Ôn so sánh chiều rộng của 2 đối tượng

v HOẠT ĐỘNG 1: Bốn mùa bé yêu

-  Chơi trò chơi “ Bốn mùa”

-  Các con ơi, mùa xuân đã đến hoa nở khắp nơi.  Các con xem mùa xuân có hoa gì nở?

-  Mùa xuân mang đến cho chúng ta thời tiết ấm áp không khí trong lành muôn hoa đua nhau khoe sắc rất đẹp bỡi vậy các con phải biết yêu quý vẽ đẹp của  mùa xuân.

-  Cho trẻ xem bức tranh mùa xuân

-  Mùa xuân rất đẹp muôn hoa đua nhau nở và trái ngược với mùa xuân là mùa hè, mùa hè có thời tiết rất oi bức và thỉnh thoảng lại có mưa rào và bão nữa các con ạ.

-  Cho trẻ xem bức tranh mưa và bão.

-  Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con chơi trò chơi với các hiện tượng thời tiết và mùa nhé!

v HOẠT ĐỘNG 2: “So sánh chiều rộng 2 đối tượng

-  Cô có bức tranh hình gì đây?

-  Đâu là chiều dài của bức tranh? Đâu là chiều rộng của bức tranh?

-  Cô còn có bức tranh gì đây?

-  Cô mời 1 bạn lên chỉ cho cô đâu là chiều rộng và chiều dài của bức tranh?

-  Hai bức tranh này có rộng bằng nhau không?

-  Để biết 2 bức tranh có rộng bằng nhau không các con nhìn cô đặt chồng 2 bức tranh này lên nhau nha.

-  Cc xem bức tranh nào rộng hơn?

-  Vì sao con biết?

-  Vậy khi đặt hai bức tranh chồng lên nhau ta thấy chiều rộng của bức tranh trời bão thừa ra một đoạn so với bức tranh trời nắng nên bức tranh trời bão rộng hơn bức tranh trời nắng.

-  Cô cất bức tranh trời bão, cô đặt bức tranh trời mưa vào. Các con xem 2 bức tranh này bức tranh nào rộng hơn? Cô đặt chồng 2 bức tranh lên không cái nào thừa ra. Vậy  2 bức tranh rộng bằng nhau.

-  Các con ơi, mùa xuân đã đến cô mời các con cùng chào đón mùa xuân.

-  Trong rỗ của các con có gì? Thiệp xuân có những màu gì?

-  Các con tìm 2 tấm thiệp xuân rộng bằng nhau.

-  Cô cũng tìm được 2 tấm thiệp rộng bằng nhau. Bây giờ các con thử xem 2 tấm thiệp rộng bằng nhau không nhé!

-  Các con đặt 2 tấm thiệp chồng lên nhau, chiều dài trùng nhau, mép dưới của tấm thiệp trùng nhau. Các con đặt 2 tấm thiệp xuống nhà. Cc thấy tấm thiệp xanh và tấm thiệp vàng có tấm nào thừa ra không?

-  Hai tấm thiệp vừa khít đúng là chúng rộng bằng nhau.

-  Các con lấy tấm thiệp xanh so với tấm thiệp còn lại trong rỗ xem chúng có rộng bằng nhau không. Tấm thiệp còn lại màu gì?

-  Các con để 1 phía dọc theo chiều dài của 2 tấm thiệp trùng sát với nhau. Các con nhìn mép phía bên trên của tấm thiệp có trùng nhau không?

-  Vậy 2 tấm thiệp này có rộng bằng nhau không?

-  Tấm thiệp nào rộng hơn, tấm thiệp nào hẹp hơn?

-  Vì sao con biết?

-  Đúng rồi Vì tấm thiệp xanh bị dư ra một đoạn /tấm thiệp đỏ thiếu đi 1 đoạn. Vậy tấm thiệp xanh rộng hơn tấm thiệp đỏ

-  Cô cho cháu tự so sánh và hỏi trẻ.

-  Trò chơi  “rộng hơn-hẹp hơn”

-  Cách chơi: Cô nói “ rộng hơn”hoặc “hẹp hơn”và chỉ vào từng bạn, nếu bạn nào rộng hơn thì bạn đó sẽ giơ tấm thiệp rộng hơn, hoặc hẹp hơn thì bạn đó sẽ giơ tấm thiệp hẹp hơn.

