Nghiên cứu các thành ngữ idiom tiếng Anh có chứa các từ ngữ gọi tên động vật animals


Thành ngữ tiếng Anh (Idioms nói chung) là những câu nói ẩn dụ, hoán dụ thú vị trong cuộc sống. Nắm rõ idioms giúp bạn giao tiếp thành thạo như người bản ngữ. Cùng tìm hiểu các thành ngữ liên quan đến động vật muôn màu muôn vẻ nhé.

Nghiên cứu các thành ngữ idiom tiếng Anh có chứa các từ ngữ gọi tên động vật animals

Một số thành ngữ động vật phổ biến

1. Like a fish out of water: Cảm thấy không thoải mái hay bất tiện vì không quen với môi trường xung quanh. 
 

2. Have bigger/ other fish to fry: Có nhiều điều quan trọng hay thú vị hơn để làm.  3. There are plenty more fish in the sea: Vẫn còn nhiều người (vật) tốt như người (vật) mà ai đó đã không thể giành lấy được. Thường hay dùng để động viên một ai đó.  4. A cold fish: Một người dường như không mấy thân thiện.  5. Drink like a fish: Uống nhiều rượu một cách thường xuyên. 6. A chicken-and-egg situation: Một trường hợp mà trong đó rất khó để nói cái nào trong hai cái sinh ra cái còn lại.  7. Run around like a headless chicken: Rất nỗ nực làm điều gì đó, nhưng không tổ chức kỹ càng, dần đến thất bại.  8. Don’t count your chickens before they are hatched: Đừng nên quá tự tin rằng việc gì đó sẽ thành công vì sẽ có thể có biến cố xảy ra.  9. A case of dog eat dog: Các trường hợp trong kinh doanh hay chính trị có cạnh tranh khốc liệt, và các đối thủ không ngần ngại làm hại lẫn nhau để thành công. 

10. Give a dog a bad name: Khi một người đã có tiếng xấu thì rất khó để thay đổi điều đó vì những người khác sẽ tiếp tục nghi ngờ họ.

 

Nghiên cứu các thành ngữ idiom tiếng Anh có chứa các từ ngữ gọi tên động vật animals

11. Be raining cats and dogs: Mưa lớn.  12. As sick as a dog: Bệnh rất nặng.  13. Let sleeping dogs lie: Tránh nhắc đến những chủ đề đã qua trong quá khứ có khả năng gây xung đột hay tranh cãi.  14. Let the cat out of the bag: Tiết lộ bí mật một cách bất cẩn.  15. Like a cat on hot bricks: Rất căng thẳng.  16. When the cat’s away, the mice will play: Khi sếp đi vắng thì các nhân viên bắt đầu thoải mái hơn. 17. Curiosity killed the cat: Được dùng để cảnh báo một ai đó đừng nên cố gắng tìm hiểu thông tin về những thứ không liên quan đến mình.  18. Kill two birds with one stone: Đạt được hai thứ chỉ với một động thái (Nhất tiễn hạ song điêu)  19. A snake in the grass: Một người ra vẻ là bạn tốt nhưng không đáng tin 

