Nguyên nhân bệnh bạch cầu tuoitre.vn

Nguyên nhân bệnh bạch cầu tuoitre.vn

Ảnh minh họa. Nguồn: revistagalenus.ro

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn - mononucleosis là bệnh truyền nhiễm đôi khi được gọi là "bệnh của những nụ hôn" được gây ra bởi các virus Epstein-Barr (EBV). Epstein-Barr có mặt ở mọi nơi trên trái đất và trong cơ thể của 97% người trưởng thành.

Con tôi bị đau họng và sưng hạch. Liệu cháu có bị bệnh mononucleosis hay không?

Câu trả lời là rất có khả năng trẻ đã bị nhiễm căn bệnh này. Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (mononucleosis) - tên gọi khác là mono hay "bệnh nụ hôn" là một bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc với nước bọt, các đối tượng chủ yếu mắc bệnh này là thanh thiếu niên. Tuy nhiên, ngay cả trẻ nhỏ cũng có khả năng mắc bệnh do dùng chung cốc chén, bát đĩa, thìa và đồ chơi với người bệnh, hoặc được hôn từ người thân có mang virus.

Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện sau khoảng 4 - 6 tuần phơi nhiễm với virus. Các triệu chứng của bệnh mono tương tự như bệnh cảm cúm thông thường:

- Đau họng;

- Sưng hạch (ở cổ, bẹn và nách);

- Sốt;

- Phát ban.

Khi trẻ lớn bị mắc căn bệnh này, các triệu chứng trên thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi, cơ thể yếu, đau đầu, mất vị giác và lách sưng to.

Điều đặc biệt của căn bệnh này là trẻ mắc bệnh càng ít tuổi thì các triệu chứng càng nhẹ. Trên thực tế, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị nhiễm bệnh thường chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn chủ yếu là do một loại virus có tên là Epstein-Barr (EBV) gây ra, tuy nhiên một số virus khác cũng có thể gây bệnh. Hầu hết người trưởng thành đều đã bị phơi nhiễm với virus này trước tuổi 35. Một khi đã tiếp xúc thì cơ thể bạn sẽ hình thành đáp ứng miễn dịch với virus này và bạn sẽ không bị mắc lại nữa.

Con bạn có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh khi ngậm đồ chơi có chứa virus lây từ trẻ khác hoặc do dùng chung các vật dụng hàng ngày với người bệnh, hoặc chỉ đơn giản là bị lây nhiễm khi người bệnh ho hay hắt hơi hoặc thậm chí từ những cái hôn của người lớn.

Chẩn đoán và điều trị

Có rất nhiều căn bệnh do virus khác gây ra cũng có những triệu chứng tương tự như bệnh này nên xét nghiệm máu dường như không mang lại kết quả chính xác đối với trẻ nhỏ.

Do virus không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh nên biện pháp tốt nhất là điều trị các triệu chứng tương tự như bệnh cảm cúm thông thường: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen.

Căn bệnh này có nguy hiểm hay không?

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn không phải là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên biến chứng phổ biến nhất của bệnh này là tổn thương lá lách lại là một cấp cứu ngoại khoa khá nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyến cáo trẻ em hay người lớn mắc căn bệnh này nên tránh chơi thể thao trong vòng 1 tháng do chỉ một va chạm vào vị trí lách bị sưng cũng khiến nó bị tổn thương nặng hơn.

Các biến chứng khác bao gồm viêm gan, vàng da, sưng amidan. Nếu con bạn bị sưng đau họng đến mức khó thở, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, bệnh mono có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể như máu, hệ thần kinh trung ương hay tim. Đặc biệt căn bệnh này có thể rất nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng đối với trẻ bị suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS).

Cách phòng bệnh

Cách tốt nhất để phòng bệnh là tránh tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên đây là một việc làm khá khó khăn do hiện nay có nhiều căn bệnh lây nhiễm mà không biểu hiện triệu chứng.

Nếu con bạn bị mắc bệnh, hãy cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà và có các biện pháp chăm sóc và điều trị triệu chứng cho đến khi trẻ hạ sốt, đồng thời không cho trẻ dùng chung các vật dụng với thành viên khác trong gia đình.

Người lớn hãy hạn chế thể hiện tình cảm với trẻ em bằng những nụ hôn vào môi, má. Nếu con bạn bị người lạ thơm vào má, môi, hãy lập tức rửa sạch chỗ đó bằng nước và xà phòng./.

Nguyên nhân bệnh bạch cầu tuoitre.vn

Thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể gây ra hội chứng tăng độ nhớt máu. Ảnh: tamingthesru.com

   Có nhiều bệnh lý thường phối hợp với biến chứng huyết khối và đi kèm với tình trạng tăng độ nhớt của máu, tăng kết tập hồng cầu hay giảm khả năng thay đổi hình dạng của hồng cầu.

Hội chứng tăng độ nhớt máu là gì?

Hội chứng tăng độ nhớt máu là một tình trạng làm cho máu không thể chảy tự do qua các động mạch.