-  Cô tổ chức và bao quát cho cháu chơi.

* Liên hệ thực tế:

-  Cho trẻ tìm trong lớp những nhóm đồ vật có kích cỡ rộng hơn hẹp hơn xung quanh lớp.

v HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi vui nhộn!

-  Hôm nay các con học rất ngoan và giỏi cô có một trò chơi tặng các con nè. Trò chơi có tên là “kết bạn”

-  Cách chơi: Các con sẽ cất đi 2 tấm thiệp, để lại 1 tấm thiệp tùy thích. Nếu cô nói “rộng bằng nhau”, các con phải tìm bạn có tấm thiệp rộng bằng của mình để so sánh xem có rộng bằng nhau không. Nếu cô nói “rộng không bằng nhau”các con phải tìm bạn tấm thiệp không rộng bằng của mình để so xem có rộng bằng nhau không?

-  Cho cháu chơi nhiều lần, cô bao quát - kiểm tra.

-  Cô nhận xét kết quả chơi

v KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương.

Hoa mai, hoa đòa, hoa mặt trời...

Trẻ chú ý lắng nghe

Dạ

Tranh trời nắng

1 trẻ lên chỉ.

Tranh trời bão

1 trẻ lên chỉ.

Dạ không

Tranh trời bão

Vì chiều rộng bức tranh trời bão bị thừa ra một đoạn

Lớp nhắc lại.

Hát “ mùa hè đến” đi lấy đồ dùng.

Thiệp xuân. Màu vàng, xanh, đỏ

Trẻ tìm

Trẻ so sánh.

Dạ không

Trẻ so sánh.

Màu đỏ

Dạ trùng nhau

Dạ không

Tấm thiệp màu xanh rộng hơn, tấm thiệp đỏ hẹp hơn

Vì tấm thiệp xanh bị dư ra một đoạn/tấm thiệp đỏ thiếu đi 1 đoạn.

Trẻ nhắc lại

Trẻ thực hiện

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi

Trẻ lắng nghe

Giáo án LQVT
So sánh chiều dài của 2 đối tượng

1. Mục đích –yêu cầu:

-Trẻ nắm nhận biết được mối quan hệ về chiều rộng của 2 đối tượng.

-Trẻ hiểu và diễn đạt đúng các từ chỉ mối quan hệ về chiều rộng của 2 đối tượng: Rộng hơn, hẹp hơn, rộng bằng nhau. Rèn kĩ năng so sánh chiều dài 2 đối tượng, nêu được kết quả và giải thích được kết quả. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

- Trẻ chú ý, tích cực tham gia hoạt động

2.Chuẩn bị:

- Mỗi trẻ 2 bưu thiếp có chiều rộng khác nhau: bưu thiếp đỏ rộng hơn, bưu thiếp vàng hẹp hơn , 3 phong bì: hồng hẹp, xanh- đỏ rộng hơn

- Vẽ 2 con đường rộng hẹp có màu sắc khác nhau. 4 thùng thư

3. Tiến hành:

* Ổn định – gây hứng thú:

- Cô cho trẻ làm bác đưa thư đi trên các con đường rộng hẹp khác nhau, sau đó cho trẻ nhận xét về 2 con đường. Cho trẻ  gúp bác đưa thư phan loại thư

* Hoạt động 1: Nhận biết chiều rộng bằng nhau

- Cho trẻ tìm 2 phong bì có chiều rộng bằng nhau.Cô hỏi trẻ xem:

+ Con tìm được 2 phong bì màu gì? Chúng như thế nào với nhau

+ Để biết ai chọn đúng, ai chọn sai các con hãy chồng 2 phong bì đã chọn lên nhausao cho 1 đầu trùng khít nhau và kiểm tra xem phong bì nào có phần thừa ra

+ 2 phong bì nào rộng bằng nhau? Vì sao?

* Hoạt động 2:    Hình thành biểu tượng rộng hơn, hẹp hơn

- Cô cho trẻ bỏ bưu thiếp màu đỏ vào phong bì màu hồng. Cho trẻ nhận xét xem có gập được nắp không? Vì sao?

- Cho trẻ bỏ bưu thiếp màu đỏ ra bỏ bưu thiếp màu vàng vào và nhận xét?

