Ngại giao tiếp là gì

Các triệu chứng thường bắt đầu vào khoảng 13 tuổi và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nhưng hầu hết mọi người bị chứng bệnh này đều chần chừ ít nhất 10 năm mới đi tìm sự giúp đỡ.

Ngại giao tiếp là gì

Dưới đây là một số trong những dấu hiệu phổ biến nhất của chứng sợ giao tiếp xã hội:

1. Nghĩ rằng bản thân mình đáng xấu hổ

Cho dù sắp gặp một người lạ, hoặc đang bước đi trong đám đông, người bị chứng sợ giao tiếp luôn hình dung ra những kịch bản khủng khiếp. Họ sợ rằng mình sẽ nói hoặc làm điều gì đó sai trái, và họ tưởng tượng ra hành vi đáng sợ của những người khác.

2. tránh những tình huống mà dễ bị phán xét

Chứng sợ giao tiếp xã hội khiến cho người ta thường nghĩ những điều như: "Mọi người sẽ nghĩ mình ngu ngốc", hoặc "Mình sẽ nhầm lẫn hết và mọi người sẽ nghĩ mình là kẻ thất bại". Nỗi sợ bị chối bỏ khiến họ tránh xa các tình huống xã hội không chắc chắn bất cứ khi nào có thể.

3. Chỉ cảm thấy thoải mái với một vài người cụ thể

Hầu hết những người bị chứng sợ giao tiếp xã hội chỉ cảm thấy thoải mái với một vài người cụ thể - như một người bạn thân, cha mẹ, hay anh chị em ruột. Việc tương tác với những người khác có thể dẫn đến sự lo lắng nghiêm trọng. Thường thì việc đi cùng một người "an toàn" đến cửa hàng tạp hóa hoặc một sự kiện đông người sẽ làm cho sự tương tác ít đáng sợ hơn.

4. Lo sợ những người khác sẽ nhận thấy sự sợ hãi của bản thân

Dù là phát biểu trong cuộc họp hoặc cố gắng tâm sự với người quen, những người bị chứng sợ giao tiếp xã hội luôn sợ những người khác nhận thấy sự lo lắng của họ. Họ dễ biểu hiện những triệu chứng thể chất như đỏ mặt, tay ướt đẫm mồ hôi, run tay hoặc khó thở, và họ tin rằng tất cả những người khác có thể biết khi nào họ căng thẳng.

5. Trải qua những nỗi sợ hãi giao tiếp cụ thể

Một số người sợ nói trước đám đông, một số người khác lại cực kỳ lo âu vì những chuyện như viết trước mặt người khác hoặc ăn ở những nơi công cộng. Nhiều người bị chứng sợ giao tiếp cũng sợ nói chuyện qua điện thoại.

6. Chỉ trích các kỹ năng xã hội của bản thân

Những người bị chứng sợ giao tiếp xã hội thường dành nhiều thời gian để phân tích sự tương tác xã hội của họ. Họ tua đi tua lại trong tâm trí các cuộc trò chuyện và soi xét vệc giao tiếp của bản thân, thổi phồng những sai sót và tự phán xét mình một cách khắc nghiệt.

7. Ý nghĩ thường bị bản thân biến thành lời tiên tri

Những suy nghĩ tiêu cực liên quan với chứng sợ giao tiếp xã hội thường tự biến thành những lời tiên tri. Nếu ai đó nghĩ rằng, "Mọi người luôn nghĩ mình kì quặc ", thì điều đó có thể bám chặt lấy anh ta trong giao tiếp xã hội. Sự giữ kẽ khiến người khác nản lỏng khi trò chuyện với anh ta, càng củng cố niềm tin của anh ta rằng mình bị mọi người ghét bỏ.

Làm thế nào để được giúp đỡ

Sợ giao tiếp xã hội là một tình trạng rất khó điều trị. Liệu pháp, thuốc, hoặc kết hợp cả hai thường có thể làm giảm bớt các triệu chứng. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị chứng sợ giao tiếp xã hội, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể loại trừ các vấn đề sức khỏe có thể góp phần vào triệu chứng và giới thiệu bạn đi điều trị tâm lý thích hợp nếu cần thiết.

Cẩm Tú

Theo Huffingtonpost

Hỏi

Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi ạ. Em hay bồn chồn, lo lắng, suy nghĩ. Đi học em không muốn ai nhìn em hay nói chuyện với em. Em muốn ở một mình thậm chí không muốn nghe thầy cô giảng bài mặc dù đó là môn em thích. Em dễ cáu gắt vì một câu hỏi đơn giản như “Sao chưa chịu ăn cơm?”. Đôi lúc tức giận quá là muốn đập phá đồ đạc rồi nghĩ quẩn muốn tự tử cho ba mẹ em hối hận. Em tự ti, ngại tiếp xúc, không muốn tiếp xúc với ai dù là người trong gia đình và bị mất ngủ ạ. Em như vậy là bị sao ạ? Mong bác sĩ sẽ trả lời em sớm ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Đặng Diễm Quỳnh (2002)

Chào bác sĩ. Dạo gần đây con thường xuyên buồn bã mệt mỏi và con hay suy nghĩ tiêu cực 1 vấn đề, con nhạy cảm trong mọi chuyện, con dễ khóc khi ai đó nói 1 điều không tốt đến bản thân thậm chí là la mắng và có suy nghĩ có nên tự tử hay không? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Võ Thị Tố Quyên (2005)

Chào bác sĩ. Em mới lập gia đình, sống chung với gia đình chồng, gần đây em luôn cảm thấy mệt mỏi, lúc nào cũng buồn bã, ngủ nhiều, sụt cân, nghĩ đến cách kết thúc cuộc sống, luôn muốn trốn tránh, không muốn giao tiếp với bất kì ai. Có phải em bị trầm cảm không ạ? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào em Quỳnh!

