Nhân vật ta trong đoạn trích là ai

1.1. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa trang 192 và trả lời các câu hỏi:

a. Đọc trích kể về ai và kể về sự kiện gì?

  • Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên.

b. Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? Những dấu hiệu nào cho ta biết ơ đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?

  • Người kể không phải là một trong ba nhân vât. Chuyện được kể bằng ngôi thứ ba người dấu mặt. Nếu người kể là một trong ba nhân vật thì nhân xưng phải là tên một trong ba người này hoặc là xưng "tôi".

  • Các nhân vật là những đối tượng được kể lại từ một người khác, không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng biết tất cả, chứng kiến tất cả. Cần phân biệt giữa người kể chuyện và tác giả, ngay cả khi chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng "tôi".

c. Những câu "giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ", "những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy", ...là nhận xét của người nào, về ai?

  • Những câu đó là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh.
  • Người kể chuyện như nhập vào anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó không chỉ nói hộ anh thanh niên mà còn là tiếng lòng của nhiều người trong hoàn cảnh, tình huống của anh thanh niên.

d. Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật?

  • Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi người, mọi hoạt động, mọi tâm tư tình cảm của nhân vật. Ta thấy điều này vì người kể chuyện vừa kể, vừa tả, vừa nói hộ các suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật.

1.2. Ghi nhớ

  • Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất [xưng "tôi"] còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
  • Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể.

I – VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 1. Đọc đoạn trích sau:

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. - Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. - Chào anh.

[Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa]

2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: a] Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì? b] Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? [Gợi ý: Có phải là một trong các nhân vật: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên hay là một người nào đó?] Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? [Gợi ý: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?...] c] Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,... là nhận xét của người nào, về ai? d*] Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

Ghi nhớ

- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất [xưng “tôi”] còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể.


II. LUYỆN TẬP 1. Đọc đoạn trích sau:
Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

[Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ]

2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

a] So với đoạn trích ở mục I [trong Lặng lẽ Sa Pa], cách kể ở Đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?


b] Chọn một trong ba nhân vật [người hoạ sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp] là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.

Phân tích nhân vật ông họa sĩ

Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?

Ai là người kể về các nhân vật và sự kiện trên?

So với đoạn trích trong Lặng lẽ Sa Pa, cách kể ở đoạn trích này có gì khác?

Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập làm văn số 3 - văn tự sự

a, người kể là Lão Hạc kể về việc sau khi lão bán chó

b, từ tượng hình: già, lão, 

từ tượng thanh: ư ử

c, Vì không muốn làm ảnh hưởng đến mọi người, Lão Hạc đã gửi ông giáo tiền để lo ma chay cho mình

d,       Qua Vb " LÃO HẠC" nhà văn Nam Cao đã khắc họa thành công nhân vật Lão Hạc, một người nông dân nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng.Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào.

Đua top nhận quà tháng 4/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Câu 2 trang 22 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Người kể trong đoạn trích là ai? Việc tác giả dùng ngôi kể đó có tác dụng gì?

Trả lời:

Trong văn bản, người kể xưng “tôi” – cậu bé Hồng. Tuy nhiên, đây là hồi kí mang tính tự truyện nên hiểu rộng ra, cũng có thể nói người kể ở đây chính là nhà văn Nguyên Hồng.

Việc tác giả kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” có tác dụng kể và tả chi tiết các sự kiện, sự việc, có điều kiện đi sâu vào tâm tư tình cảm, suy nghĩ của nhân vật chính. Kể theo ngôi xưng “tôi” cũng làm tăng tính xác thực của hồi kí, thể hiện người kể đã chứng kiến, có tham gia vào sự kiện, sự việc đã kể.

1a)Hoàn cảnh ra đời:khoảng năm 1285,trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ 2.Tên đầy đủ là Dụ chư tỳ tướng hịch văn.

1b)

Đặc điểm của thể hịch

Dẫn chứng từ Hịch tướng sĩ

– Chức năng chủ yếu của hịch là cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đâu tranh chống kẻ thù.

– Khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

– Về kết cấu, thông thường bài hịch gồm bốn phần chính. Tất cả các phần đều hướng tới tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

– Kết cấu bốn phần, các phần đều hướng tới tư tưởng chủ đạo : nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng.

– Hịch thời xưa thường được viết theo lối văn biền ngẫu. Cũng có khi hịch được viết bằng văn xuôi, có khi sử dụng phối hợp các thể văn khác nhau. Dù sử dụng thể văn nào thì lời hịch cũng trang trọng, hùng hồn.

– Hịch tướng sĩ có sự đan xen tản văn (văn xuôi) với biền văn : “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”,..

– Lập luận đanh thép, hùng hồn, thường kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn, giữa tư duy lô-gíc và tư duy hình tượng, sử dụng linh hoạt cách lập luận tương đồng và lập luận tương phản, khẳng định hoặc phủ định.

– Kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn, giữa tư duy lô-gíc và tư duy hình tượng (đoạn tố cáo tội ác kẻ thù), những hình tượng ữong sự đối lập, tương phản (đoạn phê phán thái độ bàng quan, hưởng lạc của tướng sĩ,…)

1b)nội dung chính:

-Tố cáo tội ác của giặc, bằng những lời lẽ đau xót ẩn dụ, nhưng cụ thể, xem chúng như loài cầm thú, cú diều, dê chó, hổ đói. Lên án thói khinh mạn, hống hách băng những từ ngữ giàu hình ảnh: “đi lại nghênh ngang”, “uốn lưỡi cú u”, “sỉ nhục triều đình” Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhân thức được hiểm hoạ của đất nước, nguyên nhân và nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc và thể hiện tâm tư của vị thống soái-tấm lòng yêu nước vĩ đại.

-Biện pháp nghệ thuật:

-Biện pháp tu từ:

+ So sánh: ruột đau như cắt.

+Nói quá: nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù

1c)ko bik làm

1d)câu in đậm cỗ nào ạk:))

2a)phần thứ 8

2b,c,d,e tự làm đi tui mệt quá