Mô hình trang trại khép kín là gì

Tốt nghiệp ĐH Thủy lợi, có 12 năm làm kỹ sư cho công ty lớn, hết vào Nam, ra Bắc theo các công trình, năm 2015, chán cảnh nay đây, mai đó, Bùi Quang Huỳnh (xã Thạch Sơn, Anh Sơn) về quê và quyết chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Ban đầu, Huỳnh dốc vốn vào nuôi gà và vịt đẻ với quy mô 1.000 con, năm đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm chăn nuôi nên Huỳnh chỉ hòa vốn. Đến năm 2017, Huỳnh mở rộng quy mô lên 3.000 con gà thịt, 1.000 con vịt đẻ nhưng không may, gà vướng dịch cúm và chết cả đàn. “Trắng tay, mất sạch còn mất công thuê xe chở gà, đào hố chôn lấp”, Huỳnh cho biết.

Mô hình trang trại khép kín là gì
Nuôi trăn sinh sản khá mới mẻ song Huỳnh cho biết, hiện nay, nhu cầu trăn thịt sử dụng trong đông y, da trăn được dùng trong ngành da giày, túi xách nên rất dễ tiêu thụ. Ảnh: Thanh Phúc

Không nản chí, từ hai bàn tay trắng, Huỳnh vay vốn làm lại từ đầu. Ngoài nuôi gà và vịt, Huỳnh còn đầu tư nuôi lợn nái, lợn thịt, dê, chim trĩ, nuôi cá, trăn sinh sản. Ngoài ra, diện tích đất vườn, Huỳnh trồng 400 cây bưởi, 400 gốc mít, 400 cây vú sữa, dừa và một dàn hoa phong lan khoảng 500 giò lan.

Điểm đáng chú ý nhất của mô hình trang trại khép kín của Bùi Văn Huỳnh là hệ thống cung cấp phân bón, thức ăn sinh học cho cây trồng và vật nuôi, luôn đảm bảo tạo ra những thực phẩm sạch. Huỳnh trồng rau, ngô, cỏ xen trong các vườn cây ăn quả, rồi dùng cỏ xay nhuyễn, trộn với cám, lúa, men tiêu hóa... cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm. Loại thức ăn sinh học này có nhiều ưu điểm như giảm mùi hôi chuồng trại, tăng sức đề kháng và cho thịt ngon hơn.

Mô hình trang trại khép kín là gì
Diện tích ao vừa kết hợp nuôi cá, vừa thả 400 con ba ba, tận dụng thức ăn thừa của gia súc, gia cầm. Đồng thời, cá vặt lại cung cấp thức ăn cho gà, lợn. Ảnh: Thanh Phúc

Cũng nhờ trồng xen cỏ và ngô nên vườn cây ăn quả của Huỳnh không có cỏ dại, giữ được độ ẩm cho đất. Và chất thải của gia súc, gia cầm chính là nguồn phân bón rất tốt cho cây. Gà, vịt hay lợn không may bị chết sẽ là nguồn thức ăn của trăn, các loại cá vặt dưới ao lại là nguồn dinh dưỡng cho 400 con ba ba và lợn, gà, vịt.

Tận dụng khoảng không trên ao cá, Huỳnh đã đầu tư trồng và nhân giống hàng trăm giò lan rừng, thức ăn cho hoa lan là chuối chín, phân dê có sẵn. Từ trồng lan, cũng đem lại cho Huỳnh doanh thu cả trăm triệu đồng/năm.

Mô hình trang trại khép kín là gì
Khoảng không trên mặt ao được Huỳnh thiết kế dàn trồng và nhân giống các loại lan rừng, mang lại thu nhập 70-100 triệu đồng/năm. Ảnh: Thanh Phúc

Đặc biệt, trong 2 năm qua, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, giá lợn giống cao và giá lợn hơi liên tục biến động, song trang trại của Huỳnh vẫn đảm bảo có lãi. Mỗi năm, 50 con lợn nái cung cấp 1.500 con lợn giống để Huỳnh nuôi lợn thịt và cung ứng đều đặn ra thị trường 150 tấn lợn hơi.  

