Ở thú ăn thực vật thức ăn được tiêu hóa như thế nào

Năm học 2022 Quảng Văn Hải đã phát hành bản mới nhất  Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia SINH HỌC 4.0   Trình bày đẹp hơn, mãu in đẹp hơn, đóng thành sách. Gộp lại 1 cuốn cho tiện mang theo. Cập nhật nội dung đã đề cập ở kỳ thi THPT Quốc Gia , đề minh họa và các đề thi thử mới nhất. Bổ sung phần trắc nghiệm sinh học 11 (trích từ các trường chuyên cả nước). Nâng cấp hệ thống hỗ trợ kiểm tra, hỗ trợ online  Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia SINH HỌC 4.0 sẽ giúp gì cho bạn? Hệ thống kiến thức lý thuyết từ cơ bản đến chuyên sâu, đặc biệt những nội dung sách giáo khoa chưa có điều kiện phân tích; những nội dung hay bị hiểu nhầm. Hơn 100 bài tập mẫu phủ kín các dạng bài tập sinh học THPT, các bài tập được trình bày dễ hiểu theo bản chất và cách giải nhanh nâng cao bằng công thức toán. Đặt biệt có lưu ý những nội dung hay lỗi mà học sinh thường gặp phải. Khoảng 2000 câu hổi trắc nghiệm được sắp xếp theo chuyên đề, các em có đủ bộ câu hỏi để tự luyện mà không cần phải mu

Thực vật là loại thức ăn nghèo dinh đưỡng và khó tiêu hóa (trong thức ăn chủ yếu là xenlulôzơ; ít tinh bột và prôtên,..). Để thích nghi với loại thức ăn có đặc điểm như vậy thì động vật ăn thực vật nói chung và động vật ăn thực vật có dạ dày 4 túi (động vật có dạ dày 4 ngăn hay động vật nhai lại) cũng có những đặc điểm cấu tạo cũng như quá trình tiêu hóa phù hợp.

Ở thú ăn thực vật thức ăn được tiêu hóa như thế nào


Trâu, bò, dê, cừu lấy thức ăn (cỏ) và nhai qua loa, sau đó nuốt thức ăn vào dạ cỏ. Khi nghỉ ngơi, chúng ợ thức ăn từ dạ cỏ lên miệng và nhai lại rất kĩ (gọi là động vạt nhai lại). Ở nội dung bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về quá trình tiêu hóa ở động vật ăn thực vật nhai lại.

Hàm răng của động vật nhai lại phù hợp với bứt cỏ và nghiền thức ăn. Ở trâu, hàm trên có tầm sừng thay cho răng cửa và răng nanh, rặng cạnh hàm và răng hàm. Hàm dưới có răng cửa và răng nanh giống nhau, có tác dụng tì cỏ vào tấm sừng hàm trên. Giữa răng của, răng nạnh với răng cạnh hàm, răng hàm có khoảng trống tạo thuận lợi cho chuyển động của cỏ. Răng cạnh hàm và răng hàm có các gờ nổi trên bề mặt răng, nhờ đó mà khi hàm chuyển động cỏ bị nghiền nát.

Khớp hàm cùng với cơ cắn và cơ bướm lớn tạo ra các chuyển động sang hai bên có tác dụng trong nhai, nghiền nát cỏ.

Dạ dày của động vật nhai lại phân hóa thành 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Dạ múi khế là dạ dày chính thức, 3 ngăn còn lại là do thực quản phát triển thành.

Ở thú ăn thực vật thức ăn được tiêu hóa như thế nào

Dạ cỏ là nơi chứa cỏ. Tại đây cỏ được làm ấm, làm ẩm, làm mềm và được hệ vi sinh vật sống cộng sinh tiêu hóa. Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ tiết ra các enzim tiêu hóa các chất dinh đưỡng trong cỏ. Đặc biệt là vi khuẩn trong dạ cỏ tiết ra enzim xenlulaza phân giải xenlulôzơ thành các axít hữu cơ (axit axetic, axit butilic,...).

Từ dạ cỏ thức ăn được chuyển sang dạ tổ ong theo từng búi nhỏ và được ợ lên miệng để nhai lại khi động vật nghỉ ngơi. Cỏ được nhai lại rất kĩ và được nghiền nhỏ với nhiều nước bọt. Thức ăn sau khi nhai lại được đưa xuống dạ lá sách. Dạ lá sách hấp thu bớt nước và chuyển thức ăn xuống dạ múi khế.

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ múi khế và ruột non giống như người.

Vi sinh vật có trong thực ăn từ dạ cỏ xuống lá nguồn bổ sung protein quan trọng cho nhu cầu của động vật.

Ruột của động vật ăn thực  vật rất dài tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn hiệu quả cao. Ruột dài thích nghi với thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng và khó tiêu hóa.

Mạnh tràng (ruột tịt) của động vật nhai lai rất phát triển và có hệ vi sinh vật sống cộng sinh. Các chất dinh dưỡng đơn giản tạo ra trong ruột tịt được tế bào niêm mạc ruột tịt hấp thu.

