Ngành Công nghệ may học những gì

Ngành Công nghệ may học những gì

Nhu cầu ăn mặc ngày càng được nâng cao như hiện nay đã giúp ngành Công nghệ dệt, may trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Công nghệ dệt, may

Công nghệ dệt, may (Mã ngành: 7540204) là ngành chuyên sâu về lĩnh vực may mặc, thỏa mãn nhu cầu may mặc, thời trang của con người. Ngành Công nghệ may đưa ra những sản phẩm thời trang đa dạng, chất lượng thông qua những hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại đảm bảo về chất lượng sản xuất.

Ngành Công nghệ dệt may trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực may và thời trang để làm cơ sở cho việc áp dụng những nguyên lý kỹ thuật và các kỹ năng thực hành vào quá trình tổ chức triển khai sản xuất công nghiệp, khả năng thiết kế đồ họa trang phục. sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành về thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ, thêu vi tính và quản lý sản xuất ngành may, những kỹ năng tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp…

Theo học ngành Công nghệ dệt may, sinh viên sẽ có những kiến thức cơ bản về mỹ thuật và thẩm mỹ trong lĩnh vực may mặc; biết phương pháp thiết kế và may thành thạo các loại sản phẩm may cơ bản, biến kiểu, nâng cao; thiết kế thành thạo và triển khai được các đơn hàng may công nghiệp. Ngoài ra, người học có khả năng nhận biết, phân loại, sử dụng và bảo quản các loại nguyên phụ liệu may; có các kiến thức cơ bản về trang thiết bị ngành may, biết phương pháp vận hành và bảo trì thiết bị…

2. Các trường đào tạo ngành Công nghệ dệt, may

3. Các khối xét tuyển ngành Công nghệ dệt, may

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)

  • A01 (Toán, Lý, Anh)

  • D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)

  • C01 (Toán, Văn, Lý)

4. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ dệt, may

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Lý luận chính trị, quản trị học

2

Giáo dục thể chất

3

Giáo dục quốc phòng-an ninh

4

Ngoại ngữ

5

Toán và khoa học cơ bản

Cơ sở và cốt lõi ngành

1

Kỹ thuật điện

2

Kỹ thuật nhiệt

3

Đồ họa kỹ thuật cơ bản

4

Sức bền vật liệu

5

Cơ học kỹ thuật

6

Nguyên lý máy

7

Nhập môn kỹ thuật dệt may

8

Quản lý sản xuất dệt may

9

Quản lý chất lượng dệt may

10

Marketing dệt may

11

Tiếng Anh CN dệt may

12

Vật liệu dệt may

13

Thực hành kiểm tra và phân tích vật liệu dệt may

14

An toàn lao động và môi trường dệt may

15

Cấu trúc vải

16

Cơ sở mỹ thuật sản phẩm dệt may

17

Đồ án thiết kế

Tự chọn theo chuyên ngành Công nghệ sản phẩm may

1

Công nghệ gia công sản phẩm may

2

Thực hành may cơ bản

3

Thiết kế sản phẩm may theo đơn hàng

4

Thiết kế mẫu sản xuất

5

Thiết bị may công nghiệp

6

Thực hành may nâng cao

7

Công nghệ sản xuất sản phẩm may

8

Thiết kế công nghệ quá trình sản xuất may

9

Thiết kế dây chuyền may

10

Tin học ứng dụng trong sản xuất công nghiệp may

11

Công nghệ SP may từ vật liệu đặc biệt

12

Tổ chức lao động trong công nghiệp may

13

Đo lường may

14

Thiết kế nhà máy may

15

Xử lý hoàn tất sản phẩm may

16

Phân tích hóa học sản phẩm dệt may

17

Đồ án thiết kế nhà máy may

18

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Tự chọn theo chuyên ngànhThiết kế sản phẩm may và thời trang

1

Công nghệ gia công sản phẩm may

2

Thực hành may cơ bản

3

Thiết kế sản phẩm may theo đơn hàng

4

Thiết kế mẫu sản xuất

5

Thực hành may nâng cao

6

Cơ sở tạo mẫu trang phục

7

Thiết kế trang phục

8

Thực hành thiết kế trang phục

9

Tin học ứng dụng trong thiết kế sản phẩm may

10

Nhân trắc học may mặc

11

Vệ sinh trang phục

12

Thiết kế trang phục chuyên dụng

13

Tạo mẫu trang phục

14

Tin học ứng dụng trong tạo mẫu sản phẩm may

15

Thiết kế phát triển sản phẩm may

16

Đồ án phát triển sản phẩm may

17

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học ngành Công nghệ may có thể làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty về may mặc tùy theo trình độ và khả năng như:

  • Trở thành nhà thiết kế, thợ may;

  • Quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý thương hiệu thời trang;

  • Giám sát quy trình sản xuất;

  • Làm việc tại phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng phát triển nghiên cứu mẫu;

  • Đảm nhận các công việc chỉ đạo kỹ thuật, các công tác chuẩn bị sản xuất;

  • Thực hiện việc sản xuất và điều hành sản xuất kinh doanh;

  • Quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may;

  • Nhân viên quản lý đơn hàng xuất nhập khẩu;

  • Lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm;

  • Định mức giá cho sản phẩm và tổ chức quản lý sản xuất đối với những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ;

  • Xây dựng thương hiệu riêng cho mình để phát triển.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Công nghệ dệt, may. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé!

Minh Trâm

Theo Tuyensinhso.vn