20. Like a duck to water: Một cách dễ dàng, không gặp bất kỳ vấn đề khó khăn hay sợ hãi nào. 

Tóm tắt nội dung tài liệu

90<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> Số 11 (229)-2014<br /> <br /> DẤU ẤN VĂN HÓA QUA HÌNH TƯỢNG CON VẬT<br /> TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH<br /> CULTURAL CHARACTERISTICS REVEALED THROUGH IMAGES OF ANIMALS<br /> IN ENGLISH AND VIETNAMESE IDIOMS<br /> NGUYỄN MAI HOA<br /> (ThS; Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội)<br /> Abstract: Apart from being important language units which demonstrate a person’s efficiency in language<br /> use, idioms also express cultural characteristics of a country. Therefore, it is necessary for foreign language<br /> learners to acquire cultural knowledge in order to use idioms effectively. In this research, the author aims to find<br /> out some similarities and differences in Vietnamese and English culture revealed through idiomatic expressions<br /> to help learners use idioms successfully in communication. Idioms with animal expressions are the main data in<br /> this paper as they are quite popular in our daily life. These idioms were collected, compared and synthesized to<br /> find out similar and different meanings of animal expressions in English and Vietnamese which results from<br /> cultural characteristics. This paper also mentions some idioms with equivalent meanings but are expressed in<br /> different ways in these two languages.<br /> Key words: cultural characteristics; English and Vietnamese idioms; animal expressions.<br /> thành ngữ. Cũng theo tác giả, trong nhận thức của<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Khả năng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ người Việt, thế giới động vật được quy chiếu theo bốn<br /> không chỉ phụ thuộc vào năng lực ngôn ngữ mà còn nhóm: trùng (côn trùng), ngư (các loài cá), điểu (các<br /> phụ thuộc vào hiểu biết, kiến thức văn hóa của người loài chim), và thú (các loài thú). Còn theo tác giả Cù<br /> học trong bối cảnh ngôn ngữ đó. Chính sự khác biệt Thị Minh Ngọc (2011), các loài động vật phổ biến<br /> về cách suy nghĩ, quan niệm giá trị, phong tục tập trong tiếng Việt được chia thành các nhóm: 1/ Nhóm<br /> quán,…của từng dân tộc đã gây không ít khó khăn động vật được tôn sùng trong tôn giáo, tín ngưỡng<br /> cho người học ngoại ngữ khi giao tiếp. Vì vậy, để sử (phổ biến là rồng, cá chép, rùa, hạc, cá sấu, rắn,<br /> dụng ngoại ngữ hiệu quả nhất, việc tìm hiểu những cọp…); 2/ Nhóm gia súc (phổ biến là trâu, bò, lợn…);<br /> đặc trưng văn hóa dân tộc là cần thiết và hữu ích. 3/ Nhóm gia cầm (phổ biến là gà, vịt…); 4/ Nhóm vật<br /> Trong bài viết này, chúng tôi khảo sát một vài đặc nuôi trong nhà (phổ biến là chó, mèo…); 5/ Nhóm<br /> trưng văn hóa của hai nước Anh - Việt thông qua động vật rừng núi, thảo nguyên (phổ biến là cọp, voi,<br /> thành ngữ, nhằm giúp người học vận dụng các thành ngựa, gấu….) 6/ Nhóm gặm nhấm (chuột); 7/ Nhóm<br /> ngữ này thuần thục hơn trong giao tiếp.<br /> côn trùng, sâu bọ (ong, bướm, ruồi, muỗi…).<br /> Các thành ngữ được thu thập trong cuốn “Từ<br /> Theo thống kê của tác giả Nguyễn Thị Bảo (2003)<br /> điển thành ngữ tiếng Việt phổ thông” của tác giả trong tổng số 1555 thành ngữ tiếng Việt có thành tố<br /> Nguyễn Như Ý (2002) chủ biên, cuốn “Tuyển tập chỉ con vật, một số loài xuất hiện nhiều nhất bao gồm<br /> thành ngữ-tục ngữ-ca dao Việt Anh thông dụng” của chim (232 thành ngữ), sau đó đến cá và các loại cá<br /> tác giả Nguyễn Đình Hùng (2003), cuốn Oxford (149 thành ngữ), chó (149), trâu (123), gà (113), mèo<br /> Learners’ Dictionary of English Idioms của H.Warren (61), bò (61), ngựa (58), cọp (55), chuột (47), lợn (28),<br /> (1994) và tham khảo từ các nghiên cứu kể trên.