+Tại sao bưu thiếp màu đỏ không bỏ được vào phong bì màu hồng mà bưu thiếp màu vàng lại bỏ được? Cho trẻ bỏ 2 bưu thiếp ra so sánh bằng cách xếp chồng khít chiều dài lên nhau

+ Bưu thiếp đỏ có chiều rộng như thế nào so với bưu thiếp màu vàng?(ngược lại)

+Bưu thiếp màu đỏ và bưu thiếp màu vàng, bưu thiếp nào rộng hơn? (ngược lại)

- Cho trẻ xem trong túi có gì nữa không? Các con hãy đoán xem phong bì màu xanh có chiều rộng như thế nào với phong bì màu hồng? Cho trẻ đặt chồng lên so sánh chúng với nhau.

-Cho trẻ chọn bưu thiếp để bỏ vừa 2 phong bì trẻ tự bỏ, cô kiểm tra.

* Hoạt động 3:          Luyện tập- Củng cố

- Trò chơi 1:  Phân loại thư( Rộng hơn bỏ vào thùng to, hẹp hơn bỏ vào thùng nhỏ)

- Trò chơi 2: Tìm người thân( Tìm gười có thẻ rộng bằng hay hẹp hơn, rộng hơn)

- Trò chơi 3: Xếp theo quy luật( Về nhóm)

* Kết thúc hoạt động: Cô nhận xét tiết học. Cho trẻ  đọc bài đồng dao: Ghánh ghánh, gồng gồng” ra sân chơi.

Ôn so sánh chiều rộng của 2 đối tượng

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

- HĐCCĐ: - Dạo chơi đọc đồng dao “ Ghánh ghánh gồng gồng

- TCDG: Lộn cầu vồng

- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo.

1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ được ra sân tắm nắng hít thở không khí trong lành, thỏa mãn vận động.

- Phát triển ngôn ngữ mạc lạc cho trẻ

2. Chuẩn bị:

- Sân bãi sạch sẽ an toàn,Cần câu cá, bô ling

3 Tiến hành:

* Dạo chơi đọc đồng dao: “Ghánh ghánh, gồng gồng.”

Cô kiểm tra trang phục, sức khỏe của trẻ, nói rõ địa điểm, mục đích của buổi dạo chơi, dặn dò trẻ trước khi ra sân phải tắt điện tắt quạt. Ra sân không tranh dành đồ chơi, xô đẩy nhau. Cô dẫn trẻ dạo quanh sân hít thở không khí trong lành.

- Cô giới thiệu bài đồng dao: “Ghánh ghánh, gồng gồng.”

- Cô đọc cho trẻ nghe 1 lần. Cho trẻ đọc theo cô từng câu nối tiếp nhau 2 lần

- Trò chuyện nội dung bài đồng dao

- Cho trẻ đọc cùng cô 2 lần nữa.

Giáo dục trẻ biết giúp đỡ mọi người trong gia đình.

* TCDG: “Lộn cầu vồng”

- Cô cho trẻ đọc lại bài đồng dao, nhắc lại cách chơi

- Cho trẻ chơi cô bao quát trẻ

* Chơi theo ý thích: Cô giới thiệu đồ chơi, khu vực chơi, cho trẻ chơi cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung: - Chơi ở các góc

                  - Xem phim hoạt hình: “Tom và Jery

1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ ngồi ngoan, chú ý xem, trả lời được 1 số câu hỏi của cô. Không vứt ném đ/c lung tung, không dành đ/c với bạn.

2. Chuẩn bị:

- Đầu, ti vi, đĩa “Tom và Jery”, đ/c các nhóm đầy đủ, bố trí khoa học.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Xem phim hoạt hình “Tom và Jery”.

- Cô cho trẻ ngồi ghế, bố trí ngồi khoa học, cách xa ti vi và cô giới thiệu bộ phim.

- Sau đó, cô mở ti vi cho trẻ cùng xem. Cô nhắc trẻ cùng ngồi ngoan để nghe và xem phim . Sau khi xem phim xong cô hỏi trẻ:

+ Các con vừa được xem phim gì?

+ Trong phim có những con vật nào? Các nhân vật như thế nào?

* Chơi theo thích ở các góc.

- Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn.

- Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.

- Chơi xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng, đúng quy định.

* Đánh giá cách hoạt động trong ngày:

………………………………………………………………………………………