Trong hội chứng này, tắc nghẽn động mạch có thể xảy ra do quá nhiều tế bào hồng cầu, bạch cầu hoặc protein trong máu. Bệnh cũng có thể xảy ra khi hồng cầu có hình dạng bất thường, ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Tăng độ nhớt máu xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Ở trẻ em, bệnh có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng do giảm lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim, ruột, thận và não. Ở người lớn, hội chứng này có thể gặp cùng với các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ; hoặc xuất hiện cùng các bệnh ung thư máu như ung thư hạch và bệnh bạch cầu.

Triệu chứng

Các triệu chứng liên quan đến tình trạng này bao gồm đau đầu, co giật và nổi ban đỏ trên da. Nếu trẻ sơ sinh buồn ngủ bất thường hoặc không muốn bú, đây là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn.

Nhìn chung, các triệu chứng liên quan đến tình trạng này là kết quả của những biến chứng xảy ra khi các cơ quan quan trọng không nhận đủ oxy từ máu. Các triệu chứng khác của hội chứng tăng độ nhớt máu bao gồm:

- Chảy máu bất thường.

- Rối loạn thị giác.

- Chóng mặt.

- Tức ngực, khó thở.

- Co giật.

- Hôn mê;

- Đi lại khó khăn.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có thể gặp phải các vấn đề như vàng da, suy thận hoặc các bệnh lý hô hấp.

Nguyên nhân

Hội chứng tăng độ nhớt máu được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh khi tỷ lệ hồng cầu trên 65%. Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh có thể do các bất thường phát sinh trong khi mang thai hoặc thời điểm chuyển dạ, bao gồm:

- Kẹp dây rốn muộn.

- Các bệnh di truyền từ bố mẹ.

- Các vấn đề về gen, chẳng hạn như hội chứng Down.

- Tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể do không có đủ oxy cung cấp cho các mô trong cơ thể thai nhi. Hội chứng truyền máu song thai - một tình trạng mà cặp song sinh không nhận được đồng đều máu trong tử cung là một ví dụ điển hình.

Hội chứng tăng độ nhớt máu cũng có thể do các rối loạn trong quá trình sản xuất tế bào máu gây nên, bao gồm:

- Bệnh bạch cầu, ung thư máu dẫn đến quá nhiều tế bào bạch cầu.

- Bệnh đa hồng cầu, một loại ung thư máu dẫn đến quá nhiều tế bào hồng cầu.

- Tăng tiểu cầu nguyên phát, một tình trạng máu xảy ra khi tủy xương sản xuất quá nhiều tiểu cầu trong máu.

- Rối loạn sinh tủy, một nhóm các rối loạn máu gây ra số lượng bất thường của các tế bào máu nhất định, chiếm chỗ của các tế bào khỏe mạnh trong tủy xương và thường dẫn đến thiếu máu nặng.

Ở người lớn, hội chứng tăng độ nhớt máu thường biểu hiện triệu chứng khi độ nhớt trong máu cao hơn 6 đến 7 lần so với nước muối (ở người bình thường, độ nhớt máu so với nước muối là từ 1,6 đến 1,9). Mục tiêu điều trị là giảm độ nhớt xuống mức bình thường này để giải quyết các triệu chứng của từng cá nhân.

Ai có nguy cơ bị hội chứng tăng độ nhớt máu?

Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, nhưng cũng có thể gặp ở người trưởng thành. Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh tủy xương nghiêm trọng cũng có nguy cơ phát triển hội chứng này cao hơn.

Chẩn đoán

Nếu nghi ngờ trẻ sơ sinh mắc bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để xác định số lượng tế bào hồng cầu trong máu trẻ.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

- Công thức máu để xem xét các thành phần máu.

- Kiểm tra nồng độ bilirubin trong cơ thể.

- Tổng phân tích nước tiểu.

- Kiểm tra đường huyết.

- Xét nghiệm creatinine để đo chức năng thận.

- Kiểm tra khí máu để kiếm tra nồng độ oxy trong máu.

- Kiểm tra chức năng gan.

- Sinh hóa máu để kiểm tra sự cân bằng hóa học của máu.

Điều trị

Nếu trẻ được chẩn đoán xác định có hội chứng tăng độ nhớt máu, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ các biến chứng có thể xảy ra.

Nếu bệnh diễn biến nặng, liệu pháp thay máu từng phần được chỉ định, tức là một lượng nhỏ máu sẽ được loại bỏ dần khỏi cơ thể đồng thời lượng lấy ra sẽ được thay thế bằng dung dịch nước muối. Thay máu từng phần sẽ làm giảm lượng hồng cầu khiến máu ít đặc hơn mà không làm giảm khối lượng máu.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho trẻ bú thường xuyên hơn để bù nước và giảm độ đặc của máu. Nếu trẻ không đáp ứng với thức ăn, trẻ sẽ được truyền tĩnh mạch.

Ở người lớn, hội chứng tăng độ nhớt máu thường xuất hiện ở những người có bệnh về máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu. Các phác đồ điều trị phải rất chặt chẽ và theo dõi liên tục về hiệu quả điều trị có cải thiện độ nhớt máu không. Với những bệnh nặng, có thể sử dụng hình thức tách huyết tương.