<br /> rồng (23), ong (21)… Tương tự như vậy, trong số 463<br /> 2. Hình tượng các con vật trong thành ngữ thành ngữ tiếng Anh có từ chỉ động vật, những thành<br /> tố xuất hiện nhiều nhất là dog (64), bird (58), fish (46),<br /> tiếng Việt và tiếng Anh<br /> horse (46), cat/kitten (37), bull/ox/cow/calf (24),<br /> 2.1. Một số cách phân loại<br /> Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thùy Vân cock/chicken/hen (24), pig (20), rabbit/hare (10)…<br /> (2014), đặc trưng văn hóa dân tộc trong sự nhận thức Còn theo khảo sát của tác giả, trong số 530 thành ngữ<br /> về giới tự nhiên nói chung, thế giới động vật nói riêng tiếng Việt có từ chỉ động vật, thành tố xuất hiện nhiều<br /> được phản ánh khá đậm nét trong ca dao, tục ngữ, nhất là cá (chiếm 14%), chó (11%), trâu (10%), chim<br /> <br /> Số 11 (229)-2014<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> (9%), mèo (9%)… Với các thành ngữ tiếng Anh,<br /> trong tổng số 368 thành ngữ có từ chỉ động vật, thành<br /> tố chiếm tần suất lớn nhất là dog (15%), fish(12%),<br /> horse(9%), cow/ox/bull (7%), bird (7%)… Trong<br /> khuôn khổ bài báo này, tác giả chỉ đưa ra các thành<br /> ngữ có chứa hình ảnh một số loài vật tiêu biểu trong<br /> các nhóm động vật kể trên.<br /> 2.2. Nhóm vật linh<br /> Đầu tiên phải kể tới nhóm động vật được coi là<br /> linh thiêng và tôn sùng trong tôn giáo và tín ngưỡng<br /> người Việt. Từ xa xưa, do điều kiện tự nhiên và xã<br /> hội, người phương Đông sống gần gũi với tự nhiên<br /> nên đã có tín ngưỡng thờ cúng và tôn sùng các loài vật<br /> thiêng, trong đó có những loài tưởng tượng như tứ<br /> linh “long, li (lân), quy, phượng”. Do sinh sống chủ<br /> yếu bằng nông nghiệp, môi trường sống của họ<br /> thường tập trung ở những vùng đồng bằng nằm ở lưu<br /> vực các con sông lớn, nên yếu tố sông nước rất quan<br /> trọng với họ. Theo tác giả Bùi Thị Thanh Mai (2008)<br /> hình ảnh con rồng được sáng tạo với ý nghĩa đầu tiên<br /> là biểu tượng của nước - sự phong đăng, mùa màng<br /> bội thu. Theo truyền thuyết, tổ tiên của người Việt vốn<br /> thuộc dòng dõi rồng tiên, nên con rồng được coi là<br /> biểu tượng thiêng liêng hàng đầu trong văn hóa Việt.<br /> Tuy không phổ biến nhưng hình ảnh con rồng vẫn<br /> xuất hiện trong các thành ngữ Việt chỉ về sự sang<br /> trọng, xuất chúng như “đẹp như rồng bay, phượng<br /> múa” hay “thêu rồng, vẽ phượng”, “chạm rồng, trổ<br /> phượng”, “rồng đến nhà tôm”… Trái lại, theo quan<br /> niệm của phương Tây, con rồng là một biểu tượng<br /> độc ác và thường đại diện cho những sức mạnh xấu<br /> xa, nên không có thành ngữ tiếng Anh nào mang<br /> nghĩa tích cực về hình ảnh này. Tương tự như vậy,<br /> trong từ điển tiếng Việt, “phượng” là loài chim rất đẹp<br /> trong trí tưởng tượng của con người, là “chúa của các<br /> loài chim” (Hoàng Phê, 1997). Trong văn hóa dân<br /> gian Trung Quốc, phượng hoàng là loài vật thần thoại<br /> được tôn kính chỉ sau rồng. Cách tiếp cận biểu trưng<br /> của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều từ văn hóa<br /> Trung Quốc, nên hình ảnh phượng hoàng cũng là một<br /> hình ảnh tích cực biểu trưng cho vua chúa hay những<br /> người có địa vị cao quý, giàu sang trong xã hội (chạm<br /> rồng trổ phượng, gác phượng đài rồng, lông phượng<br /> gót lân), hoặc chỉ nét đẹp tao nhã (mắt phượng mày<br /> ngài). Bên cạnh đó, “phượng” hay “phụng” (chim<br /> trống) xuất hiện bên cạnh loan (chim mái) tạo thành<br /> biểu tượng của những cặp vợ chồng hạnh phúc (chăn<br /> <br /> 91<br /> <br /> loan gối phượng, loan phụng hòa minh). Trong các<br /> thành ngữ tiếng Anh người viết khảo sát, chưa có<br /> thành ngữ nào có hình ảnh “phượng’ (phoenix).