Với các triệu chứng em nêu có nhiều khả năng em bị trầm cảm. Nhưng để tránh bỏ sót bệnh em nên đến bệnh viện để kiểm tra các bệnh lý thực thể. Nếu kết quả bình thường thì em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được tư vấn điều trị.

Cảm ơn em đã đặt câu hỏi tới website Vinmec.com. Trân trọng.

ThS. BS Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội đa khoa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Ngại giao tiếp là gì

Ngại giao tiếp là gì

Ngại giao tiếp nghĩa là bạn không dám mở lòng, an phận ở trong “vòng tròn an toàn” mà bản thân tự đặt ra. Biểu hiện đầu tiên chính là việc bạn chỉ dám cởi mở với những người thân thiết.

Ngại giao tiếp là gì

Hãy nhớ xem lần cuối bạn nói chuyện quá 5 câu với người lạ là khi nào? Có phải lâu lắm rồi bạn chưa có những mối quan hệ mới? Bạn bè của bạn đều là những người đã quen biết nhiều năm thậm chí là toàn một lũ chí cốt chơi với nhau từ thời để chỏm.

Từng có kỷ niệm xấu khi đứng trước đám đông

Một bài thuyết trình thất bại, một lần nêu ý kiến bị cười chê, thậm chí là một sân khấu ca múa nhạc phường xã từ hồi để chỏm…

Những trải nghiệm quá khứ rất có thể vẫn đang ám ảnh lấy bạn, khiến bạn mất tự tin, sợ hãi việc đối mặt với đám đông và tất nhiên khiến bạn trở nên ngại giao tiếp.

Đây là một triệu chứng tâm lý rất phổ biến, thậm chí ngay cả những người làm nghề thường xuyên tiếp xúc với công chúng cũng có thể gặp phải. Nhẹ như cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, ra mồ hôi trộm còn có cả những trường hợp nặng hơn như khó thở, hốt hoàng, thậm chí sợ hãi tới mức gào khóc khi sắp sửa đối mặt với nhiều người.

Sợ bị người khác đánh giá

Dấu hiệu này cũng có thể là nguốn gốc của chứng sợ đám đông. Bạn là một người rất dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác. Bạn để ý tất cả ánh mắt, hành động, lời nhận xét của mọi người xung quanh và lo lắng trước mọi đánh giá tiêu cực.

Ngại giao tiếp là gì

Tất nhiên đây chính là một trong nhưng lý do gây trở ngại khiên bạn trở nên khó mở lòng và giao tiếp với mọi người.

Không hài lòng với các kĩ năng của bản thân

Bạn cảm thấy kinh nghiệm của mình chưa đủ, kiến thức chưa sâu, cảm thấy xung quanh có nhiều người giỏi giang mà mình chẳng thể nào bì kịp.

Tâm lý tự ti chính là một trong những biểu hiện của người sợ giao tiếp. Bởi vì cảm thấy kiến thức, năng lực của mình chưa đủ nên bạn thoải mái với việc được lắng nghe hơn là chủ động lên tiếng

Dễ bị tác động bởi ý kiến của người khác

Giống như nhân vật của câu chuyện cổ “đẽo cày giữa đường”. Bởi vì bạn thường không dám thể hiện ý kiến và dễ bị mọi người xung quanh tác động nên bạn cũng không có thói quen mở lời để giao tiếp và trình bày ý kiến của mình.

Để tâm lý chi phối kết quả

Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp lo lắng khi làm một việc tới mức nghĩ ra các kết quả tiêu cực. Cuối cũng mọi chuyện diễn ra đúng y như bạn đã suy nghĩ.

Có một thuyế được gọi là “tâm lý tiên tri”. Khi bạn để các vấn deef của cảm xúc chi phối một cách mạnh mẽ, bạn thường xuyên nghĩ tới các khía cạnh tiêu cực. Đến nỗi khi bạn thực sự bắt tay vào việc, bạn mất hết động lực, mất hết mục tiêu, cuối cùng làm việc không hiệu quả.

Né tránh những tình huống dễ bị phán xét

Bạn đã bao giờ thử cảm giác “đứng giữa tâm bão. Làm một hành đôngh thật là nổi loạn, nêu một ý kiến gây tranh cãi, hay đơn giản là chọn phe trong một cuộc tranh cãi hay chưa?

Ngại giao tiếp là gì

Những người ngại giao tiếp thường rất ít khi để bản thân rơi vào những tình huống kể trê. Bởi vì họ không muốn tiếp xúc với nhiều người, ngại phải va đập xã hội nên luôn tạo cơ hội cho bản thân được “dĩ hoà vi quý” hết mức có thể.