Nhiệm vụ của trường đại học và cao đẳng

1. Chức năng:

Phòng Đào tạo là một đơn vị chức năng tham mưu giúp việc cho Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học, cao đẳng thuộc các loại hình đào tạo cấp bằng theo quy định của luật giáo dục (chính quy, vừa làm vừa học, liên thông...), cụ thể trên một số mặt:

  • Tham mưu hoạch định chiến lược phát triển đào tạo.
  • Xây dựng các quy chế và văn bản phục vụ tổ chức và quản lý đào tạo.
  • Tổ chức xây dựng, quản lý chương trình đào tạo và tài liệu giảng dạy, học tập.
  • Tổ chức tuyển sinh và các cuộc thi học thuật cấp Trường có liên quan.
  • Xây dựng và quản lý kế hoạch giảng dạy và học tập.
  • Theo dõi quá trình giảng dạy, học tập và kết quả học tập.
  • Quản lý việc in ấn, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đào tạo.
  • Hỗ trợ công tác quản lý kinh phí đào tạo.
  • Các nhiệm vụ khác theo phân công của Nhà trường.

2. Chức năng

  • Phối hợp với các đơn vị quản lý đào tạo thuộc Trường nghiên cứu và đề xuất với Ban giám hiệu về các mục tiêu, định hướng phát triển các trình độ và loại hình đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chương trình giáo dục đào tạo và các nguồn lực phục vụ đào tạo.
  • Thường trực soạn thảo mới, sửa đổi hoặc cập nhật; trình ký, ban hành theo thẩm quyền các văn bản, quy chế, quy định, đề án, thống kê, báo cáo, biểu mẫu... về công tác đào tạo.
  • Tham mưu tổ chức hướng dẫn và thẩm định hồ sơ, thủ tục mở chương trình mới, ngành học mới, học phần mới; tổ chức xây dựng mới, cập nhật các chương trình đào tạo.
  • Quản lý thống nhất tên và khung chương trình đào tạo, mã ngành và chuyên ngành, mã học phần của tất cả các ngành, chuyên ngành và học phần đang đào tạo.
  • Phối hợp với các đơn vị chức năng khác (Phòng Khoa học & Công nghệ, Trung tâm Thông tin tư liệu, Nhà xuất bản...) trong công tác lựa chọn, biên soạn, mua, xuất bản giáo trình, bài giảng, tài liệu cần thiết phục vụ giảng dạy và học tập.
  • Xây dựng phương án và kế hoạch tuyển sinh trình Hiệu trưởng phê duyệt hàng năm; là đơn vị thường trực của Hội đồng tuyển sinh để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cần thiết trong quy trình tuyển sinh theo quy chế hiện hành.
  • Xây dựng kế hoạch giảng dạy học tập tổng thể theo từng năm học, học kỳ cho các loại hình đào tạo và kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện.
  • Lập lịch học, lịch thi học kỳ, thi tốt nghiệp tập trung; phối hợp tổ chức các cuộc thi, hội thi cấp Trường có tính học thuật liên quan (Olympic, chuẩn đầu ra…)
  • Tham mưu bố trí, sử dụng các phòng học và cơ sở vật chất khác phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
  • Thường trực Hội đồng cấp Trường trong tổ chức xét trúng tuyển và tổ chức nhập học đầu khóa; xét xếp ngành, xếp lớp; xét chuyển lớp, chuyển ngành; xét học tiếp, buộc thôi học; xét tốt nghiệp cuối khóa và cấp phát văn bằng tốt nghiệp.
  • Tham mưu chỉ đạo tổ chức công tác khảo thí; chủ trì tổ chức thi tự luận tập trung đối với các học phần cơ sở cơ bản của hệ chính quy.
  • Kiểm tra, giám sát việc nhập điểm toàn trường và phối hợp với Trung tâm Quản trị mạng để đưa kết quả điểm thi lên Website Trường.
  • Giải quyết các đơn từ, khiếu nại về tuyển sinh, đăng ký học phần, điểm thi, chuyển điểm, bảo lưu điểm của sinh viên.
  • Tiếp nhận hồ sơ đăng ký học cùng lúc 2 chương trình đào tạo và trực tiếp theo dõi quá trình đào tạo đối với các sinh viên này theo quy chế chung.
  • Phối hợp với Phòng Tài vụ trong các công tác: đề xuất các mức học phí, lệ phí; tiến độ đăng ký học tập và thu học phí; thống kê học phí phải đóng, học phí nợ...
  • Phối hợp với các đơn vị liên quan tính toán khối lượng giảng dạy hàng năm.
  • Quản lý việc mua phôi, in ấn và cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định.
  • Phối hợp với các đơn vị trong trường thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới phạm vi công tác của đơn vị và những nhiệm vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng.

Hội nghị do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì. Tham dự có đại diện lãnh đạo các cơ sở GDĐH, các trường cao đẳng sư phạm, các trường trung cấp sư phạm trên cả nước.

Nhiệm vụ của trường đại học và cao đẳng

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Theo báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 đánh giá kết quả thực hiện 9 nhiệm vụ 5 giải pháp theo Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng và phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018 và những năm tiếp theo của GDĐH.