<br /> 2.3. Nhóm gia súc<br /> Nhóm động vật tiếp theo được nhắc tới là là nhóm<br /> gia súc phổ biến, mà tiêu biểu là trâu, lợn (với người<br /> Việt Nam), và ngựa (với người Anh). Trong tâm thức<br /> người Việt thời xưa, “phú” được gắn với nông. Tâm lí<br /> đó đã tồn tại bền vững từ bao đời qua những câu<br /> truyền miệng như “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy<br /> rông, nhất nông nhì sĩ”. Ở một nền văn hóa trọng<br /> nông như vậy, các loài gia súc chính là một dấu hiệu<br /> đặc thù về vị trí xã hội của gia chủ. Bên cạnh đó, đặc<br /> trưng văn minh lúa nước khiến cho hình ảnh con trâu<br /> trở thành hình ảnh thân thiết gắn bó nhất với người<br /> nông dân Việt Nam, hình ảnh này xuất hiện với tần<br /> suất cao trong các thành ngữ, chiếm vị trí cao về sự đa<br /> nghĩa.<br /> “Trâu” được dùng như một biểu tượng về sự giàu<br /> có, một tài sản quan trọng đối với người nông dân.<br /> Người có của là người có “ba bò chín trâu”, “ruộng<br /> sâu trâu nái”. Người Việt dùng hình tượng con trâu để<br /> liên tưởng đến những phẩm chất tốt đẹp của người<br /> nông dân như cần cù, chịu khó (làm việc như trâu),<br /> khỏe mạnh (khỏe như trâu), bản lĩnh (có ăn có chọi<br /> mới gọi là trâu), không ngại gian khổ (trâu hay chẳng<br /> ngại cày trưa), sẵn sàng tương trợ (trâu béo kéo trâu<br /> gầy). Tuy nhiên, “trâu” cũng có một số nét nghĩa âm<br /> tính khi đại diện cho những người chịu nhiều gian khổ<br /> thiệt thòi (làm thân trâu ngựa, thân trâu bò), hoặc khi<br /> dùng để chỉ những người ngốc nghếch, kém hiểu biết<br /> như (đàn gảy tai trâu) hay ăn ở bẩn thỉu (bẩn như trâu<br /> đầm), có vẻ ngoài thô kệch xấu xí (béo như trâu<br /> trương). Trái lại, hình ảnh con trâu không hề xuất hiện<br /> trong thành ngữ tiếng Anh. Theo tác giả Nguyễn<br /> Thanh Tùng (2000), “trong khoảng 5500 thành ngữ<br /> Anh được khảo sát, từ “trâu” (buffalo) không xuất<br /> hiện lần nào”. Đây là một lí do dễ hiểu, vì con trâu chỉ<br /> là một hình ảnh quen thuộc với những quốc gia gắn<br /> bó với văn mình nông nghiệp, lúa nước, với hình ảnh<br /> “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Còn ở những<br /> quốc gia có nền “văn hóa gốc du mục” lâu đời như<br /> Anh (theo cách phân chia của tác giả Trần Ngọc<br /> Thêm (2004)), với hệ thống đường bộ phát triển, loài<br /> gia súc phổ biến từng được dùng như phương tiện đi<br /> lại quan trọng nhất chính là ngựa. Do đó, rất nhiều các<br /> thành ngữ tiếng Anh dùng hình ảnh con ngựa với nét<br /> <br /> 92<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> nghĩa tích cực. Trong tâm thức của người Anh, ngựa<br /> là con vật khỏe mạnh (as strong as a horse), đáng tin<br /> cậy (from the horse’s mouth), chăm chỉ không nề hà<br /> (a willing horse), là tài sản cần được giữ gìn (to shut<br /> the stable door after the horse has bolted), là vẻ ngoài<br /> khiến người ta cảm thấy kiêu hãnh (a beggar on<br /> horseback). Có thể nói nếu người Việt gắn bó với hình<br /> ảnh con trâu thì người Anh gắn bó với con ngựa. Điều<br /> đó lí giải tại sao, khi khuyên răn con người không làm<br /> chuyện ngược đời, vô ích, người Việt có câu “Đừng<br /> đặt cái cày đi trước con trâu”, còn người Anh có thành<br /> ngữ “Don’t put the cart before the horse” (Đừng đặt<br /> chiếc xe trước con ngựa). Trong lịch sử của người<br /> Việt Nam, ngựa cũng là một loại phương tiện di<br /> chuyển quan trọng, nhưng thường dùng trong chiến<br /> trận, vì vậy hình ảnh con ngựa thường biểu tượng cho<br /> lòng kiêu hãnh, khí phách anh hùng, dũng mãnh như<br /> “thiên binh, vạn mã”, “đơn thương, độc mã”.