Ở động vật nhai lại, nhu cầu cung cấp prôtêin từ thức ăn thấp hơp với các động vật khác. Nhu cầu proteịn thấp là do có nguồn protein do vi sinh vật cung cấp, mặt khác động vật nhai lại tận dụng triệt để nguồn nitơ trong urê. Urê đi theo đường máu vào tuyến nước bọt. Urê trong nước bọt lại được vi sinh vật trong dạ dày sử dụng để tổng hợp các hợp chất chứa nitơ mà chủ yếu là protein, cung cấp cho cơ thể động vật.

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g

Hệ tiêu hóa là nơi cơ thể phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ vào cơ thể. Hiểu về quá trình thức ăn được tiêu hóa như thế nào thì bạn sẽ biết cách ăn uống hợp lý để tiêu hóa tốt hơn.

Các cơ quan trong hệ tiêu hóa tạo thành một liên kết từ miệng tới hậu môn. Các cơ quan này gồm thực quản, dạ dày, ruột non (tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng) và ruột già (ruột kết, trực tràng và hậu môn). Ngoài ra, còn có các cơ quan khác là một phần của hệ tiêu hóa gồm gan, túi mật và tuyến tụy. Không chỉ vậy, hệ tiêu hóa còn là nơi chứa lượng lớn vi khuẩn (hệ vi sinh vật đường ruột), giúp tiêu hóa một số loại thức ăn.

Quá trình cơ thể tiêu hóa thức ăn ở người diễn ra tuần tự như sau:

Miệng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, nghiền xé và nhào trộn thức ăn với nước bọt để tạo thành viên nuốt. Quá trình tiêu hóa ở miệng bao gồm hành động nhai và nuốt. Vì phản xạ nuốt là tự động nên khi ăn, con người phải nhai kỹ để không bị nghẹn.

Dịch tiêu hóa ở miệng là nước bọt được tiết ra bởi các tuyến nước bọt. Nước bọt là một chất lỏng có tính kiềm, giúp làm mềm thức ăn, làm ẩm miệng và hỗ trợ quá trình nuốt. Ngoài ra, nước bọt còn chứa enzyme amylase - bắt đầu phân hủy carbohydrate trong miệng.

Kết quả tiêu hóa ở miệng: Chưa phân giải các chất protid và lipid, phân giải một phần nhỏ tinh bột chính thành đường maltoza. Vì thời gian thức ăn lưu lại trong miệng chỉ khoảng 15 - 18 giây (rất ngắn) nên sự phân giải không đáng kể, chưa có hiện tượng hấp thu.

Ở thú ăn thực vật thức ăn được tiêu hóa như thế nào

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người diễn ra tại miệng thường rất ngắn

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở người, thức ăn trong miệng được nuốt, đẩy qua thực quản theo nguyên lý co thắt và giãn cơ (nhu động ruột) cho tới khi nó đi đến cơ thắt thực quản dưới. Đây là một van kiểm soát thức ăn di chuyển từ thực quản vào dạ dày, ngăn không cho nó trào ngược trở lại thực quản.

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày thì dạ dày được coi là một bể chứa với các thành cơ rất khỏe. Các cơ này co lại để di chuyển thức ăn và trộn thức ăn với nhau. Dịch dạ dày có chứa nhiều men tiêu hóa như:

  • Men pepsin: Tiêu hóa protid;
  • Men Renin (pressure, chymosin): Chuyển hóa chất caseinogen thành casein, sau đó kết hợp với canxi tạo thành một chất như váng sữa. Loại men này rất quan trọng đối với trẻ em, ít tác dụng đối với người lớn;
  • Men lipase: Tiêu hóa lipid, nó hoạt động tốt ở môi trường kiềm. Tuy nhiên, dạ dày có môi trường toan nên lipase dạ dày hoạt động yếu, chỉ thủy phân được những lipid đã nhũ tương hóa, biến chúng thành acid béo, glycerol và monoglycerid.

Ngoài ra, dạ dày còn có chứa axit HCl với các tác dụng như:

  • Hoạt hóa men pepsin;
  • Làm trương protid, tạo điều kiện phân giải dễ dàng hơn;
  • Kích thích nhu động dạ dày, tham gia vào cơ thế đóng tâm vị, đóng - mở môn vị;
  • Tham gia điều hòa, bài tiết dịch vị, dịch tụy, dịch mật và dịch ruột;
  • Sát khuẩn và giúp chống lên men thối ở dạ dày.

Dạ dày có 2 loại chất nhầy (chất hòa tan trong dịch vị và chất không hòa tan cùng bicacbonat), tạo thành một màng dai phủ kín toàn bộ niêm mạc dạ dày và hành tá tràng. Chúng cùng với bicacbonat giúp trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tổn thương bởi acid và pepsin.

Kết quả của quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày là thức ăn được biến thành một chất nhuyễn (vị trấp). Trong đó, 10 - 20% protid được phân giải thành các polypeptid ngắn hơn. Bên cạnh đó, một phần lipid đã nhũ hóa, phân giải thành monoglycerid và acid béo. Chỉ còn glucid hầu như chưa được tiêu hóa vì dạ dày không có men tiêu hóa glucid. Do đó, quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày chỉ là bước chuẩn bị cho các giai đoạn tiêu hóa tiếp theo ở ruột non.

