Nguyên nhân cá chết tại hồ gươm

Sở Xây dựng Hà Nội vừa báo cáo UBND TP nguyên nhân cá chết, trôi dạt ven bờ hồ Tây. Kết quả này dựa trên thực tế và quan trắc chất lượng nước hồ Tây của liên ngành gồm Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Công ty Thoát nước Hà Nội và UBND quận Tây Hồ.

Nguyên nhân cá chết tại hồ gươm
Hiện tượng cá chết ở hồ Tây tiếp tục xảy ra chiều 5/11.

Trước hiện tượng nhiều loài cá chết nổi tại hồ Tây (Hà Nội) bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 9/2022; cuối tháng 10/2022 không còn hiện tượng này nhưng mấy ngày đầu tháng 11/2022, hiện tượng này lại xuất hiện, Sở Xây dựng Hà Nội đã có báo cáo chính thức gửi UBND thành phố Hà Nội, lý giải nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.

Báo cáo cho thấy, hiện tượng cá chết trên mặt hồ Tây bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 9. Số lượng cá chết lác đác, phân tán trên hồ vào ban đêm và rạng sáng, trôi dạt vào ven hồ khu vực đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, Thanh Niên.

Qua theo dõi về công tác duy trì, vận hành mực nước hồ Tây phục vụ thoát nước, hàng năm, liên ngành thành phố Hà Nội cho biết, vào khoảng các tháng 9, 10 khi thời tiết giao mùa thường xảy ra hiện tượng cá chết lác đác trên các hồ nội thành.

Về chất lượng nước hồ Tây, theo số liệu kết quả quan trắc tại điểm quan trắc tự động ở đường Trích Sài, thông số oxy hòa tan (DO) có thay đổi liên tục. Cụ thể, có dấu hiệu giảm bắt đầu từ ngày 25/9 (DO là 3,6 mg/l); ngày 26/9 là 0,46mg/l, ngày 28/9 giảm xuống còn 0. Tuy nhiên, giá trị thông số oxy hòa tan vào ngày 29/9 đạt 4,54 mg/l, ngày 6/10 đạt 6,19 mg/l.

Báo cáo kết quả quan trắc thụ động sau khi tiến hành khảo sát xung quanh hồ Tây, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước hồ Tây tại 7 vị trí khác nhau mới đây cũng cho thấy, nồng độ oxy hòa tan của 7/7 mẫu đều nằm trên ngưỡng giới hạn tối thiểu cho phép (≥ 4 mg/l) khi có nồng độ dao động 6,95 - 7,64 mg/l.

Bên cạnh đó, 7/7 mẫu đều có 4/16 thông số BOD (thước đo lượng oxy cần thiết để loại bỏ các chất thải hữu cơ ra khỏi nước trong quá trình phân hủy bởi vi khuẩn hiếu khí), COD (nhu cầu oxy hóa học), Amoni (chất khí không màu có mùi khai) xấp xỉ hoặc vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn. Riêng vị trí cửa cống thông hồ Trúc Bạch có thêm thông số tổng Coliforms vượt quy chuẩn so sánh 2 lần (15.000/7.500).

Theo nhận xét sơ bộ của liên ngành TP Hà Nội, hiện tượng cá chết do nhiều nguyên nhân. Ý kiến của Sở TNMT nêu về hiện tượng thiếu không khí, hàm lượng oxy giảm; ý kiến của Sở NN&PTNT nêu về khối lượng cá trong hồ nhiều, chất lượng nước ô nhiễm, có khí độc (do bùn, tảo gây ra), cá bị bệnh. Hiện tượng cá chết tại hồ Tây cần có khảo sát thêm, lấy mẫu để đánh giá cụ thể hơn.

Hiện nay, Sở TNMT đang tiến hành khảo sát lấy mẫu phân tích chất lượng nước và sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá chất lượng nước hồ Tây.

Sở NN&PTNT nghiên cứu đề xuất phương án giảm mật độ cá trong hồ và đánh giá tình trạng cá chết bệnh khi xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt đối với các hồ do thành phố quản lý.

Sở Xây dựng tiếp tục phối hợp các sở theo dõi chất lượng nước các hồ của thành phố và báo cáo UBND TP khi có diễn biến bất thường.

Liên quan đến thông tin Hồ Gươm xuất hiện cá chết, ngày 22/8, trao đổi với báo Đất Việt, PGS.TS Hà Đình Đức – người có nhiều năm nghiên cứu về Hồ Gươm, được mệnh danh là nhà rùa học cho rằng, việc này cần phải lấy nước về phân tích các chỉ số.

"Thực tế môi trường đang yên đang lành mà khuấy lên thì sẽ bị xáo trộn mới dẫn đến hiện tượng cá chết. Việc này cần phải xem trước khi làm hệ thống kè hiện đại, bộ phận chuyên môn có phân tích môi trường nước hay không, giữa lúc làm có phân tích, kiểm tra lại hay không hay chỉ biết đắp bê tông, xi măng vào đó", PGS.TS Hà Đình Đức nói.

Theo PGS.TS Hà Đình Đức, cá sống trong Hồ Gươm tối thiểu phải có nồng độ ô xy đảm bảo mới có thể sống được. Việc đắp bê tông, xi măng quanh khu vực hồ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Nguyên nhân cá chết tại hồ gươm

Sau khi hợp long hệ thống kè bờ hồ Gươm vào ngày 20/8, trên mặt hồ bỗng xuất hiện nhiều cá chết nổi lềnh phềnh, bốc mùi hôi thối. Ảnh: VOV

"Nếu đắp kè hoàn toàn bằng bê tông thì nó khô cứng, không còn dáng vẻ tự nhiên của Hồ Gươm nữa. Còn nếu xây dựng thì phải làm rất nhiêu ô, có đất cho cây cối mọc ra, phải có sự giao tiếp với xung quanh. Nơi đây càng hạn chế bê tông ở mặt nghiêng càng tốt", PGS.TS Hà Đình Đức nói thêm.

Trong khi đó, nói về việc này, Ban Quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm cho biết, ngay khi thấy hiện tượng cá chết, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm đã giao Ban quan lý kiểm tra, xử lý, theo dõi.

Quá trình kiểm tra cho thấy, khoảng hơn chục con cá chết trên hồ, chủ yếu là cá nhỏ.

Đơn vị chức năng lý giải, đây là hiện tượng thường gặp khi thời tiết thay đổi, nhất là trong thời điểm giao mùa.

Đặc biệt, vài ngày trước, mưa quá lớn, khu vực Bờ Hồ ngập lớn, nước từ trên bờ tràn xuống lòng hồ cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh của hồ Hoàn Kiếm.

Nguyên nhân cá chết tại hồ gươm

Theo Ban Quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm, hiện tượng cá chết do thay đổi thời tiết tại Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: TPO

Ngoài ra, cũng theo Ban quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm, từ ngày 1/7 Âm lịch dến nay, một số người dân phóng sinh cá ở hồ này.

Khả năng do không thích nghi ngay với môi trường nước hồ Hoàn Kiếm, cá đã yếu sau quá trình làm lễ, dẫn đến cá không sống được.

Trước đó, theo phản ánh, trong chiều 21 và sáng 22/8, tại Hồ Gươm xuất hiện nhiều cá chết trên mặt hồ./.