Nghị quyết 42 xử lý nợ xấu là gì

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu

28/06/2022 16:59 PM

Tại Nghị quyết 63/2022/QH15, Quốc hội đã đồng ý kéo dài thời gian xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14.

  • >> Giá xăng lập đỉnh mới gần 33.000 đồng/lít từ 15h ngày 21/6/2022
  • >> Trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

Nghị quyết 42 xử lý nợ xấu là gì

Kéo dài thời gian xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nguồn Internet)

Cụ thể, về kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng:

Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 từ ngày 15/8/2022 đến hết ngày 31/12/2023.

Đồng thời, giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng; trình Quốc hội xem xét chậm nhất tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14, đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của Nghị quyết.

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/8/2017 và được thực hiện trong thời hạn 05 năm từ ngày có hiệu lực.

Việc mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quy định như sau:

- Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng liên doanh và tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ.

- Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thỏa thuận với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này mua khoản nợ xấu với giá mua bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập; xử lý, bán, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu này sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý.

- Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu phải thống nhất với tổ chức tín dụng lựa chọn tổ chức định giá độc lập.

Xem thêm nội dung nổi bật tại Nghị quyết 63/2022/QH15.

>>> Xem thêm: Sẽ kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?

Việc bán khoản nợ tại Tổ chức tín dụng cho cá nhân để xử lý nợ xấu có vi phạm quy định pháp luật không?

Thẩm quyền xác định nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thuộc về ai?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Nghị quyết 42 xử lý nợ xấu là gì
Nghị quyết 42 xử lý nợ xấu là gì
8,099

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

  • Đề xuất giảm 1.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (19/06)
  • Tỷ lệ hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ từ năm 2022 (19/06)
  • Bộ Công Thương trả lời về các giải pháp kéo giảm giá xăng, dầu (17/06)
  • Sửa đổi nội dung chi thực hiện công tác cải cách hành chính (15/06)
  • Một số lưu ý khi dự toán nguồn thu ngân sách nhà nước năm 2023 (11/06)
  • Sửa tỷ lệ hao mòn của một số loại tài sản cố định (dự kiến) (08/06)
  • Định mức lao động của dịch vụ sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia (07/06)
  • Trình báo buôn lậu, bán hàng giả được khen thưởng ra sao? (07/06)
  • Bổ sung dịch vụ hàng không do Bộ GTVT định khung giá (31/05)
  • Tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương (30/05)
  • Từ 15h ngày 23/5/2022, giá xăng tăng lên mức cao nhất trong lịch sử (23/05)
  • Nội dung chi thực hiện Khung trình độ quốc gia với giáo dục đại học (19/05)
  • Các loại tài sản công và cách phân loại tài sản công (16/05)
  • Từ 15h ngày 11/5/2022, giá xăng tăng lên sát 30.000 đồng/lít (11/05)
  • Khung giá phát điện năm 2022 (05/05)
  • Từ 15h ngày 04/5/2022, giá xăng tăng khoảng 400 đồng/lít (04/05)
  • Giá xăng tăng trở lại từ 15h ngày 21/4/2022 (21/04)
  • Dự kiến đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP (16/04)

  • Giá xăng lập đỉnh mới gần 33.000 đồng/lít từ 15h ngày 21/6/2022
  • Từ 15h ngày 13/6/2022, giá xăng lập kỷ lục mới hơn 32.000 đồng/lít
  • Giá xăng tăng lên đỉnh mới hơn 31.500 đồng/lít
  • Mục tiêu đến 2030, 15.000 người có chứng chỉ kiểm toán viên
  • Từ 15h ngày 23/5/2022, giá xăng tăng lên mức cao nhất trong lịch sử

  • Từ 15h ngày 11/5/2022, giá xăng tăng lên sát 30.000 đồng/lít
  • Lệ phí cấp biển số xe máy: Xe càng đắt phí càng cao
  • Khung giá phát điện năm 2022
  • Từ 15h ngày 04/5/2022, giá xăng tăng khoảng 400 đồng/lít
  • Rà soát doanh nghiệp phát hành trái phiếu lãi suất cao
  • Hỏi - Đáp: 11 vướng mắc về mã loại hình xuất, nhập khẩu
  • Giá xăng tăng trở lại từ 15h ngày 21/4/2022
  • Một số điểm mới quy định về lệ phí trước bạ tại Thông tư số 13/2022/TT-BTC
  • 100% tổ chức, cá nhân áp dụng hóa đơn điện tử trước ngày 1/7
  • Giá xăng tiếp tục giảm hơn 800 đồng từ 15h ngày 12/4
  • Từ 0h ngày 01/4, giá xăng giảm hơn 1000 đồng/lít
  • TP.HCM thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 01/4/2022
  • Tổng cục Thuế chính thức vận hành Cổng TTĐT dành cho nhà cung cấp nước ngoài và ứng dụng eTax-Mobile
  • Giá xăng giảm từ 15h ngày 21/3/2022
  • Đồng ý ký Hiệp định cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Việt Nam và Trung Quốc