<br /> “Ngựa”cũng là phương tiện đi lại của những người<br /> giàu sang (chuông vạn ngựa nghìn, lên xe xuống<br /> ngựa). Ngoài ra, trong một số thành ngữ Việt Nam,<br /> hình ảnh con ngựa cũng được dùng với nghĩa tiêu cực<br /> như “ngựa quen đường cũ”, “đầu trâu, mặt ngựa”,<br /> “ngựa bất kham” hay “ngựa non háu đá”, “ngưu tầm<br /> ngưu, mã tầm mã”…<br /> Một loại gia súc khác được nhắc tới trong các<br /> thành ngữ tiếng Việt là lợn. Dựa vào đặc tính của con<br /> vật này trong đời sống, hỉnh ảnh “lợn” trong thành<br /> ngữ tiếng Việt và Anh thường mang sắc thái tiêu cực.<br /> Thành ngữ Việt và Anh đều dùng hình ảnh con lợn để<br /> chỉ những khuyết điểm của con người như to béo (béo<br /> như lợn/ as fat as a pig), ăn uống thô tục (ăn như lợn/<br /> eat like a pig/make a pig of oneself), ngu ngốc (ngu<br /> như lợn/ as stupid as a pig), hay ganh ghét (lợn chê<br /> chó có bọ), nghênh ngang (heo chết không sợ nước<br /> sôi). “Lợn” còn là nguyên nhân của những chuyện lộn<br /> xộn (lợn không cào, chó nào sủa), hay chỉ những việc<br /> vô nghĩa (put lipstick on a pig), tai bay vạ gió (pig in<br /> the middle)… Vậy lí do tại sao một con vật có giá trị<br /> kinh tế lớn lại được nhìn nhận không mấy thiện cảm<br /> như vậy? Bởi nước Anh có nền văn hóa “trọng động”<br /> (cũng theo cách phân chia của tác giả Trần Ngọc<br /> Thêm (2004)), nên vật nuôi của họ chủ yếu là những<br /> loài ăn cỏ như bò, ngựa, cừu. Giống lợn ăn khỏe và<br /> bất lợi khi di chuyển không phải sự lựa chọn tối ưu<br /> của những người nay đây mai đó, nên con lợn trong<br /> mắt họ hầu như không có ưu điểm gì. Còn đối với<br /> <br /> Số 11 (229)-2014<br /> <br /> người Việt Nam, tuy có những nét xấu nhưng lợn vẫn<br /> là con vật nuôi gần gũi, hiền lành, mang giá trị kinh tế<br /> cao với nền nông nghiệp “trọng tĩnh”, có tính định cư<br /> cao. Chẳng thế mà có câu tục ngữ “muốn giàu nuôi<br /> heo nái, muốn lụn bại, nuôi bồ câu”. “Lợn” cũng là<br /> biểu tượng của miếng ăn ngon (đầu gà má lợn), là<br /> bổng lộc mọi người mong muốn (thủ thỉ ăn thủ lợn),<br /> là hàng hóa có thể mua bán (lợn nhà, gà chợ), là vật<br /> dụng hàng ngày có thể vay mượn (mượn đầu heo nấu<br /> cháo)…<br /> 2.4. Nhóm vật nuôi<br /> Bên cạnh đó, nhóm vật nuôi cũng khá phổ biến<br /> trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, tiêu biểu là<br /> chó và mèo. Mặc dù là con vật khá gần gũi trong đời<br /> sống sinh hoạt hàng ngày của con người nhưng nhìn<br /> chung nhóm này thường mang nghĩa tiêu cực trong<br /> cả hai loại thành ngữ. Người Việt đã quan sát tập tính<br /> sinh hoạt của loài chó và dùng những hình ảnh này để<br /> ví von với các thói hư tật xấu của con người. Ví dụ kẻ<br /> hay cáu gắt được coi là “cắm cảu như chó cắn ma”,<br /> kẻ bất tài nhưng gặp may mắn giống như “chó ngáp<br /> phải ruồi”, kẻ tiểu nhân chỉ dám hùng hổ ra oai khi<br /> mượn thế bề trên là “chó cậy gần nhà”. Ngoài ra còn<br /> có các đặc tính khác như tham lam (chó già giữ<br /> xương), ngu dốt (ngu như chó), bẩn thỉu (bẩn như<br /> chó), thích gây gổ (như chó với mèo), hèn hạ (lên voi<br /> xuống chó), hay chê bai (chó chê mèo lắm lông),<br /> không đàng hoàng (chó chui gầm chạn, nhục như<br /> chó)… Tương tự như vậy, hình ảnh con chó trong<br /> thành ngữ tiếng Anh cũng gắn với những đặc tính<br /> xấu xa. Đó là kẻ ích kỉ (a dog in the manger), thích<br /> gây gổ (fight like cat and dog), bừa bộn (like a dog’s<br /> dinner), cậy thế để ra oai (every dog is valiant at his<br /> own door), gian giảo (as crooked as a dog’s hind leg),<br /> hèn hạ (dirty dog), bị khinh rẻ (die like a dog), sống<br /> cuộc sống cực khổ (to lead a dog’s life)… Con mèo<br /> cũng bị phê phán bởi một số đặc tính như hay ăn<br /> vụng (chó treo mèo đậy), lười biếng (làm như mèo<br /> mửa), yếu đuối (as weak as a kitten), kiêu căng tự phụ<br /> (as conceited as