Ninh Thuận có bao nhiêu hộ?

Ninh Thuận ở đâu? Ninh Thuận tiếp giáp với những tỉnh nào hay Ninh Thuận có bao nhiêu huyện là vấn đề nhiều người quan tâm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu những vấn đề nếu trên, hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Ninh Thuận ở đâu? Tìm hiểu vị trí địa lý tỉnh Ninh Thuận:

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, cách TPHCM 324km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội 1380km về phía bắc và cách Nha Trang 100km theo đường Quốc lộ 1A và cách Đà Lạt 110km theo quốc lộ 27, được đánh giá là có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội. Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía tây là vùng đồi núi và núi cao, phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam. Vùng núi cao chiếm 63,2 % tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 14,4% và đồng bằng là 22,4%.

Ninh Thuận có bao nhiêu hộ?

2. Ninh Thuận có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Ninh Thuận có 1 thành phố, 6 huyện, 3 thị trấn, 15 phường và 47 xã. Dưới đây là danh sách các huyện thuộc địa bàn tỉnh Ninh Thuận:

  • Huyện Ninh Sơn
  • Huyện Ninh Phước
  • Huyện Bác Ái
  • Huyện Thuận Bắc
  • Huyện Thuận Nam
  • Huyện Ninh Hải
  • Thành Phố Phan Rang Tháp Chàm

Huyện Ninh Sơn:

Ninh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 36 km, có tổng diện tích tự nhiên 77.194 ha, chiếm 22,95% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số toàn huyện: 20.338 hộ/83.568 khẩu Huyện Ninh Sơn là cửa ngõ giao lưu của tỉnh Ninh Thuận với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Với nhiều cảnh quan thiên nhiên, các điểm du lịch hấp dẫn như Rừng nguyên sinh, đèo Ngoạn Mục, thác Sakai, suối Thương, thác Tiên, khu du lịch sinh thái Sông Ông, … là một lợi thế để phát triển du lịch sinh thái rừng, thể thao, leo núi, dịch vụ vui chơi giải trí nghỉ dưỡng. Là huyện có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, được hưởng lợi đầu nguồn nhà máy thủy điện Đa Nhim, đập thủy lợi Sông Pha, Nha Trinh, hồ Cho Mo và trong tương lai là đập dâng Tân Mỹ, hồ Sông Than,... đây là cơ hội tốt để phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.

Huyện Ninh Phước:

Ninh Phước là một huyện thuộc Tỉnh  Ninh Thuận,  phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Ninh Sơn, phía Đông Bắc giáp thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Thuận Nam, phía Đông giáp biển Đông. Dân số toàn huyện: 135.146 người. Làng Bàu Trúc ở Ninh Phước nổi tiếng cả nước với nghề truyền thống gốm Bàu Trúc. Làng Mỹ Nghiệp có nghề truyền thống là dệt thổ cẩm. Ngoài ra huyện Ninh Phước còn có món ăn đặc sắc là canh dưa hồng và một số món ăn được chế biến từ con dông. Hiện nay, các điểm du lịch sinh thái ở huyện Ninh Phước thu hút đông đảo du khách đến tham quan với không khí ngày càng nhộn nhịp. Điểm du lịch đồi cát Nam Cương (xã An Hải) luôn mang đến cho du khách những thú vị bởi bức tranh sóng cát thật kỳ thú. Điểm du lịch văn hóa và sinh thái cánh đồng hoa Sen tại làng Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân) ngày càng hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên độc đáo với khung cảnh thơ mộng đầy ấn tượng.

Huyện Bác Ái:

Huyện Bác Ái nằm ở phía tây bắc tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp huyện Ninh Sơn và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, phía Đông giáp huyện Thuận Bắc và Ninh Hải. Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Nha Trang – Phan Thiết đi qua đang được xây dựng. Dân số toàn huyện:  27.204 ngườiCó dịp đến huyện miền núi Bác Ái, du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp độc đáo và quyến rũ của miền sơn cước. Điểm du lịch thác Chapơr (xã Phước Tân) thật kỳ thú với thác nước trắng xóa; Suối Lạnh (xã Phước Thành) với dòng nước mát lạnh trong vắt; suối Ô Cam (xã Phước Trung) thật kỳ thú với thiên nhiên hoang dã …. Là điểm đến về du lịch sinh thái, cộng đồng cùng trải nghiệm với núi rừng nguyên sinh rất hùng vĩ bên những dòng suối trong mát, thơ mộng. Ngoài ra còn có Vườn Quốc gia Phước Bình, với hệ sinh thái vô cùng đa dạng, thiên nhiên hoang dã, hệ thống sông suối khúc khuỷa chênh vênh giữa các mõm đá tạo nên nơi đây một bức tranh thiên nhiên sinh động tuyệt vời.

Huyện Thuận Bắc:

Huyện Thuận Bắc nằm ở phía đông bắc tỉnh Ninh Thuận, có phía đông bắc giáp Biển Đông, phía tây giáp huyện Bác Ái, phía đông và nam giáp huyện Ninh Hải, phía bắc giáp thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Dân số toàn huyện:  34.675 người (2005). Di tích lịch sử Lá chắn thép Du Long, Suối Tiên (xã Công Hải), điểm du lịch thiên nhiên suối Sừng Trâu, làng nghề đan lát thôn Tập Lá (xã Phước Chiến), Khu di tích lịch sử Ba Tháp (xã Bắc Phong)… được đánh giá là những tiềm năng và thế mạnh du lịch trên địa bàn huyện Thuận Bắc.