Anh Bùi Văn Huỳnh cho biết: “Với quy mô khép kín, chủ động được con giống, tận dụng được nguồn thức ăn, phân bón theo hình thức quay vòng nên sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt của gia đình hầu hết theo hướng hữu cơ, sạch, an toàn, được thị trường ưa chuộng. Nhờ đó, 3 năm qua, bình quân doanh thu của trang trại là 4-5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương”.

Ông Lịch tham gia mô hình chăn nuôi heo an toàn sinh học kết hợp trồng cây thanh trà, bưởi da xanh khép kín với quy mô bình quân 100 con heo thịt, 10 con heo nái và 2 ha cây thanh trà. Ông giải thích điểm mấu chốt của chăn nuôi heo an toàn sinh học là ở chỗ sử dụng công nghệ vi sinh, đệm lót sinh học, không sử dụng nước tắm cho heo nên chuồng không có mùi, không gây ô nhiễm. Một năm nuôi 2 lứa heo lấy được 20 tấn phân từ đệm lót sinh học bón cho bưởi, thanh trà...

Theo ông Lịch, mấy năm trước, khi đem mô hình này về, có 20 hộ dân đăng ký tham gia nhưng sau đó chỉ còn 3 hộ. Lúc đầu, người dân không biết kinh tế tuần hoàn, chăn nuôi an toàn sinh học là gì. "Không ai nghĩ chăn nuôi heo ở nông hộ, trang trại mà không cần dùng nước tắm cho chúng; không gây ô nhiễm môi trường mà phân lại bán được... Nhưng đó là sự thật, khi mô hình đi vào vận hành, mình mới thấy được rất nhiều ưu điểm của nó" - ông Lịch nhớ lại.

Mô hình trang trại khép kín là gì

Nuôi heo theo mô hình an toàn sinh học của ông Nguyễn Văn Lịch

Khi thành lập tổ hợp chăn nuôi, ông Lịch được Quế Lâm hỗ trợ nguồn vốn xây dựng chuồng trại theo tiêu chuẩn kỹ thuật do tập đoàn này cung cấp, cung ứng vật tư, thức ăn và giám sát kỹ thuật đầu vào. Đầu ra cũng được tập đoàn cam kết bao tiêu với giá cao hơn thị trường.

Sau mỗi lứa heo xuất chuồng, ông Lịch thu 10 tấn phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, không chỉ đủ bón cho cây trồng mà còn xuất bán 1 triệu đồng/tấn. Với 1 ha thanh trà khoảng 200 cây (bình quân mỗi cây thu hoạch 100 kg quả), ông Lịch thu được 600-700 triệu đồng/năm. Cùng với mô hình chăn nuôi heo, trang trại của ông thu lãi bình quân hơn 1 tỉ đồng/năm.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm, cho biết mô hình chăn nuôi, trồng trọt khép kín, an toàn sinh học của doanh nghiệp này áp dụng công nghệ vi sinh hiện đại trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường; sử dụng chế phẩm vi sinh bổ sung vào thức ăn và nước uống, tăng hiệu suất sử dụng thức ăn và tăng tính miễn dịch, chống lại một số vi sinh vật gây bệnh cho vật nuôi; dùng chế phẩm vi sinh bổ sung vào đệm lót sinh học.

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong 13 năm qua, Quế Lâm đã đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ; một tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F tại xã Phong Thu, huyện Phong Điền. Tập đoàn này còn thành lập 3 công ty để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ; cùng với các hợp tác xã và hàng trăm hộ nông dân liên kết sản xuất nông sản hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học với khoảng 500 ha lúa, cây hoa màu các loại, khoảng 250 con heo nái và 5.000 con heo thịt.