a barber’s cat), nhút nhát (as nervous<br /> as a cat), cẩu thả (rửa mặt như mèo), ma mãnh, lăng<br /> nhăng, vô kỉ luật (mèo già hóa cáo, mèo mả gà đồng),<br /> thích khoe khoang (mèo khen mèo dài đuôi), gian ác<br /> (put the cat near the goldfish bowl), bất tài nhưng gặp<br /> may (mèo mù vớ cá rán), giả nhân giả nghĩa (mèo già<br /> khóc chuột), hay gây rắc rối (put the cat among the<br /> pigeons)…<br /> <br /> Số 11 (229)-2014<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt trong cách nhìn<br /> nhận vật nuôi ở phương Đông và phương Tây, xuất<br /> phát từ đặc tính văn hóa từ xa xưa. Theo tác giả<br /> Hồng Ngọc (2013), do văn hóa phương Đông được<br /> hình thành bên lưu vực các sông lớn, nhu cầu trị<br /> thủy khiến họ đoàn kết lại nên giữa các cư dân có sự<br /> gần gũi thân thiết, họ hầu như không có nhu cầu làm<br /> bạn với động vật. Trái lại, văn minh phương Tây<br /> hình thành ở vùng trung du có khí hậu ôn đới,<br /> không hình thành sự quần cư do người dân có thể tự<br /> canh tác trên đất đai của mình, không có nhu cầu trị<br /> thủy. Nền kinh tế phương Tây chủ yếu đi lên từ<br /> chăn nuôi trên các trang trại lớn nên đời sống của họ<br /> rất gần gũi với các loài vật, có nhu cầu bầu bạn cùng<br /> động vật. Vì vậy mà có sự khác nhau trong khái<br /> niệm vật nuôi của người phương Đông và phương<br /> Tây. Ở các nước phương Đông như Việt Nam, con<br /> chó được xác định rõ địa vị như là “đầy tớ” (đánh<br /> chó phải ngó mặt chủ), còn ở phương Tây người ta<br /> có cách gọi chó mèo âu yếm là “vật cưng”. Do đó<br /> trong tiếng Anh vẫn có những câu thành ngữ với<br /> hình ảnh ngộ nghĩnh về chó, mèo để chỉ trạng thái<br /> tích cực của con người như vui vẻ (like a dog with<br /> two tails), đạt được thành quả (every dog has his<br /> day), để chỉ sự xuất chúng (to be the cat’s pyjamas,<br /> fat cat, top dog), chỉ điều nhỏ bé nhưng còn có ích<br /> hơn vật to lớn mà vô dụng (a live dog is better than a<br /> dead lion), để tượng trưng cho những gì thân thuộc<br /> của con người (love me love my dog). Trong tiếng<br /> Việt hầu như không có sự xuất hiện của nhóm thành<br /> ngữ này.<br /> 2.5. Các nhóm khác<br /> Theo tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2000), xét về<br /> vị trí tự nhiên-địa lí, Việt Nam có hệ thống sông<br /> ngòi dày đặc, là điều kiện thuận lợi cho các loài<br /> động vật ưa nước (cá nước ngọt) phát triển mạnh.<br /> Cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm, rất nhiều loài sâu bọ,<br /> côn trùng có khả năng sinh sống và phát triển trong<br /> môi trường này. Theo quy luật cân bằng sinh thái,<br /> nơi nào có nhiều sâu bọ và côn trùng gây hại cho<br /> mùa màng, nói đó sẽ có nhiều loài chim, động vật<br /> ăn sâu bọ và côn trùng. Điều đó lí giải vì sao nhóm<br /> “trùng” (côn trùng, sâu bọ), “ngư” ( các loại cá) và<br /> “điểu” (các loại chim) chiếm số lượng lớn trong các<br /> câu thành ngữ Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả<br /> chỉ đưa ra một số các thành ngữ về các loại cá, do<br /> nhóm này có sự khác biệt lớn trong thành ngữ tiếng<br /> <br /> 93<br /> <br /> Anh và tiếng Việt. Trong thành ngữ Việt, “cá”<br /> tượng trưng cho người có chí lớn, vượt qua khó<br /> khăn để vươn tới thành công (cá chép hóa rồng, cá<br /> vượt vũ môn), chỉ những người gặp may (cá rô gặp<br /> mưa rào), chỉ sự tự do phóng khoáng (chim trời cá<br /> nước). Cá cũng dùng để chỉ những thế lực khác<br /> nhau trong xã hội (cá lớn nuốt cá bé, cá mè đè cá<br /> chép, cá mè một lứa), để chỉ kẻ hư hỏng xấu xa (cá<br /> thối rắn xương, cá vàng bụng bọ)… Những đặc<br /> điểm về vẻ ngoài xấu xí của con người cũng được ví<br /> với loài cá (mắt đỏ như mắt cá chày, mồm rộng như<br /> mồm cá ngão, đầu