Huyện Thuận Nam:

Huyện Thuận Nam nằm phía Nam tỉnh Ninh Thuận, trung tâm huyện cách Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 20 km. Dân số năm 2010 có 55.187 ngườI. Những năm gần đây, huyện Thuận Nam có nhiều chuyển biến trong phát triển du lịch, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư. Một số điểm du lịch hấp dẫn như: Khu du lịch Cà Ná; Khu du lịch nghỉ dưỡng Hòn Cò; Khu du lịch Mũi Dinh… và một số danh lam thắng cảnh trên cung đường ven biển, đoạn Mũi Dinh – Cà Ná.

Huyện Ninh Hải:

Ninh Hải nằm phía Đông Bắc tỉnh Ninh Thuận, trung tâm huyện là thị trấn Khánh Hải, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 8 km, có vị trí địa lý: - Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. - Phía Tây Bắc giáp huyện Bác Ái và Thuận Bắc. - Phía Tây Nam giáp thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. - Phía Bắc giáp huyện Thuận Bắc. Dân số toàn huyện Nông thôn: 77.316 người Thành thị: 16.399 người Ninh Hải có nhiều khu vực Du lịch trọng điểm với nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao giải trí biển, du lịch văn hóa, tham quan, nghiên cứu khoa học… cùng điểm đến khám phá hấp dẫn như: Vịnh Vĩnh Hy, Bãi Kinh, Hòn Đỏ, Vườn Quốc gia Núi Chúa gắn với các di sản văn hóa múa Náp, địa chỉ đỏ CK19... Điểm nhấn nổi bật nhất tại khu du lịch này chính là khu nghỉ dưỡng Amanơi, được đánh giá là khu nghỉ dưỡng cao cấp xứng tầm quốc tế.  Các đơn vị lữ hành dễ dàng tiếp cận khai thác các tuyến điểm du lịch nổi bật, có sức hút đặc biệt, đa dạng phục vụ cho rất nhiều đối tượng khách địa bàn huyện Ninh Hải: Tuyến du lịch biển, thể thao, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe Ninh Chữ - Xuân Hải - Hòn Đỏ - Vĩnh Hy; tuyến du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Đầm Nại - Thanh Hải - Vườn Quốc gia Núi Chúa; tuyến du lịch văn hóa Ninh Chữ - Cà Đú - Xuân Hải - Hòn Đỏ - Vĩnh Hy. Tuyến du lịch nội tỉnh: Ninh Hải - đường ven biển - Phước Dinh - Cà Ná - Làng Chăm (Mỹ Nghiệp, Bàu Trúc) - Tháp Pô Klong Garai - Phan Rang. Tuyến Ninh Hải - Thuận Bắc - Ninh Sơn - Bác Ái; Tuyến Bình Tiên - Vịnh Vĩnh Hy - Suối Lồ Ồ - Hang Rái - Nho Thái An - Ninh Chữ Bay - Biển Bình Sơn, Ninh Chữ. Có thể nói, Ninh Hải là một trong những huyện phát triển nhất của Tỉnh cả về kinh tế lẫn du lịch.

Thành phố Phan Rang Tháp Chàm

Khi tiếp cận địa danh Phan Rang – Tháp Chàm, tên hành chính của thành phố thuộc tỉnh Ninh Thuận hiện nay, nhiều người chưa rõ vì sao có cách ghép như vậy; lại có nhiều cách giải thích khác nhau. Sau một thời gian tìm hiểu trong tư liệu, xin trình bày sơ lược đến quý độc giả rằng: Phan Rang – Tháp Chàm có một lịch sử xuất hiện, thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Địa danh hành chính ghép là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm xuất hiện năm 1948 do chính quyền Cách mạng tỉnh đặt. Trước năm 1948, toàn tỉnh Ninh Thuận chia thành 5 vùng Hành chính để điều hành chống Pháp. "Tháng 8 năm 1948, vùng 5 được đổi thành thị xã Phan Rang – Tháp Chàm; địa danh Phan Rang – Tháp Chàm chính thức biết đến từ đó Về vị trí thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, phía Bắc giáp huyện Bác Ái và huyện Ninh Hải, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn, phía Nam giáp huyện Ninh Phước, phía Đông giáp biển Đông. Theo Nghị định 21/2007/NĐ-CP ngày 8 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm được thành lập. Từ ngày 21 tháng 1 năm 2008, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có sự điều chỉnh địa giới giữa các xã Mỹ Hải, Văn Hải, các phường Mỹ Đông, Tấn Tài, Thanh Sơn; thành lập mới phường Mỹ Bình (từ một phần của xã Mỹ Hải, xã Văn Hải); thành lập phường Mỹ Hải (từ phần còn lại của xã Mỹ Hải); thành lập phường Văn Hải (từ phần còn lại của xã Văn Hải). Hiện nay thành phố có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 15 phường: Đô Vinh, Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà, Đài Sơn, Thanh Sơn, Kinh Dinh, Mỹ Hương, Tấn Tài, Đạo Long, Đông Hải, Mỹ Đông, Mỹ Bình, Mỹ Hải, Văn Hải và 1 xã Thành Hải. Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg công nhận thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Có bao nhiêu huyện ở Ninh Thuận?

Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 6 huyện. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố loại II thuộc Tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Tỉnh, cách TP. Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách TP.

Ninh Thuận có bao nhiêu phương xã?

Tỉnh Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện; 65 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 47 xã, 15 phường và 3 thị trấn.

tỉnh Ninh Thuận có diện tích là bao nhiêu?

3.358 km²Ninh Thuận / Diện tíchnull

tỉnh Ninh Thuận có bao nhiêu thành phố?

Tỉnh Ninh Thuận có bao nhiêu thành phốbao nhiêu huyện? Theo bản đồ hành chính, nơi đây 7 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc gồm 6 huyện và 1 thành phố; 65 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 3 thị trấn, 15 phường và 47 xã.