Nơi ở ngoại trú là gì

Khoản 1 Điều 58 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã chỉ rõ các trường hợp phải điều trị nội trú như sau:

- Có chỉ định điều trị nội trú của người hành nghề thuộc cơ sở KCB;

- Có giấy chuyển đến cơ sở KCB từ cơ sở KCB khác.

Trong đó, các trường hợp phải chuyển cơ sở KCB được liệt kê tại khoản 5 Điều này bao gồm:

- Bệnh vượt quá khả năng điều trị và điều kiện vật chất của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Bệnh không phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Theo yêu cầu của người bệnh.

Nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp điều trị nội trú, cơ sở KCB phải có trách nhiệm nhận người bệnh vào cơ sở mình và hướng dẫn họ đến khoa sẽ điều trị nội trú.

Như vậy, có thể hiểu, điều trị nội trú là việc thực hiện điều trị khi có chỉ định điều trị nội trú của bác sĩ hoặc có giấy chuyển tuyến từ cơ sở KCB khác. Và khi đó, người bệnh phải tiến hành nhập viện để tiếp nhận điều trị.

Điều trị ngoại trú là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trường hợp được xác định là điều trị ngoại trú gồm:

- Người bệnh không cần điều trị nội trú;

- Người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng phải theo dõi và điều trị tiếp sau khi ra khỏi cơ sở KCB.

Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều này, khi quyết định người bệnh phải điều trị ngoại trú, bác sĩ phải có trách nhiệm:

- Lập hồ sơ bệnh án ngoại trú;

- Ghi sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú trong đó ghi rõ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc và thời gian khám lại.

Từ những căn cứ trên, có thể hiểu đơn giản, điều trị ngoại trú là việc người bệnh tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhưng không cần nhập viện. 
 

Nơi ở ngoại trú là gì

Phân biệt điều trị nội trú và điều trị ngoại trú (Ảnh minh họa)

Phân biệt quyền lợi BHYT giữa điều trị nội trú và điều trị ngoại trú

Trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến

Căn cứ Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT và khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, các trường hợp được xác định là đúng tuyến KCB BHYT gồm:

- KCB đúng nơi đăng ký KCB ban đầu;

- KCB tại nơi được thông tuyến;

- KCB có giấy chuyển tuyến của cơ sở KCB ban đầu;

- Trường hợp cấp cứu;

- KCB trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở KCB cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký KCB ban đầu.

Xem thêm: Thế nào là khám chữa bệnh đúng tuyến?

Khi đi KCB thuộc các trường hợp trên, người bệnh được Qũy BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ như sau:

- 100% chi phí KCB: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…

- 95% chi phí KCB: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…

- 80% chi phí KCB: Đối tượng khác.

Có thể thấy, các mức thanh toán trên bao gồm toàn bộ chi phí KCB. Do đó, dù là điều trị nội trú hay điều trị ngoại trú thì người bệnh cũng đề được thanh toán theo cùng một tỷ lệ là 100%, 95% hay 85 % tùy thuộc vào diện tham gia BHYT.

Trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến

KCB trái tuyến được hiểu là trường hợp người bệnh tự đi KCB không thuộc một trong các trường hợp KCB đúng tuyến.

Trong trường hợp này, việc bác sĩ chỉ định điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú có vai trò quan trọng trong việc xác định mức hưởng BHYT của người bệnh.

Cụ thể, tại Điều 22 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014, từ năm 2021, người có thẻ BHYT khi đi KCB trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến với các tỷ lệ sau:

-  Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;

- Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí KCB.

Theo đó, nếu KCB trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện, người bệnh sẽ được thanh toán chi phí điều trị nội trú và điều trị ngoại trú theo mức hưởng đúng tuyến.

Tuy nhiên, người có thẻ BHYT tự đi KCB trái tuyến ở bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, chỉ được Qũy BHYT thanh toán chi phí điều trị nội trú với tỷ lệ lần lượt là 100% và 40% mức hưởng đúng tuyến.

Đồng nghĩa với đó, người bệnh đi KCB trái tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ươngđiều trị ngoại trú sẽ phải tự mình thanh toán các chi phí. Nếu muốn được hưởng BHYT, người bệnh điều trị ngoại trú phải có giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới.

Xem thêm: Thông tuyến BHYT 2021: Điều trị nội trú trái tuyến tỉnh hưởng như đúng tuyến 
Với những phân tích trên đây, hy vọng bạn đọc có cách hiểu đúng về điều trị nội trú và điều trị ngoại trú. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> 3 điểm mới về chính sách BHYT từ năm 2021

Details VĂN BẢN - BIỂU MẪU 02 September 2017

Nơi ở ngoại trú là gì

Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2002/QĐ-BGDĐT ngày 22/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

 Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định chung

  1. Học sinh, sinh viên không ở trong các ký túc xá do nhà trường quản lý được gọi là học sinh, sinh viên ngoại trú.
  2. Học sinh, sinh viên ngoại trú phải chịu sự quản lý của nhà trường, chính quyền địa phương và có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của nhà trường và chính quyền địa phương trong công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú này được áp dụng thống nhất cho học sinh, sinh viên ngoại trú thuộc tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong phạm vi cả nước: Đối với học sinh, sinh viên nước ngoài có quy định riêng.