bẹt cá trê). Còn trong tiếng Anh,<br /> cá tượng trưng cho cơ hội (there are plenty more<br /> fish in the sea), người tài giỏi (swim like a fish),<br /> người lập dị (an odd fish, a queer fish), bợm rượu<br /> (drink like a fish), người nhút nhát không dám lên<br /> tiếng (as mute/ dumb as a fish)… Qua các thành<br /> ngữ trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy hình tượng<br /> “cá” trong thành ngữ Việt phong phú hơn so với<br /> thành ngữ Anh. Bên cạnh những thành ngữ chỉ loài<br /> cá nói chung, người Việt đã đưa tên riêng của các<br /> loài cá nước ngọt vào thành ngữ khi liên tưởng đến<br /> những đặc điểm của các loài này. Trái lại, người<br /> Anh chỉ hay dùng cá với nghĩa chung nhất (fish),<br /> hoặc có một số thành ngữ có tên các loại cá biển<br /> (packed like sardine, as fat as a whale, a whale of<br /> time, a loan shark, sprat to catch a mackerel….)<br /> Trên đây là một vài dấu ấn văn hóa được thể<br /> hiện qua hình tượng một số con vật trong thành ngữ<br /> tiếng Việt và tiếng Anh. Sau đây, chúng tôi xin giới<br /> thiệu thêm một số thành ngữ tương đương về nghĩa<br /> nhưng được diễn đạt bằng các hình tượng con vật<br /> khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Anh giúp người<br /> đọc có thể vận dụng đúng trong giao tiếp, tránh<br /> trường hợp dịch theo nghĩa đen (word by word) do<br /> chưa nắm được sự khác biệt về văn hóa giữa hai dân<br /> tộc. Ví dụ thành ngữ tiếng Anh “to eat like a horse”<br /> (ăn như ngựa), khi dịch sang tiếng Việt sẽ phải đổi<br /> thành “ăn như lợn” mới gần gũi với văn phong tiếng<br /> Việt. Các thành ngữ này được trích từ cuốn “Tuyển<br /> tập thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Anh thông<br /> dụng” của tác giả Nguyễn Đình Hùng (2004).<br /> Thành ngữ tiếng Việt<br /> ăn như mèo<br /> béo như con cun cút<br /> cáo mượn oai hùm<br /> cắm cảu như chó cắn ma<br /> <br /> Thành ngữ tiếng Anh<br /> Eat like a bird<br /> as fat as a whale<br /> an ass in a lion’s skin<br /> as sulky as a bear<br /> <br /> 94<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> câm như hến<br /> cưa sừng làm nghé<br /> <br /> as mute as a fish<br /> mutton dressed up as<br /> lamb<br /> dạy khỉ trèo cây<br /> teach the dog to bark<br /> đẻ như gà<br /> breed like rabbits<br /> hiền như nai<br /> as gentle as a lamb<br /> hùng hục như trâu lăn<br /> work like horses<br /> khỏe như voi/trâu<br /> as strong as a horse/ an<br /> ox<br /> khôn như rái<br /> as wise as an owl<br /> lúng túng như gà mắc tóc<br /> as clumsy as a bear<br /> mất bò mới lo làm chuồng<br /> to lock the stable door<br /> after the horse is stolen<br /> mua trâu vẽ bóng<br /> to buy a pig in a poke<br /> nhát như cáy<br /> as timid as a rabbit<br /> như cá gặp nước<br /> like a duck to water<br /> nuôi ong tay áo<br /> warm/cherish a snake in<br /> one’s bosom<br /> thả con săn sắt, bắt con cá sprat to catch a mackerel<br /> rô<br /> trạch đẻ ngọn đa<br /> pigs might fly<br /> Vui như sáo<br /> as cheerful as a lark<br /> Yếu như sên<br /> as weak as a kitten<br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Kết quả nghiên cứu đã một lần nữa khẳng định<br /> mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa nằm trong<br /> mối liên hệ giữa tự nhiên-ngôn ngữ và văn hóa:<br /> Điều kiện tự nhiên quy định nền văn hóa của một<br /> dân tộc và nền văn hóa này được phản ánh trong<br /> ngôn ngữ của dân tộc đó.<br /> Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ quan trọng<br /> có tính hình tượng cao, chứa đựng trong nó các giá<br /> trị ước lệ gắn với đời sống văn hóa của một dân tộc.