Từ dạ dày, thức ăn bán tiêu hóa (vị trấp) được đưa đến tá tràng - phần đầu tiên của ruột non bằng cách đi qua cơ thắt môn vị.

Tiêu hóa ở ruột non chính là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình tiêu hóa ở người. Ở ruột non, thức ăn được phân giải thành các chất đơn giản nhất nhờ tác dụng của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.

Tuyến tụy (dài khoảng 25cm, nằm sau dạ dày trong ổ bụng) sản xuất dịch tụy, trong đó có các enzyme tiêu hóa protid, lipid, glucid. Dịch tụy tiết vào tá tràng qua nhú tá tràng (ống tụy Vater). Dịch tụy thủy phân tới trên 80% lượng glucid trong thức ăn.

Mật là chất lỏng màu vàng lục, được gan tạo ra, giúp tiêu hóa chất béo. Chất duy nhất có trong dịch mật có tác dụng tiêu hóa là acid mật. Các acid mật tồn tại dưới dạng muối kết hợp với kali hoặc natri, còn gọi là muối mật. Muối mật có nhiệm vụ nhũ hóa lipid, tăng diện tích tiếp xúc của lipid với men lipase, giúp tiêu hóa lipid. Ngoài ra, muối mật còn tạo micell giúp hòa tan các sản phẩm thủy phân lipid, các vitamin tan trong dầu, cho phép cơ thể hấp thụ chúng dễ dàng hơn. Mật cũng tạo môi trường kiềm ở ruột, kích thích nhu động ruột, ức chế các vi khuẩn lên men thối ở phần trên ruột non.

Dịch ruột có đủ các men tiêu hóa protid, lipid và glucid. Các men này đảm nhiệm giai đoạn cuối cùng của quá trình tiêu hóa, biến các chất dinh dưỡng còn lại ở ruột non thành các phân tử đơn giản rồi hấp thu chúng.

Sau quá trình tiêu hóa ở ruột non, thức ăn biến thành một chất đặc sền sệt và nhuyễn (dưỡng chấp). Trong đó, protid đã được thủy phân gần như hoàn toàn, biến thành các axit amin; lipid gần như hoàn toàn biến thành glycerol, acid béo và một số chất khác; hơn 90% glucid thủy phân thành glucose, galactose và fructose. Các chất này cơ thể đều có khả năng hấp thụ được. Còn lại lõi tinh bột, chất xơ và phần nhỏ chất gân,... chưa được tiêu hóa sẽ chuyển qua van hồi manh tràng đưa xuống ruột già.

Ở thú ăn thực vật thức ăn được tiêu hóa như thế nào

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại ruột non

Máu từ ruột non mang các chất dinh dưỡng tới gan để xử lý. Ví dụ là glucose từ quá trình phân hủy thức ăn, được đưa đến gan, lưu trữ dưới dạng glycogen. Các chất dinh dưỡng khác cũng được đưa đến gan bao gồm glycerol và axit amin. Ngoài ra, như ở phần trên, gan còn có chức năng tiết ra mật, sau đó được lưu trữ, tập trung trong túi mật.

Các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ vào cơ thể từ ruột non, các chất thải sẽ được chuyển vào ruột già. Ruột già được cấu thành từ manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma và trực tràng. Ruột thừa gắn vào manh tràng.

Các chất thải từ ruột non đi vào ruột già dưới dạng chất lỏng, dần dần trở nên rắn hơn khi nước và muối được ruột già hấp thụ. Chất nhầy được tiết ra để hỗ trợ di chuyển phân đến trực tràng. Phân được lưu trữ trong đại tràng sigma cho tới khi nhu động ruột đẩy chúng vào trực tràng và đưa ra khỏi cơ thể.

Trong hệ tiêu hóa còn có hệ vi sinh vật. Hệ vi sinh vật đường ruột là quần thể vi sinh vật đa dạng sống trong hệ tiêu hóa, lót trong ruột. Nồng độ cao nhất của vi sinh vật trong ruột người là ở ruột già. Hệ vi sinh vật gồm nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Một số vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và thu hoạch năng lượng từ thức ăn mà chúng ta không thể tiêu hóa. Ví dụ, một số vi khuẩn đường ruột có thể lên men chất xơ không tiêu hóa được trong ruột già. Ngoài ra, các vi khuẩn trong ruột già cũng có thể tổng hợp các vitamin mà con người không thể tự sản xuất được.

Quá trình điều tiết nước bọt, dịch tụy, dịch mật, dịch dạ dày và dịch ruột phụ thuộc vào cơ chế thần kinh, thể dịch và vỏ não. Khi cơ thể khỏe mạnh, tâm lý lạc quan, các loại dịch sẽ tiết ra nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Do đó, bạn nên tạo không khí vui tươi khi ăn uống và chế biến những món ăn hấp dẫn để cả nhà ăn uống ngon miệng hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mydr.com.au

XEM THÊM: