Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu tháng 2 2015 giảm

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết tháng 7/2016 đạt gần 191,73 tỷ USD, tăng 2%, tương ứng tăng hơn 3,83 tỷ USD so với 7 tháng năm 2015.

Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu tháng 2 2015 giảm

Ảnh minh họa

Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tính đến hết tháng 7/2016 đạt gần 123,14 tỷ USD, tăng 3,5% tương ứng tăng hơn 4,14 tỷ USD so với 7 tháng năm 2015 và chiếm 64,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 7 năm 2016 (từ 16/7/2016 đến 31/7/2016) đạt hơn 14,76 tỷ USD, tăng 1,7%, tương ứng tăng 247 triệu USD so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 7/2016. Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch gần 9,58 tỷ USD, tăng 3,8% tương ứng tăng 354 triệu USD so với nửa đầu tháng 7/2016.

Về xuất khẩu,tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 7/2016 đạt gần 7,7 tỷ USD, tăng 6,7% (tương ứng tăng 486 triệu USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 7/2016.

Kim ngạch xuất khẩu kỳ 2 tháng 7 tăng so với kỳ 1 tháng 7/2016 chủ yếu do tăng/giảm ở một số nhóm hàng sau: điện thoại và linh kiện tăng 23,9%, tương ứng tăng 286 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 11,5%, tương ứng 83 triệu USD; sắt thép các loại tăng mạnh 80%, tương ứng tăng 51 triệu USD; hàng thủy sản tăng 17,1%, tương ứng tăng 48 triệu USD; …

Như vậy, tính đến hết tháng 7/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 96,99 tỷ USD, tăng 5,4% tương ứng tăng hơn 5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015.

Về nhập khẩu,tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 7/2016 đạt hơn 7,06 tỷ USD, giảm 3,3% (tương ứng giảm 239 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 7/2016.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 7/2016 so với kỳ 1 tháng 7/2016 chủ yếu tăng ở một số nhóm hàng sau: điện thoại các loại và linh kiện tăng 24,6%, tương ứng tăng 90 triệu USD; sắt thép các loại tăng 11,8%, tương ứng tăng 39 triệu USD…

Như vậy, tính đến hết tháng 7/2016, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt gần 94,74 tỷ USD, giảm 1,2% (tương ứng giảm 1,17 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015./.

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện của các ngành thương mại - dịch vụ tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2015

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Tình hình thế giới

Trong tháng 2 năm 2015, tình hình thế giới vẫn còn nhiều bất ổn từ chiến sự tại Ucraina cho đến các vụ hành quyết con tin của IS. Các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa EU và Nga liên quan đến vấn đề Ucraina do đó vẫn tiếp tục căng thẳng. Về kinh tế, hầu hết các nền kinh tế lớn chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Một số nước Châu Âu thậm chí có tăng trưởng âm. Nước Mỹ có sự phục hồi đáng kể nhất, tiếp đến là Nhật và Trung Quốc. Bên cạnh những dự đoán lạc quan về sự phục hồi kinh tế của một số quốc gia, tình hình thế giới trong thời gian sắp tới của năm 2015 được dự đoán sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn thách thức liên quan đến an ninh chính trị, do đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

2. Tình hình trong nước và triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ

Trong 2 tháng đầu năm mới, tình hình trong nước tiếp tục giữ được sự ổn định trên tất cả các mặt. Do sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ và điều kiện kinh tế thế giới có những tác động tích cực, cung cầu hàng hóa được bảo đảm trong dịp tết Ất Mùi. Chỉ số CPI có sự giảm nhẹ so với tháng 01/2015.