Các đại biểu thảo luận những vấn đề thực tiễn đang đặt ra của ngành và những mục tiêu chiến lược mà GDĐH cần đạt được trong những năm tới để thực hiện thành công Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT.

Năm học 2016-2017 là năm đầu tiên GDĐH xác định những bước đi phù hợp và lộ trình cụ thể, đặt nền tảng vững chắc cho công cuộc đổi mới trong những năm tới và đã đạt được số thành tựu, cụ thể:

Công tác quản lý nhà nước về GDĐH đã có những đổi mới mạnh mẽ thông qua việc việc rà soát, xây dựng, ban hành nhiều văn bản mới nhằm tăng cường quyền tự chủ của các nhà trường, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng GDĐH.

Khung trình độ quốc gia đã được ban hành; hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục được đẩy mạnh, nhiều chương trình, cơ sở GDĐH đã được kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; các chương trình chất lượng cao, chương trình liên kết đào tạo đã đem lại những thành quả thiết thực góp phần nâng cao tính cạnh tranh của lực lượng lao động trẻ trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Công tác tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2017 tiếp tục được đổi mới thể hiện tính khoa học, hợp lý, đảm bảo khách quan, công bằng đối với tất cả thí sinh và các trường, được xã hội đánh giá cao. Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay cơ bản đã đạt được những mục tiêu Nghị quyết 29 đề ra, đặt nền tảng để thực hiện ổn định thi/tuyển sinh trong những năm sắp tới.

Tuy nhiên quá trình phát triển của năm học vừa qua cũng đã bộc lộ những hạn chế tồn tại: Tự chủ đại học mới được thực hiện thí điểm trên cơ sở hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ nên việc triển khai còn nhiều vướng mắc; hội đồng trường là cơ chế bắt buộc phải có để thực hiện tựu chủ nhưng đến nay nhiều trường vẫn chưa thành lập hội đồng trường, kể cả những trường đang thực hiện thí điểm tự chủ.

Hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH chưa được quan tâm đúng mức; đào tạo chưa thực sự gắn kết với thị trường lao động; đầu tư cho các điều kiện đảm bảo chất lượng không tương xứng với quy mô đào tạo; chất lượng đào tạo trong GDĐH nhìn chung được cải thiện nhưng chuyển biến về chất lượng đào tạo còn cục bộ, chưa mang tính hệ thống.

Nhiệm vụ của trường đại học và cao đẳng

Các đại biểu tham dự hội nghị

6 nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục đại học

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại của năm học vừa qua, trên cơ sở bám sát khung 9 nhiệm vụ trọng tâm của ngành, năm học 2017-2018 GDĐH sẽ tập trung vào 6 nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể:

Hoàn thiện quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDĐH và cơ sở đào tạo giáo viên, khuyến khích phát triển/thành lập mới các trường ĐH ngoài công lập hoạt động không vì lợi nhuận; tăng cường sử dụng các công cụ quản lý nhà nước như công khai, minh bạch thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, kết quả đầu ra, kiểm định chất lượng giáo dục để định hướng đầu tư và tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở trong hệ thống cho phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học; tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo phát huy sự năng động, sáng tạo để nâng cao chất lượng đào tạo; thành lập Hội đồng trường trong toàn hệ thống; hoàn thiện các chuẩn chất lượng đối với GDĐH làm căn cứ để các cơ sở đào tạo thực hiện tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý, xã hội và người học giám sát.

Tiếp tục phát huy hiệu quả của các chương trình đào tạo chất lượng cao, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường để nâng cao tỷ lệ có việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

Hoàn thành việc xây dựng chuẩn giảng viên và cán bộ quản lý để đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu đào tạo chất lượng cao và quản trị GDĐH hiệu quả trong điều kiện tự chủ đại học và hội nhập quốc tế.

Tăng cường công tác dự báo nhu cầu nhân lực, phát triển các ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, thực hiện liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và GDĐH để thúc đẩy phân luồng; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, mở rộng hội nhập quốc tế trong GDĐH.

Đẩy mạnh kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo, các chương trình đào tạo, khuyến khích kiểm định theo các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, tăng cường công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài để cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo./.

Tính đến hết năm học 2016-2017, hệ thống hiện có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Đối với nhóm trường sư phạm và đào tạo giáo viên, hiện nay có 58 trường đại học, 57 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên (trong đó có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 02 trường trung cấp sư phạm).

Về quy mô đào tạo: năm học 2016-2017, tổng quy mô sinh viên đại học 1.767.879 sinh viên, giữ ổn định so với năm học 2015-2016; quy mô sinh viên cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 sinh viên.

Về phát triển đội ngũ giảng viên, năm học 2016-2017, tổng số giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người, tăng 4,6% so với năm học 2015-2016, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 (tăng 21,4%) và thạc sĩ là 43.065 (tăng 6,6%).

Cả nước có 100 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định giáo dục quốc tế, 4 trường ĐH đạt chuẩn kiểm định chất lượng Châu Âu.

Nhật Hồng