Nhận định về văn chính luận

Nhận định về văn chính luận

Khái niệm: Là loại văn bản thể hiện những chánh kiến, bộc lộ những quan điểm chính trị, tư tưởng với những vấn đề xã hội nóng bỏng. Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đức.

Đặc điểm riêng:

Phong cách chính luận nổi bật tính khuynh hướng, tính luận chiến, tính cảm xúc, rất gần gũi với giọng điệu, kết cấu và chức năng của lời diễn thuyết hay hùng biện.

  • Về phương tiện ngữ âm: Phát âm rõ, hùng hồn, đúng ngữ điệu.
  • Về phương tiện từ ngữ: Dùng lớp từ chính luận, chính xác.
  • Phương tiện cú pháp: Chính luận và tính chiến đấu, bảo vệ chân lý. Kiên quyết chống lại những lời lẽ phản động và sai trái, nên căn cứ lý luận phải vững chắc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm, có thể sử dụng các biện pháp tu từ.

Phân loại:

  • Trước đây: Hịch, cáo.
  • Hiện nay: Lời kêu gọi, Các báo cáo chính trị, Xã luận, bình luận trên báo chí, phát thanh, truyền hình.
  • Văn bản nói: Diễn thuyết, phát triển, báo cáo, nói chuyện thời sự…

Tác phẩm điển hình:

  • Bình Ngô Đại Cáo (1428) của Nguyễn trãi
  • Hịch tướng sĩ (1284) của Trần Quốc Tuấn
  • Chiếu cầu hiền (1788) của Ngô Thời Nhậm
  • Tuyên ngôn độc lập và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) của Hồ Chí Minh
  • Đạo đức và lý luận Đông Tây (1925) của Phan Châu Trinh
  • Một thời đại trong thi ca (1942) của Hoài Thanh

Facebook

邮箱或手机号 密码

忘记帐户?

新建帐户

无法处理你的请求

此请求遇到了问题。我们会尽快将它修复。

  • 返回首页

  • 中文(简体)
  • English (US)
  • 日本語
  • 한국어
  • Français (France)
  • Bahasa Indonesia
  • Polski
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano

  • 注册
  • 登录
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Watch
  • 地点
  • 游戏
  • Marketplace
  • Facebook Pay
  • Oculus
  • Portal
  • Instagram
  • Bulletin
  • 本地
  • 筹款活动
  • 服务
  • 选民信息中心
  • 小组
  • 关于
  • 创建广告
  • 创建公共主页
  • 开发者
  • 招聘信息
  • 隐私权政策
  • Cookie
  • Ad Choices
  • 条款
  • 帮助中心
  • 联系人上传和非用户
  • 设置
  • 动态记录

Meta © 2022

Câu hỏi: Văn chính luận là gì?

Trả lời:

     Văn chính luận (tiếng Pháp: articles sur la vie politique et sociale) là thể văn nghị luận viết về những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học,văn hóa,xã hội,…

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thể loại văn học này nhé:

1. Tìm hiểu bản chính luận

- Văn bản chính luận thời xưa viết theo các thể loại như hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu…

- Văn bản chính luận hiện đại bao gồm các thể loại:

     Các cương lĩnh; tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu; các bài bình luận, xã luận; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị…

- Vai trò của văn bản chính luận:

     Mục đích của văn chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định. Chính vì thế, tác phẩm chính luận bao giờ cũng thể hiện khuynh hướng tư tưởng, lập trường công dân rõ ràng. Tình cảm sục sôi, luận chiến quyết liệt và tính khuynh hướng công khai là những dấu hiệu quan trọng của phong cách chính luận. Tất cả những cái đó làm cho giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn chính luận gần gũi với giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn tuyên truyền, hùng biện.

     Đặc trưng cơ bản của văn chính luận là tính chất luận thuyết.

     Khác với văn học nghệ thuật, văn chính luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ. Văn chính luận đôi khi cũng tái hiện đời sống, biểu cảm các tính cách và số phận.

     Nhưng người viết văn chính luận tái hiện đời sống, miêu tả tính cách, số phận chỉ nhằm mục đích đưa ra những ví dụ sinh động làm cơ sở cho lập luận thường là những hình tượng minh họa, nó chỉ chứa đựng nội dung phổ quát của chủng loại, chứ không phải là hiện tượng tiêu biểu cho cái độc đáo, không lặp lại.

     Văn chính luận giữ vai trò đặc biệt trong các cuộc đấu tranh xã hội, trong lịch sử văn hóa của nhân loại nói chung, của dân tộc ta nói riêng. Hịch tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo,Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những tác phẩm chính luận bất hủ.

a). Tuyên ngôn (SGK):

- Thể loại: Tuyên ngôn.

- Mục đích: Trích bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

- Thái độ người viết: Đàng hoàng, chững chạc tạo nên sắc thái hùng hồn, đanh thép.

- Quan điểm người viết đứng trên lập trường dân tộc và nguyện vọng của dân tộc để viết bản tuyên ngôn.

b). Bình luận thời sự (SGK):

- Bàn, đánh giá, nhận định về một tình hình, một vấn đề, thường là xã hội, chính trị xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm.

- Thể loại: Bình luận thời sự.

- Mục đích: Tổng kết một giai đoạn cách mạng thắng lợi và sách lược của CMT8, ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám.

- Thái độ: Chỉ rõ kẻ thù số một là phát xít Nhật và khẳng định Pháp không còn là đồng minh chống Nhật.

- Quan điểm: Đứng trên lập trường dân tộc, của người chiến sĩ cộng sản trong sự nghiệp chống phát xít.

c). Xã luận (SGK):

- Bài chính luận trình bày quan điểm của tờ báo về một vấn đề thời sự quan trọng, thường đăng ở trang nhất.

- Thể loại: Xã luận.

- Mục đích: Nói về những thành tựu, triển vọng của đất nước.

- Thái độ: Thể hiện niềm vui, tin tưởng qua giọng văn tự hào, sôi nổi.

- Quan điểm: Đứng trên lập trường dân tộc của một người dân Việt Nam.

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.

a). Các dạng tồn tại, phạm vi tồn tại của ngôn ngữ chính luận.

- Ở dạng viết, ngôn ngữ chính luận được dùng trong các tác phẩm lí luận và các tài liệu chính trị…

- Ở dạng nói, ngôn ngữ chính luận tồn tại trong những lời phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận… mang tính chất chính trị.

- Không phải tất cả các phát biểu trong các hội nghị, đại hội đều theo phong cách ngôn ngữ chính luận (tùy theo nội dung, có những bài phát biểu theo phong cách ngôn ngữ hành chính, khoa học…). Chỉ có những bài phát biểu nội dung bàn về chính trị, mang tính chất chính trị thì mới sử dụng ngôn ngữ chính luận.

b). Phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác (hội thảo khoa học, bình luận văn chương…).

- Ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác chỉ các phương tiện ngôn ngữ dùng trong các văn bản nhằm diễn giải, phân tích, bình luận… về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội, trong văn chương… là phương pháp nghị luận.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 10 hay nhất