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủvề những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2015, các Bộ, ngành và địa phương tích cực, chủ động trong việc triển khai kế hoạch tới các cấp, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch điều hành cụ thể trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách. Đối với ngành thương mại, các đơn vị cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đã tích cực chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Ất Mùi, đảm bảo cân đối cung – cầu, không để giá cả tăng đột biến, đảm bảo nguồn hàng hóa phục vụ nhu cầu nhân dân trong dịp Tết; công tác kiểm tra thị trường, ngăn chặn xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRONG THÁNG 2 NĂM 2015

1. Tình hình phát triển ngành du lịch

Tháng 2 năm nay trùng với Tháng Giêng âm lịch - là tháng người dân đón Tết Nguyên đán và nghỉ Tết dài ngày, đồng thời đây cũng là mùa các lễ hội lớn được tổ chức hàng loạt như hội chùa Hương, hội đền Trần, lễ hội Yên Tử, Cửa Ông…nên hoạt động du lịch đã diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước, thu hút một lượng lớn khách nội địa, khách quốc tế và bà con Việt Kiều về nước ăn Tết. Đặc biệt, lượng khách quốc tế tăng mạnh ở những trung tâm du lịch lớn như Hà nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang, Quảng Ninh, Huế …

Năm nay, đón biết nhu cầu du lịch của khách nội địa sẽ tăng cao vì kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, các hãng lữ hành của Việt Nam đã thiết kế nhiều chương trình du lịch Tết hấp dẫn thu hút một lượng lớn khách tham gia. Ngoài các chương trình du lịch trong và ngoài nước thông thường, các công ty du lịch còn chú trọng tổ chức các tuyến du lịch chuyên biệt phục vụ nhu cầu hành hương, lễ chùa đầu năm, hay chương trình du lịch đến các vùng miền có nhiều lễ hội truyền thống diễn ra trước, trong và sau Tết.

Để chuẩn bị tốt công tác đón khách du lịch, ngày 12/2/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 229/CĐ-TTg gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 02/2015 ước đạt 756.000 lượt khách, tăng 7,9% so với tháng 01/2015. Xét theo phương tiện đi lại, trong tháng 2/2015, lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không ước đạt 610.834 lượt khách, tăng 8,7% so với tháng 1/2015; khách đến bằng đường biển ước đạt 7.021 lượt khách, tăng 2% so với tháng 1/2015; khách đến bằng đường bộ ước đạt 138.146 lượt khách, tăng 4,7% so với tháng 1/2014.

Tổng số lượt khách du lịch trong 2 tháng đầu năm 2015 đạt 1,45 triệu lượt khách, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 2 tháng đầu năm 2015 một số thị trường khách du lịch quốc tế tăng trưởng mạnh như Hàn Quốc tăng 55,1%, Indonesia tăng 11,4%, Singapore tăng 16,5%, Thụy sĩ tăng 13%, Italy tăng 44%, Phần Lan tăng 59,2%, Tây Ban Nha tăng 31,7%, Úc tăng 15,9%, Niuzilan tăng 44,4%,.…

2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

2.1. Xuất khẩu

2 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu ước đạt 23 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,5% và chiếm 66,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt 16 tỷ USD, tăng 12,4%. Xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 7 tỷ USD, tăng 0,7%.

Xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu 2 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước: dầu thô ước đạt 1615 ngàn tấn, tăng 37,2% về lượng và giảm 40,9% về kim ngạch; than đá ước đạt 420 ngàn tấn, giảm 76,6% về lượng và giảm 66,3% về kim ngạch; dệt may đạt 3,4 tỷ USD, tăng 17,7%; da giày đạt 1,87 tỷ USD, tăng 30,4%; gỗ và sản phẩm gỗ 1049 triệu USD, tăng 14,5%; điện thoại các loại và linh kiện 4 tỷ USD, tăng 15,3%; linh kiện điện tử đạt 2,1 tỷ USD, tăng 57,7%; thuỷ sản 875 triệu USD, giảm 12,6%; cao su 143 ngàn tấn, tăng 36,5% về lượng và giảm 6,3% về kim ngạch; gạo 515 ngàn tấn, giảm 34,4% về lượng và giảm 35,6% về kim ngạch; cà phê 241 ngàn tấn, giảm 25,3% về lượng và giảm 16,4% về kim ngạch...

Về thị trường xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2015, ước xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng 16,1% và chiếm tỷ trọng khoảng 19,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; xuất khẩu vào EU tăng 17,6% và chiếm tỷ trọng khoảng 19,4%; xuất khẩu vào ASEAN tăng 1,3% và chiếm tỷ trọng khoảng 12,8%; xuất khẩu vào Nhật Bản giảm 10,8% và chiếm tỷ trọng 8,8%; xuất khẩu vào Trung Quốc giảm 6,3% và chiếm tỷ trọng khoảng 10%.