Điều 3. Mục tiêu, yêu cầu của công tác học sinh, sinh viên ngoại trú

  1. Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhằm các mục tiêu sau đây:
  2. a) Góp phần rèn luyện học sinh, sinh viên ngoại trú trong việc thực hiện nhiệm vụ của người học theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường và Quy chế cụ thể của từng trường;
  3. b) Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong việc quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú; bảo đảm nắm bắt kịp thời thực trạng học sinh, sinh viên ngoại trú;
  4. c) Ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong học sinh, sinh viên ngoại trú, đặc biệt là các tệ nạn xã hội, cờ bạc, ma túy.
  5. Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
  6. a) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các đơn vị trong nội bộ nhà trường, trước hết giữa Phòng (Ban) Quản lý học sinh, sinh viên với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường.
  7. b) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương.
  8. c) Sâu sát kịp thời trong việc nắm bắt thực trạng học sinh, sinh viên ngoại trú.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Nội dung quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú của nhà trường.

  1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
  2. Ban hành các quy định cụ thể của nhà trường về công tác học sinh, sinh viên ngoại trú phù hợp với các quy định của Quy chế này.
  3. Tổ chức bộ máy quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú.
  4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.

Điều 5. Trách nhiệm của nhà trường

  1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp chỉ đạo công tác học sinh, sinh viên ngoại trú của trường.
  2. Phòng (Ban) Quản lý học sinh, sinh viên có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá công tác học sinh, sinh viên ngoại trú của trường.
  3. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, trước hết là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, có trách nhiệm góp phần thực hiện công tác học sinh, sinh viên ngoại trú theo quy định của Quy chế này.

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng (Ban) Quản lý học sinh, sinh viên

  1. Phối hợp với công an, chính quyền địa phương nơi có học sinh, sinh viên của trường thường trú hoặc đang tạm trú để:
  2. a) Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn dân cư đối với học sinh, sinh viên ngoại trú.
  3. b) Tổ chức gặp mặt định kỳ (ít nhất mỗi học kỳ một lần) với học sinh, sinh viên ngoại trú để cung cấp những thông tin về nhà trường, địa phương và lấy ý kiến của học sinh, sinh viên về công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.
  4. c) Giao ban ít nhất mỗi năm một lần để thông báo giữa nhà trường với công an và chính quyền địa phương về tình hình học sinh, sinh viên ngoại trú, từ đó đề ra những biện pháp phối hợp nhằm quản lý tốt học sinh, sinh viên ngoại trú.
  5. Hướng dẫn học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của Nhà nước, Nội quy, Quy chế của nhà trường và quy định của chính quyền địa phương.
  6. Cấp giấy chứng nhận cho học sinh, sinh viên của trường được phép ở ngoại trú để công an phường (xã, thị trấn) có cơ sở giải quyết cho đăng ký tạm trú.
  7. Lập danh sách trích ngang học sinh, sinh viên ngoại trú theo từng đơn vị lớp, khoa, ghi rõ đầy đủ địa chỉ thường trú hoặc tạm trú (họ và tên chủ nhà, số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã, thị trấn), quận (huyện), và ngày đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
  8. Kết thúc mỗi học kỳ, năm học thu giấy nhận xét của công an (theo mẫu Phụ lục số 1 kèm theo) đối với học sinh, sinh viên ngoại trú về việc chấp hành luật pháp của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương, những thành tích đóng góp cho địa phương, hoặc những khuyết điểm vi phạm của học sinh, sinh viên.
  9. Căn cứ vào nhận xét của công an để kết hợp với việc phân loại học sinh, sinh viên theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  10. Phối hợp với chính quyền và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh địa phương để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên ngoại trú.

Điều 7. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên ngoại trú

  1. Làm thủ tục đăng ký ở ngoại trú với nhà trường (theo mẫu Phụ lục số 2 kèm theo), để đăng ký tạm trú với công an phường (xã, thị trấn) theo đúng Nghị định số 51/CP của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và quy định của Quy chế này.

Riêng đối với học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi trường đóng và cùng ở với gia đình, chỉ làm đơn không cần có ý kiến của công an phường (xã, thị trấn).

  1. Khi được phép của công an phường (xã, thị trấn) cho đăng ký tạm trú, chậm nhất sau 15 ngày học sinh, sinh viên phải báo cáo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình: họ tên chủ nhà trọ, số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã, thị trấn), quận (huyện), điện thoại liên hệ (nếu có).
  2. Học sinh, sinh viên có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng với chủ nhà trọ; không đưa người khác vào nhà trọ khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà trọ; báo với chủ nhà trọ đăng ký tạm vắng với công an phường (xã, thị trấn) trong trường hợp rời khỏi nhà trọ từ 24 giờ trở lên.
  3. Khi thay đổi chỗ ở ngoại trú mới, học sinh, sinh viên phải làm đơn xin phép nhà trường để làm lại thủ tục đăng ký tạm trú với công an phường (xã, thị trấn) và phải báo cáo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú mới của mình.
  4. Học sinh, sinh viên phải cam kết với nhà trường và công an phường (xã, thị trấn) nơi đang ngoại trú thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương về trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn môi trường sống lành mạnh.
  5. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.
  6. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
  7. a) Sản xuất, sử dụng, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy, các loại vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, chất độc hại.
  8. b) Tham gia các hoạt động đánh bạc, số đề, mại dâm và đua xe trái phép.
  9. c) Tàng trữ, lưu hành, sử dụng hoặc truyền bá phim ảnh, băng đĩa và các văn hóa phẩm đồi trụy, kích động bạo lực, các tài liệu có nội dung phản động.
  10. d) Gây ồn ào, mất trật tự và các hành vi thiếu văn hóa khác; gây gổ, kích động đánh nhau; tổ chức băng nhóm, bè phái, tụ tập gây rối trật tự, trị an; gây ô nhiễm môi trường nơi đang ở.

đ) Truyền đạo trái phép, truyền bá mê tín, hủ tục.

  1. Mười lăm (15) ngày trước khi kết thúc học kỳ, học sinh, sinh viên phải nộp Giấy nhận xét của công an phường (xã, thị trấn) nơi đang ngoại trú cho nhà trường.

Điều 8. Quyền của học sinh, sinh viên ngoại trú

  1. Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn; được chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.
  2. Được quyền khiếu nại, đề đạt nguyện vọng chính đáng của mình đến chính quyền địa phương, Hiệu trưởng nhà trường và các cơ quan có liên quan khác về những vấn đề có liên quan đến công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 9. Khen thưởng

  1. Tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho công tác học sinh, sinh viên ngoại trú được khen thưởng theo quy định hiện hành.
  2. Học sinh, sinh viên có thành tích trong công tác học sinh, sinh viên ngoại trú, tùy theo mức độ sẽ được nhà trường xét khen thưởng và tính điểm rèn luyện.

Điều 10. Kỷ luật

  1. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
  2. Học sinh, sinh viên vi phạm Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách, cảnh cáo đến đình chỉ học tập, buộc thôi học (theo Khung xử lý kỷ luật kèm theo Quy chế này). /.

BỘ TRƯỞNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Nguyễn Minh Hiển

(Đã ký)

KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT HỌC SINH, SINH VIÊN VI PHẠM QUY CHẾ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN NGOẠI TRÚ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2002/QĐ-BGDĐT ngày 22/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TT

Nội dung vi phạm kỷ luật

Số lần vi phạm và hình thức kỷ luật

Khiển trách

Cảnh cáo

Đình chỉ 1 năm

Buộc

thôi học

1

Vào năm học mới sau 1 tháng không khai báo chỗ ở

2 lần

3 lần

2

Lấy cắp tài sản của nhà trọ và dân địa phương

Tùy theo mức độ mà bị xử lý khiển trách đến buộc thôi học

3

Làm ô nhiễm môi trường, gây ồn ào ảnh hưởng đến sinh hoạt của khu dân cư, bị chính quyền địa phương lập biên bản

1 lần

2 lần

Tùy theo mức độ và số lần vi phạm

4

Tổ chức, tham gia đánh bạc ăn tiền, số đề

Tùy theo mức độ mà bị xử lý khiển trách đến buộc thôi học

5

Gây gổ đánh nhau gây thương tích

1 lần

2 lần

3 lần

6

Không thanh toán tiền thuê trọ cho chủ nhà, bị chủ nhà khiếu nại

2 lần

3 lần

Tùy theo tính chất và số lần vi phạm

7

Tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy tham gia các hoạt động truyền đạo trái phép, mê tín, dị đoan, bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản

1 lần

2 lần

3 lần

8

Sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, rủ rê người khác sử dụng ma túy

1 lần

9

Sử dụng ma túy

(Xử lý theo quy định xử lý học sinh, sinh viên sử dụng ma túy)

10

Tham gia hoạt động mại dâm

1 lần

2 lần

3 lần

11

Chứa chấp, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng quốc cấm, hàng lậu, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, chất độc hại

Tùy theo mức độ mà bị xử lý khiển trách đến buộc thôi học

12

Đưa phần tử xấu vào nhà trọ để thực hiện các hành vi phạm pháp, bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản

1 lần

2 lần

13

Tham gia đua xe trái phép

1 lần

2 lần

14

Tham gia lôi kéo người khác biểu tình, vẽ tranh, viết sách báo, truyền đơn trái pháp luật

1 lần