Nguyên nhân phong trào công nhân

- Vào 30 năm cuối thế kỷ XIX, trong các nước tư bản Âu - Mỹ, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng trở nên sâu sắc. Giai cấp công nhân đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn áp bức của giai cấp tư sản

, diễn ra cuối thế kỉ XIX tại các nước Tây Âu bắt nguồn từ sau các cuộc CM tư sản Anh, Pháp, Hà Lan,…Cụ thể phong trào được chia thành hai giai đoạn với hai đường lối đấu tranh và hệ tư tưởng khác nhau. 

Giai đoạn đầu từ năm 1889 – 1895

Trong giai đoạn này phong trào CNQT được lãnh đạo dưới sự chỉ đạo của Ăngghen (Friedrich Engels). Cũng trong giai đoạn này Quốc tế thứ hai (Quốc tế Cộng Sản thứ 2) đóng góp vai trò quan trọng trong việc định hướng giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh. 

Giai đoạn thứ hai diễn ra từ năm 1895 – 1914

Ăngghen mất năm 1895, Quốc tế thứ 2 tan rã. Đường lối đấu tranh của phong trào công nhân xa rời chủ trương của Ăngghen. Dần dần rơi vào con đường thỏa hiệp, đẩy quần chúng vào cuộc chiến tranh chấp quyền lợi và thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, do không có sự tích cực chống chiến tranh đế quốc. Tại Nga nhờ có sự lãnh đạo của Lê nin Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa dân chủ Nga còn duy trì theo con đường XHCN.

Nguyên nhân phong trào công nhân

Diễn biến phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX

Cuối thế kỉ XIX ( 30 năm cuối thế kỷ 19), mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản tại các nước tư bản Âu – Mỹ ngày càng trở nên sâu sắc. Để chống lại mọi thủ đoạn áp bức của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân đã tiến hành các cuộc đấu tranh. Trong phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX có các sự kiện quan trọng diễn ra bao gồm: 

  • Năm 1875 Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời.
  • Quốc tế thứ hai ra đời và hoạt động từ 1889-1914.
  • Phong trào công nhân và cuộc cách mạng Nga từ 1905-1907.
  • Năm 1899 tại LonDon Anh: Bãi công của công nhân khuân vác buộc chủ tăng lương.
  • Năm 1893 tại Pháp: Công nhân Pháp thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội.
  • 1-5- 1886 tại Chi-ca-go: Công nhân đình công đòi ngày làm việc 8 giờ, hơn 350.000  công nhân đình công , đòi ngày làm 8 giờ.
  • Từ năm 1889 ,ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động.

Nhận xét về phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX

Phong trào công nhân quốc tế diễn ra vào cuối thế kỷ XIX tại các nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã bắt đầu hình thành đường lối lãnh đạo. Phong trào đấu tranh có quy mô lớn hơn, mang đến hiệu quả tốt hơn. Qua các cuộc biểu tình và đấu tranh, đình công, công nhân đã biết cách đòi quyền lợi cho giai cấp mình đoàn kết lại với nhau để đạt được kết quả. Phong trào tuy chưa triệt để nhưng vẫn mang đến kết quả khả quan. 

Vì sao phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ? 

Nguyên nhân phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX

Giai đoạn cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu – Mĩ xảy ra mâu thuẫn trầm trọng giữa tư sản và vô sản. Bởi thế mà giai cấp công nhân đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn áp bức của giai cấp tư sản. Cụ thể như sau: 

  • Năm 1889 tại Anh, nhiều cuộc bãi công lớn đã nổ ra, đặc biệt là cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn đã buộc chủ phải tăng lương.
  • Năm 1893 tại Pháp, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội. 
  • Đầu năm 1886 tại Mỹ xuất hiện nhiều cuộc bãi công lớn nổ ra trong toàn quốc. Ngày 01/05/1880, hơn 350.000 công nhân đã đình công, đồng thời xuống đường biểu tình đòi ngày làm 8 giờ. Tuy bị đàn áp, nhưng cũng có 50.000 người được quyền làm việc 8 giờ/ngày. 
  • Sự phát triển của phong trào công nhân cùng với ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
    • Năm 1875, Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời.
    • Năm 1379, Đảng Công nhân Pháp được thành lập.
    • Năm 1883, Nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành.

Những sự kiện chứng tỏ phong trào công nhân phát triển

  • Năm 1889 tại LonDon Anh: Bãi công của công nhân khuân vác buộc chủ tăng lương.
  • Năm 1893 tại Pháp: Công nhân Pháp thắng lợi trong cuộc bầu cử  Quốc hội.
  • Ngày 01/05/1886 tại Chi-ca-go: Công nhân đình công đòi ngày làm việc 8 giờ, hơn 350.000  công nhân đình công , đòi ngày làm 8 giờ.
  • Từ năm 1889, ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động.

So với Công xã Paris, phong trào CNQT cuối thế kỷ XIX đã phát triển với quy mô lớn hơn. Có đường lối và người lãnh đạo với các cuộc đấu tranh và biểu tình đạt được hiệu quả tốt hơn. 

Kết quả của phong trào công nhân Quốc tế cuối thế kỷ XIX

  • Kết quả của phong trào công nhân là các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời tại mỗi nước. 
  • PTCNQT cuối thế kỷ XIX tuy không giải quyết triệt để vấn đề quyền bình đẳng cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và vô sản nhưng lại mang đến ý nghĩa cổ động mạnh mẽ. Phong trào đã đã tạo ra làn sóng đấu tranh rộng khắp tại các nước trên thế giới. Cho thấy sự lớn mạnh của giai cấp công nhân thế giới và chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa. 

DINHNGHIA.VN đã cung cấp đến quý vị và các bạn nội dung liên quan đến phong trào công nhân Quốc tế cuối thế kỷ XIX qua bài viết trên đây. Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến quý vị và các bạn!.