2.2. Nhập khẩu

2 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước ước đạt 23,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 14 tỷ USD, tăng 23,4% và chiếm 60,6% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhập khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt gần 9,1 tỷ USD, tăng 6,7%.Lượng và kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu 2 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước như sau: xăng dầu 1,3 triệu tấn, giảm 7,6% về lượng và giảm 52,2% về kim ngạch; sắt thép các loại 1,7 triệu tấn, tăng 25,5% về lượng và tăng 15,6% về kim ngạch; phân bón 500 nghìn tấn, tăng 2,1% về lượng và tăng 1,6% về kim ngạch; giấy các loại 228 nghìn tấn, giảm 0,3% về lượng và giảm 3% về kim ngạch; chất dẻo nguyên liệu 474 nghìn tấn, giảm 0,1% về lượng và giảm 13,5% về kim ngạch; máy móc thiết bị đạt 4,5 tỷ USD, tăng 47,5%; máy tính và linh kiện 3,27 tỷ USD, tăng 31,9%; vải đạt 1,28 tỷ USD, tăng 12,6%; nguyên phụ liệu dệt may 631 triệu USD, tăng 11,2%.

2 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu từ Châu Á chiếm 82% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc (kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này tăng 42,1% so với cùng kỳ năm 2014, tỷ trọng ước đạt 32,4%), ASEAN (tăng 5,5%, tỷ trọng 14,5%), Hàn Quốc (tăng 2,7%, chiếm tỷ trọng 15,5%), Nhật Bản (tăng 25,7%, chiếm tỷ trọng 8,8%) và EU (tăng 4%, chiếm tỷ trọng 5,8%).

2.3. Một số nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu 2 tháng

2 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng trưởng khoảng 16,6% so với cùng kỳ; nhóm hàng nông lâm thủy sản giảm 7,2% và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 45%.

Khu vực FDI tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2015 của cả nước tăng thêm 1,8 tỷ USD so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch của khu vực FDI (không kể dầu thô) tăng khoảng 2,18 tỷ USD, kim ngạch của khu vực trong nước tăng nhẹ so với cùng kỳ và kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm hơn 400 triệu USD. Các mặt hàng có kim ngạch lớn và có tốc độ tăng trưởng cao đều do sự đóng góp chủ yếu của các doanh nghiệp FDI gồm điện thoại các loại và linh kiện (chiếm 99,5% tổng kim ngạch mặt hàng này của cả nước); máy vi tính linh kiện và điện tử (99%); giầy dép (75%); hàng dệt may (59,3%); máy ảnh (99%).Nhập khẩu của cả nước tăng 3,23 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu của khu vực FDI tăng 2,65 tỷ USD. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của khối doanh nghiệp FDI là điện thoại các loại và linh kiện (chiếm 81,4% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước); máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện (90,5%); vải các loại (63,2%); nguyên phụ liệu dệt may, da giầy (69%).2 tháng đầu năm 2015, cả nước nhập siêu 61 triệu USD, chiếm 0,26% kim ngạch xuất khẩu. Khu vực FDI (không kể dầu thô) xuất siêu 1,4 tỷ USD; nếu kể cả dầu thô, khu vực FDI xuất siêu khoảng 2,01 tỷ USD. Nhập siêu của khu vực doanh nghiệp trong nước ước đạt 2,07 tỷ USD.

3. Phát triển thị trường trong nước

3.1. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (gọi tắt là tổng mức bán lẻ) tháng 2/2015 ước đạt khoảng 276.225 tỷ đồng, tăng 3,66% so với tháng 01/2015. Tính 2 tháng đầu năm 2015, tổng mức bán lẻ cả nước ước tăng 11,36% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, có thể thấy tổng mức bán lẻ tháng 2 tăng so với tháng trước là phù hợp với quy luật khi người dân tăng cường mua sắm cho Tết Nguyên đán.

