Nhà nước có thể phát hành trái phiếu trong trường hợp:

Show

Nhà nước có thể phát hành trái phiếu trong trường hợp:

Bạn đang tìm hiểu về trái phiếu là gì? Trong thị trường chứng khoán, chúng ta vẫn thường hay nghe đến trái phiếu và cổ phiếu của công ty. Vậy bản chất của trái phiếu là gì? Đặc điểm của trái phiếu ra sao? Trái phiếu gồm những loại nào? Và cách phân biệt được trái phiếu và cổ phiểu. Mời bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết “Trái phiếu là gì? Đặc điểm của trái phiếu mà bạn cần biết

Trái phiếu là gì? Theo Wikipedia: Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành buộc phải trả cho người sở hữu trái phiếu với một khoản tiền cụ thể. Trong một khoảng thời gian xác định, với một lợi tức theo quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp hay một tổ chức chính quyền như chính quyền và Kho bạc nhà nước.

Đặc điểm của trái phiếu Bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể mua trái chủ hoặc trái phiếu. Trên trái phiếu có thể ghi tên trái chủ được gọi là trái phiếu ghi danh hoặc có thể không ghi tên thì được gọi là trái phiếu vô danh. Người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền gọi là trái chủ. Trái chủ không chịu trách nhiệm nào về hiệu quả sử dụng vốn vay từ người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ thanh toán số nợ như đã cam kết trong hợp đồng cho vay. Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (còn được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền công như: chính quyền (gọi là công trái hay trái phiếu chính phủ); kho bạc nhà nước (còn gọi là trái phiếu kho bạc). Trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi. Đây là khoản thu cố định thường kỳ và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Bản chất của trái phiếu là chứng khoán nợ. Do đó khi công ty bị phá sản, giải thể thì cổ phần của công ty trước hết phải thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước đó. Được xem như là một nghĩa vụ bắt buộc. Sau khi trả nợ trái phiếu thì cổ phần mới được chia cho những cổ đông.

               Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp’), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh).

               Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay

Dưới đây là một số quy định liên quan đến phát hành trái phiếu của Công ty cổ phần:

Điều 111. Công ty cổ phần

  1. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Điều 128. Chào bán trái phiếu riêng lẻ

  1. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng, các tổ chức khác và chào bán trái phiếu ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  2. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là chào bán không thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ như sau:

       a) Nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ;

       b) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiểu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác.

      3. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

      a) Công ty đã thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán và đã đến hạn thanh toán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn;

      b) Có báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán;

      c) Bảo đảm điều kiện về tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật;

      d) Điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 129. Trình tự, thủ tục chào bán và chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ

  1. Công ty quyết định phương án chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này.
  2. Công ty công bố thông tin trước mỗi đợt chào bán cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và thông báo đợt chào bán cho sở giao dịch chứng khoán ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đợt chào bán trái phiếu.
  3. Công ty công bố thông tin về kết quả của đợt chào bán cho các nhà đầu tư đã mua trái phiếu và thông báo kết quả đợt chào bán đến sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán trái phiếu.
  4. Trái phiếu phát hành riêng lẻ được chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ quy định tại khoản 2 Điều 128 của Luật này, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, phán quyết của Trọng tài có hiệu lực hoặc thừa kế theo quy định pháp luật.
  5. Căn cứ quy định của Luật này và Luật Chứng khoán, Chính phủ quy định chi tiết về loại trái phiếu, hồ sơ, trình tự, thủ tục phát hành và giao dịch trái phiếu riêng lẻ; công bố thông tin; phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Điều 130. Quyết định chào bán trái phiếu riêng lẻ

  1. Công ty quyết định chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định sau đây:

       a) Đại hội đồng cổ đông quyết định về loại, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm chào bán đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm theo chứng quyền. Việc biểu quyết thông qua nghị quyết về chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 148 của Luật này;

       b) Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác và trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Hội đồng quản trị có quyền quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm chào bán, nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất. Báo cáo phải kèm theo tài liệu và hồ sơ về chào bán trái phiếu.

      2. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần.

Điều 131. Mua cổ phần, trái phiếu

         Cổ phần, trái phiếu của công ty cổ phần có thể được mua bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGUYỄN LÊ TRẦN VÀ CỘNG SỰ

Địa chỉ: 14-16 Tôn Đản, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0938343384 (Ls Binh) – 0938132982 (Ls Quyền) – 0977761893 (Ls Huy)

Email:

Web: citylawyer.vn

Luật sư hàng đầu tại ILAW: http://i-law.vn/luat-su/nguyen-duy-binh-301?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30

Trái phiếu là một loại chứng khoán chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một khoản lợi tức quy định.[1] Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc Nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.

Sau đây là các đặc điểm cơ bản của trái phiếu:

  • Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ có Công ty, mà còn có Chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương.
  • Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người Chủ sở hữu Công ty.
  • Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
  • Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông.

Với những đặc điểm trên, trên phương diện nhà đầu tư thì trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng.

  • Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.
  • Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu.
  • Thời hạn của trái phiếu là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn có thời gian từ 1 năm đến 5 năm. Trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên.
  • Kỳ trả lãi là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán trả lãi suất trái phiếu thường được mỗi năm hoặc hai năm một lần.
  • Giá phát hành là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh giá. Tùy theo tình hình của thị trường và của người phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp. Có thể phân biệt 3 trường hợp: giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá), giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu)và giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng)(Với mệnh giá là giá trị của cổ phiếu khi chào bán lần đầu và trên lý thuyết công ty phát hành cổ phiếu cam kết sẽ không phát hành thêm một cổ phiếu nào dưới mệnh giá đó).
  • Dù trái phiếu được bán với giá nào (ngang giá, giá chiết khấu hay giá gia tăng), thì lợi tức luôn được xác định theo mệnh giá của trái phiếu và khi đáo hạn, người có trái phiếu sẽ được thanh toán theo mệnh giá của trái phiếu.
  1. Trái phiếu của Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường; Vì vậy, Trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất.
  2. Trái phiếu của doanh nghiệp là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng.
  3. Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động.
  1. Trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
  2. Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi) là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
  3. Trái phiếu có lãi suất bằng không là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.
  1. Trái phiếu bảo đảm là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:
    • Trái phiếu có tài sản cầm cố là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.
    • Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.
  2. Trái phiếu không bảo đảm là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.
  1. Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
  2. Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành.
  1. Trái phiếu có thể chuyển đổi là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.
  2. Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
  3. Trái phiếu có thể mua lại là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

  1. ^ O'Sullivan, Arthur; Sheffrin, Steven M. (2003). Economics: Principles in action. Upper Saddle River, New Jersey 07458: Prentice Hall. tr. 197, 507. ISBN 0-13-063085-3.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)

  • Trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi: Nhiều rủi ro tiềm ẩn Lưu trữ 2010-04-07 tại Wayback Machine, Báo điện tử VNMedia, Cập nhật lúc 10 giờ 47 phút, ngày 27 tháng 2 năm 2010.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trái_phiếu&oldid=68696014”