<br /> Vì vậy để hiểu được thành ngữ là một điều không<br /> đơn giản với không chỉ người nước ngoài mà còn cả<br /> với những người bản ngữ. Việc học ngoại ngữ sẽ<br /> hiệu quả và dễ dàng hơn khi chúng ta hiểu rõ các<br /> đặc trưng văn hóa của dân tộc đó, cũng như việc tìm<br /> hiểu ngôn ngữ của một dân tộc sẽ đưa ta đến gần<br /> hơn với đời sống văn hóa của dân tộc đó.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Thị Bảo (2003), Ngữ nghĩa của từ<br /> ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh<br /> với thành ngữ tiếng Anh). Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ<br /> học, TP.HCM.<br /> 2. Phan Mậu Cảnh (2008), Đặc trưng văn hóa,<br /> cội nguồn văn hóa và sự thể hiện chúng trong ca dao<br /> người Việt. http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/vanhoa-viet-nam/vhvn-nhung-van-de-chung/1607-phan-<br /> <br /> Số 11 (229)-2014<br /> <br /> mau-canh-dac-trong-va-coi-nguon-van-hoa-trong-cadao-nguoi-viet.html, truy cập ngày 15/7/2014.<br /> 3. Cao Xuân Hạo (2001), Ngôn ngữ và văn hoá,<br /> in trong Tiếng Việt văn Việt người Việt, Nxb Trẻ.<br /> 4. Hồng Ngọc (2013), Chó và văn hóa, thịt chó<br /> và thời đại, http://m.tuanvietnam.net/2013/07/cho-vavan-hoa-thit-cho-va-thoi-dai/ , truy cập ngày<br /> 20/7/2014.<br /> 5. Nguyễn Đình Hùng (2003), Tuyển tập thành<br /> ngữ, tục ngữ, ca dao Việt - Anh thông dụng, NXB. Đại<br /> học Quốc gia.<br /> 6. Nguyễn Thúy Khanh (1996), Đặc điểm<br /> trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư<br /> liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga). Luận án Phó<br /> tiến sĩ, Hà Nội.<br /> 7. Trịnh Cẩm Lan (1995), Nghiên cứu đặc điểm<br /> cấu trúc - ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của<br /> thành ngữ tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có thành<br /> tố cấu tạo là tên gọi động vật). Luận án thạc sĩ, Hà<br /> Nội.<br /> 8. Bùi Thị Thanh Mai (2008), Rồng trong quan<br /> niệm<br /> phương<br /> Đông<br /> và<br /> phương<br /> Tây.<br /> http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-thegioi/quan-he-van-hoa-dong-tay/562-bui-thi-thanh-mairong-trong-quan-niem-phuong-dong-va-phuongtay.html. Truy cập ngày 15/7/2014.<br /> 9. Cù Thị Minh Ngọc(2011), Vài suy nghĩ về<br /> việc sử dụng con vật trong lối nói so sánh ví von của<br /> người Việt. Kỉ yếu hội thảo khoa học 2011 - Trường<br /> đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM.<br /> 10. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng<br /> Việt. Trung tâm từ điển học. Đà Nẵng.<br /> 11. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn<br /> hoá Việt Nam, Nxb TPHCM.<br /> 12. Nguyễn Thanh Tùng (2000), Đặc trưng ngôn<br /> ngữ- văn hóa trong nghĩa của từ chỉ động vật (Anh Việt). Tạp chí Khoa học ĐHSP Tp.HCM, số 23.<br /> 13. Nguyễn Thùy Vân (2014), Một số biểu trưng<br /> trong ca dao Việt Nam (nhóm chất liệu là thế giới các<br /> hiện tượng thiên nhiên). Luận án tiến sĩ ngôn ngữ. Học<br /> viện khoa học xã hội - Hà Nội.<br /> 14. Nguyễn Như Ý (1996), Từ điển giải thích<br /> thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.<br /> 15. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan<br /> Xuân Thành (2002), Từ điển thành ngữ tiếng Việt phổ<br /> thông, NXB ĐHQG, Hà Nội.<br /> 16. Warren, H.(1994), Oxford learner’s<br /> dictionary of English idioms. Oxford University Press.<br /> (Ban Biªn tËp nhËn bµi ngµy 23-08-2014)<br /> <br />


Page 2

YOMEDIA

Trong nghiên cứu này, các tác giả nhằm mục đích tìm ra một số điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa Việt và tiếng Anh tiết lộ thông qua thành ngữ để giúp học viên sử dụng thành ngữ thành công trong giao tiếp.

30-05-2018 256 17

Download

Nghiên cứu các thành ngữ idiom tiếng Anh có chứa các từ ngữ gọi tên động vật animals

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.