2 tháng đầu năm 2015, trong các thành phần kinh tế tham gia thị trường, thành phần kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 86,05%, tiếp đó là kinh tế nhà nước với tỷ trọng 10,74% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,21%.

(Theo số liệu của Tổng Cục thống kê)

3.2. Chỉ số giá tiêu dùng

Theo Tổng Cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2015 giảm 0,05% so với tháng 01/2015. Việc giảm chỉ số CPI chủ yếu do nguyên nhân giảm của giá xăng dầu đã có tác động lớn đến các ngành kinh tế và giúp làm giảm CPI chung.

Trong đó, có 03 nhóm gồm: giảm mạnh nhất là nhóm giao thông giảm 4,41%; dịch vụ bưu chính viễn thông và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng giảm lần lượt là 0,02% và 0,41%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác cũng chỉ tăng thấp: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,53%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,56%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,45%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,05%. Nguyên nhân của CPI tháng 2/2015 giảm so với tháng 1/2015 do 2 nguyên nhân chính: 1) do tác động của giá xăng dầu giảm đã tác động chung đến các ngành kinh tế, 2) do kỳ tính chỉ số giá có khoảng lớn thời gian nằm trong kỳ nghỉ lễ. Việc CPI tháng 2/2015 thấp cho thấy công tác kiểm soát giá của Chính phủ chặt chẽ và lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân khá dồi dào phong phú, không xảy ra các hiện tượng sốt giá làm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.

(Theo số liệu của Tổng cục thống kê)

3.3. Tình hình cung – cầu, giá cả một số mặt hàng trọng yếu

a) Xăng dầu

Thị trường thế giới:

Gíaxăng A92 thành phẩm trên thị trường Singapore bình quân 15 ngày gần đây đã tăng 11,5 USD/thùng, tương ứng 20,5%. Dầu diezen tăng 10,1 USD/thùng, tỷ lệ tăng là 16,3%. Dầu hoả tăng nhẹ nhất cũng đã là 9,8 USD/thùng, tức khoảng 15,3%. Riêng dầu madut, mức tăng được ghi nhận là cao nhất với tỷ lệ 21,4%, tăng 64,5 USD/tấn.

Thị trường trong nước:

Mặc dù giá xăng dầu thế giới bình quân 15 ngày qua có xu hướng tăng, nhưng để đảm bảo "ổn định tâm lý người tiêu dùng" dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán theo chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ đã quyết định duy trì giá bán lẻ và sử dụng công cụ Quỹ bình ổn.

Giá xăng của tập đoàn Petrolimex hiện như sau:

Giá xăng RON 92 là 15.970 đồng/lít. Giá dầu diesel 15.120đồng/lít; dầu hỏa 15.610 đồng/lít...

Lượng xăng dầu nhập khẩu tháng 2 ước đạt 477 nghìn tấn, tương đương 236 triệu USD, giảm 38,7% so với tháng trước. Lượng dầu thô xuất khẩu tháng 2 ước đạt 700 nghìn tấn, tương đương 300 triệu USD, giảm 1,3% so với tháng trước.

b) Sắt thép

Giá bán lẻ thép xây dựng trongtháng 2/2015giảm nhẹ so với tháng 1/2015; cụ thể tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung giảm khoảng 200 - 300 đồng/tấn, dao động phổ biến ở mức 14.900 - 15.600 đồng/kg; tại các tỉnh Miền Nam giảm khoảng 100 - 200 đồng/tấn, dao động phổ biến ở mức 15.000 -15.500 đồng/kg.Nguyên nhân do giá các nguyên liệu đầu vào như phôi thép, thép phế, quặng sắt vẫn tiếp tục giảm, cùng với giá xăng dầu liên tục giảm gây tâm lý chờ đợi của khách hàng. Nhu cầu thị trường chưa có sự tăng trưởng mạnh do không phải mùa cao điểm về xây dựng và các đơn vị thương mại hạn chế mua vào để tập trung vào công tác thu hồi công nợ trước tết Nguyên Đán.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, sản lượng thép nhập khẩu thực hiện tháng 01/2015 đạt 1057 nghìn tấn, ước tháng 02/2015 đạt 662 nghìn tấn, tăng 25,5% về lượng so với tháng 02/2014 và đạt trị giá 420 triệu USD.

c) Xi măng

Theo Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, sản lượng sản xuất xi măng toàn ngành xi măng 15 ngày đầu tháng 2/2015 đạt khoảng 1,3 triệu tấn, tổng sản lượng tiêu thụ ước đạt 1,24 triệu tấn, đều giảm so với cùng kỳ tháng trước.

Giá bán lẻ xi măng tháng 2/2015 vẫn giữ ổn định so với tháng 1/2015: tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung hiện phổ biến từ 1.050.000-1.550.000 đồng/tấn; tại các tỉnh miền Nam phổ biến từ 1.460.000-1.850.000 đồng/tấn.

d) Phân bón

Giá phân urê tháng 2/2015giữ ổn định so với tháng 1/2015. Tại miền Bắc, mức giá phổ biến khoảng 8.300-8.500 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; tại miền Nam, mức giá phổ biến khoảng 8.050-8.500 đồng/kg, tăng 50-70 đồng/kg.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 02/2015, lượng phân bón nhập khẩu ước đạt 158 nghìn tấn với trị giá 50 triệu USD; tính cả 2 tháng đầu năm 2015, lượng phân bón nhập khẩu ước đạt 500 nghìn tấn với trị giá 156 triệu USD, tăng 2,1% về lượng so với cùng kỳ năm 2014.

e) Lương thực, thực phẩm

Lương thực

Trên thị trường thế giới: Tháng 02/2015 giá gạo thế giới (ngày 24.02.2015) phổ biến ở mức giá như sau: Gạo trắng hạt dài, chất lượng cao Thái Lan 415-425 USD/tấn fob; Ấn Độ 390 - 400 USD/tấn fob; Việt Nam 355-365USD/tấn; Pakistan 3335-345USD/tấn; Campuchia 430-440 USD/tấn; Mỹ 480-490 USD/tấn fob.

Tại thị trường trong nước: bước vào tháng 02/2015 là dịp trùng vào tết Nguyên Đán Ất Mùi nên được dự báo giá lương thực, thực phẩm tăng nhẹ. Tuy nhiên, những ngày trước trong và sau tết giá cả ổn định. Đối với mặt hàng gạo phổ biến ở mức như sau: Tại miền Bắc, giá thóc tẻ thường dao động phổ biến ở mức 6.700 - 8.500 đồng/kg, giá gạo tẻ thường dao động phổ biến ở mức 12.500 - 13.500 đồng/kg. Tại Nam Bộ, giá lúa dao động ở mức 5.700 - 6.500 đồng/kg, gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm, giá trong khoảng 8.500 - 9.000 đồng/kg.

Thực phẩm

Mặt hàng thực phẩm được dự báo tăng nhưng không nhiều do nguồn cung ổn định. Thịt lợn hơi: Miền Bắc giá phổ biến khoảng 47.000-50.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; miền Nam giá phổ biến khoảng 45.000-48.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg.

Thịt gà ta làm sẵn có kiểm dịch: Miền Bắc giá phổ biến khoảng 150.000-160.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; miền Nam giá phổ biến khoảng 130.000-140.000 đồng/kg, tăng 5.000-10.000 đồng/kg; gà công nghiệp làm sẵn ở mức 70.000-75.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg.

Giá một số loại rau củ quả ổn định: Bắp cải 12.000-15.000đồng/kg; khoai tây 15.000-20.000 đồng/kg; cà chua 15.000-20.000 đồng/kg. Giá một số mặt hàng thuỷ hải sản như cá, tôm…tăng nhẹ. Cụ thể: Cá chép 80.000-95.000 đồng/kg; tôm sú 200.000-220.000 đồng/kg; cá quả 120.000-150.000 đồng/kg.

Theo quy luật, nhu cầu tiêu thụ đối với nhiều nhóm hàng, nhất là hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả, đồ uống, bánh kẹo… sẽ tăng mạnh từ ngày 23 Tết và trong những ngày sát Tết sẽ tác động đến nhóm hàng thực phẩm. Ngoài ra, sức mua có khả năng thanh toán (tiền lương, thưởng cuối năm, giải ngân xây dựng cơ bản, kiều hối…) tăng cao dịp Tết cũng làm tăng nhu cầu mua sắm của người dân, gây sức ép tăng giá. Tuy nhiên do các doanh nghiệp và địa phương chuẩn bị tốt hàng hóa phục vụ nhu cầu nên mặt bằng giá thị trường Tết không có nhiều biến động, không xảy ra hiện tượng thiếu hàng, sốt giá, tăng giá đột biến.

III. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH NĂM 2015

1. Về phát triển ngành du lịch

- Triển khai xây dựng mới hoặc điều chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch của các địa phương theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được phê duyệt.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các địa phương, các Hiệp hội trong việc thúc đẩy nâng cao chất lượng giao thông vận tải, môi trường, văn hóa...

- Triển khai quyết liệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch và chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2012-2015 đã được phê duyệt nhằm tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm độc đáo, đặc trưng của du lịch từng vùng cũng như của du lịch Việt Nam; nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm du lịch và tăng cường xuất khẩu tại chỗ.

- Phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển du lịch. Đào tạo, tăng cường nhân lực, nghiệp vụ du lịch trong các hoạt động kinh doanh để thích ứng được yêu cầu phát triển du lịch.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp, đặc biệt công tác kiểm tra giám sát.

- Tăng cường đầu tư phát triển du lịch, tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế cùng đầu tư phát triển cơ sở vật chât kỹ thuật phục vụ du lịch.

2. Một số giải pháp điều hành xuất nhập khẩu năm 2015

- Nâng cao chất lượng để tăng giá trị với nhóm hàng sản xuất truyền thống (đặc biệt là nông, lâm, thủy sản) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng. Ban hành chính sách, biện pháp nhằm tổ chức lại sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất. Giảm các khâu trung gian trong việc cung ứng vật tư, thiết bị cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng và triển khai có hiệu quả chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, phát triển công nghiệp phụ trợ, tăng cường sử dụng máy móc vật tư, thiết bị sản xuất trong nước đã sản xuất được.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các cơ hội thị trường và các ưu đãi theo các cam kết quốc tế, nhất là các FTA đã ký kết; tập trung khai thác tốt hơn các thị trường truyền thống, đồng thời quan tâm phát triển các thị trường mới.

- Nâng cao hiệu quả công tác thông tin dự báo thị trường, phát hiện kịp thời và cảnh báo các doanh nghiệp nhằm phòng tránh việc các nước nhập khẩu áp đặt các biện pháp phòng vệ thương mại.

- Đàm phán, thỏa thuận về trao đổi thương mại cấp Chính phủ nhằm cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu, trình độ sản xuất trong nước và các cam kết quốc tế. Với các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có thâm hụt lớn trong quan hệ thương mại như Trung Quốc, Đài Loan và một số quốc gia ở châu Á khác, cần có giải pháp riêng để hạn chế nhập khẩu tùy thuộc vào đặc trưng trong thương mại buôn bán giữa Việt Nam và quốc gia đó.

- Rà soát các Hiệp định thương mại song phương và đa phương đã ký kết và cẩn trọng trong việc đẩy mạnh đàm phán ký kết các Hiệp định mới để một mặt mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng mặt khác kiểm soát được nhập khẩu. Tiến hành rà soát, đàm phán, ký mới và bổ sung các hiệp định đã ký về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, ổn định cho hàng hóa xuất khẩu.

- Điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối hài hòa giữa yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu.

- Rà soát đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, luồng lạch, kho tàng bến bãi tại các cảng biển và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Tăng cường công tác hậu kiểm về chất lượng, an toàn vệ sinh đối với sản phẩm nhập khẩu và lưu thông theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn; thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng và tạo hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, kiểm soát việc nhập nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu...

3. Về phát triển thị trường trong nước

3.1. Giải pháp chung

a. Các giải pháp phát triển thị trường và bảo đảm cung - cầu hàng hóa

- Nắm bắt kịp thời các diễn biến của thị trường, dự báo đúng và sớm các tình huống có thể xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

- Các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá cho những tháng đầu năm 2015.

- Tăng cường các biện pháp kiểm tra, quản lý thị trường bảo đảm cân đối cung cầu, chống đầu cơ, buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Thực hiện tốt công tác điều tiết thị trường, đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền, không để tình trạng thiếu hàng hóa xảy ra cục bộ ở một số nơi, đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu như lương thực, xăng dầu, sắt thép…

- Tiếp tục triển khai đưa hàng hóa về các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để mở rộng thị trường, nâng cao thị phần của hàng nội.

- Tiếp tục khai thác tốt năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường.

- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng thiết yếu để đưa vào vận hành, tạo nguồn cung đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường.

- Kịp thời trình Chính phủ phương án xuất cấp lương thực và các phương tiện tìm kiếm cứu nạn dự trữ nhà nước cho các địa phương, nhất là các tỉnh miền Trung để hỗ trợ khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội.

b. Các giải pháp nhằm bình ổn, tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả

-Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2015.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình bình ổn giá, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai thành phố có quyền số tính chỉ số giá lớn nhất trong cả nước, vì vậy, công tác bình ổn của hai thành phố này sẽ góp phần quyết định trong việc bình ổn giá trong phạm vi cả nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật về giá (đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá) gắn với kiểm tra, thanh tra, chấp hành chấp hành về thuế, phí, lệ phí; ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đặc biệt là việc điều chỉnh giá bất hợp lý các mặt hàng thiết yếu như thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, sữa dành cho trẻ em, thuốc chữa bệnh.

- Tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, về mở rộng thị trường, về thủ tục hành chính... để giúp các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa, chuẩn bị đủ chân hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong các dịp lễ.

- Các Bộ chuyên ngành chỉ đạo các Tổng công ty và doanh nghiệp thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, giảm định mức tiêu hao từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm.

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thông qua khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tích cực đưa hàng hóa về các vùng nông thôn; vùng sâu; vùng xa, nhằm mở rộng và thiết lập thị trường vững chắc cho hàng hóa sản xuất trong nước.

3.2. Giải pháp đối với các mặt hàng trọng yếu

a) Xăng dầu

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2010 – 2020, định hướng đến năm 2025.

- Theo dõi sát sao thị trường dầu thế giới để kịp thời điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ trong nước hợp lý, vừa đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp phân phối.

- Bảo đảm nguồn dầu nguyên liệu, đáp ứng tối đa yêu cầu về công suất của nhà máy lọc dầu Dung Quất.

b) Sắt thép

- Chỉ đạo các công ty sản xuất thép của Nhà nước, khuyến khích các công ty ngoài quốc doanh bố trí thời gian sản xuất phù hợp để tiết kiệm chi phí sử dụng điện, xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả, giảm các tầng nấc trung gian nhằm hạ giá thành sản phẩm.

- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thép.

- Xây dựng hàng rào kỹ thuật để hạn chế thép rẻ kém chất lượng thâm nhập thị trường trong nước.

c) Phân bón

- Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị nguồn hàng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu, tránh tăng giá đột biến, đặc biệt khi bước vào cao điểm mùa vụ.

- Tăng cường năng lực vận chuyển, đảm bảo cung ứng phân bón giữa các vùng, miền được thông suốt.

d) Xi măng

-Theo dõi chặt chẽ giá phân bón thế giới để có biện pháp điều tiết nhập khẩu và sản xuất phù hợp, không để xảy ra tình trạng thiếu phân bón gây sốt giá cục bộ, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cường công tác hải quan tại các cửa khẩu, đặc biệt là tại phía Bắc nhằm giảm buôn lậu phân bón qua đường tiểu ngạch.

đ) Lương thực, thực phẩm

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh và lực lượng Quản lý thị trường tại địa phương có đường biên giới tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, gia súc, gia cầm trên địa bàn và qua các cửa khẩu, đường tiểu ngạch biên giới, nhằm hạn chế nhập lậu các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm tràn vào nước ta gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội của nhân dân./.

Vụ Kinh tế Dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư