàn kết toàn dân.

  • Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: trong tình hình cấp bách, người anh hùng mang sức mạnh của dân tộc phải vươn lên một tầm vóc phi thường như một vị thần mới áp đảo được quân giặc.

     - Giặc đến, thế nước rất nguy, chú bé Gióng đã vươn vai đứng dậy, biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Do đó, cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy.

     - Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.

  • Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: sự khắc phục khó khăn để chống giặc, đánh giặc.

     - Để đánh giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm, cà, lại phải đưa cả những thành tựu văn hóa, kĩ thuật (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến.

     - Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước. Khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí, khi cần giúp nước tre cũng đã hóa thành sức mạnh.

  • Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời

     - Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy. Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.

     - Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng

  • Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. Trong văn học dân gian Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, rất tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
  • Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiên thần thánh (sự ra đời thần kì); sức mạnh của tập thể cộng đồng (bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật (núi non khắp vùng trung châu, tre và sắt).
  • Phải có hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng mới nói được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

MỞ RỘNG

Mẹ của thánh gióng là ai
 
Mẹ của thánh gióng là ai
 
Mẹ của thánh gióng là ai

  • Một số hình ảnh về lễ hội đền Gióng 

      - Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi sinh Thánh Gióng diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 âm lịch.

      - Hội Gióng ở đền Sóc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Hà Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng giêng.

Mẹ của thánh gióng là ai
 
Mẹ của thánh gióng là ai

Mẹ của thánh gióng là ai
 
Mẹ của thánh gióng là ai

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet