Phố hiến nằm ở đâu

Xưa người ta thường nói: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” nhưng nay Phố Hiến (Hưng Yên) lại chẳng đứng sau đất Kinh Kỳ. Tất cả chỉ còn trong ký ức của một thời “vang bóng”.

Phố hiến nằm ở đâu

Phố Hiến nằm ở trung tâm thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, nối liền với Hà Nam, Thái Bình. Từ thủ đô Hà Nội xuôi quốc lộ 5, rẽ vào đường 39A, qua những cánh đồng ngô, rặng nhãn ngút ngàn, qua hồ sen ngan ngát hương ta về với Phố Hiến, nơi chứa đựng những tinh hoa văn hóa tự ngàn đời.

Phố hiến nằm ở đâu

Phố Hiến xưa được coi là “tiểu Tràng An”, nơi kẻ chợ tấp nập, phồn hoa. Là thương cảng lớn của miền Bắc, Phố Hiến dễ dàng là nơi tiếp nhận những nền văn hóa khác nhau.

Phố hiến nằm ở đâu

Trải qua thăng trầm của lịch sử, Phố Hiến vẫn còn đây, nhưng sự sầm uất trong ký ức đã không còn, giá trị bền vững với thời gian là văn hóa. Những công trình cổ, những pho tượng Phật nghìn năm,…

Phố hiến nằm ở đâu

Kiến trúc đình, chùa là điển hình rõ nét nhất cho một nền văn hóa vàng son của đất Việt.

Phố hiến nằm ở đâu

Những nét chạm trổ hình vân tại Đền Mẫu, Chùa Chuông, Đình Hiến… là sự minh chứng rõ nét nhất cho cái nôi văn hóa đất thương cảng.

Phố hiến nằm ở đâu

Cách trang trí họa tiết cổ kính tại Chùa Chuông.

Phố hiến nằm ở đâu

Những tấm bia đá, phù điêu,… tại Đền Mẫu.

Phố hiến nằm ở đâu

Mái đình vút cong thanh thanh một góc trời tại Đình Hiến.

Phố hiến nằm ở đâu

Chỉ một con phố ngắn khoảng 1 km, Phố Hiến vẫn lưu giữ được những công trình cổ kính, hiên ngang giữa đất trời như Đình Hiến, Đền Hiến, Chùa Linh Ứng, Đông Đô Quảng Hội…

Phố hiến nằm ở đâu

Không gian thanh tịnh tại Đình Hiến vẫn “thi gan cùng tuế nguyệt”.

Phố hiến nằm ở đâu

Với những công trình văn hóa từ nghìn đời, Hưng Yên nói chung, Phố Hiến nói riêng dần trở thành địa điểm du lịch tâm linh trọng điểm của cả nước.

Phố hiến nằm ở đâu

Dẫu thời gian có tàn nhẫn, Phố Hiến có bị lãng quên sau ánh hào quang của quá khứ, nhưng giá trị văn hóa vẫn còn đó, vẫn đọng lại trong lòng những người con Hưng Yên và những người mong tìm về với cội nguồn văn hóa.

Có câu “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Phố Hiến nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng. Từ thế kỷ 10, vùng Đằng Châu ở phía bắc thành phố Hưng Yên ngày nay vốn là một lãnh địa của sứ quân Phạm Bạch Hổ, đến thời Tiền Lê là thực ấp của Lý Công Uẩn. Thế kỷ 13, dưới thời nhà Trần, khi nhà Nguyên diệt Tống, một số kiều dân Trung Quốc tị nạn đã kéo sang Việt Nam, lập nên làng Hoa Dương. Cùng lúc đó, một số người Việt từ nhiều địa phương khác nhau cũng dần dần đến sinh sống tại địa điểm tụ cư này để buôn bán và làm ăn.

Phố hiến nằm ở đâu

Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, thì tên Phố Hiến có xuất xứ từ chữ Hiến của Hiến Doanh hay Hiến Nam, vốn là cơ quan hành chính của trấn Sơn Nam xưa:”. Vì là sở lỵ của ty Hiến sát sứ Sơn Nam đời cố Lê nên có tên gọi vậy”. Đại Nam nhất thống chí cũng đã thừa nhận ý kiến này. Và có nhiều khả năng là tên gọi Phố Hiến lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 15 trong công cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông.

Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 17, Phố Hiến mới trở thành một trung tâm chính trị – kinh tế có nhiều mối giao lưu quốc tế. Lúc này, ở Phố Hiến có lị sở của trấn thủ xứ Sơn Nam, ty Hiến sát xứ Sơn Nam, các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước, một đoạn sông tấp nập các thuyền bè đi lại và đỗ bến, những chợ phố đông đúc, các thợ thủ công và thương nhân người Việt, người Hoa, Nhật Bản và phương Tây.

Theo đường sông, Phố Hiến cách Hà Nội 55 km. Trước đây từ Thăng Long xuôi thuyền xuống Phố Hiến mất khoảng 2 ngày, ngược dòng lên Kinh đô mất 3 ngày. Vị trí của Phố Hiến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tuyến giao thông đường thuỷ thuộc hệ thống sông Hồng-sông Thái Bình nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Phố Hiến là nơi trung chuyển, cửa ngõ án ngữ, thông thương của mọi tuyến giao thương đường sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới Kinh thành Thăng Long, qua các tuyến sông Đáy, sông Hồng, sông Thái Bình.

Cùng với các tuyến giao thương đường sông, các tuyến giao thương ven biển đã nối liền Phố Hiến với các thị trường xa hơn. Từ thời nhà Trần, các thương nhân người Hoa ở Xích Đằng đã có những mối liên hệ với các cảng Hội Triều (Thanh Hoá), Càn Hải và Hội Thống (Nghệ An).

Thế kỷ 17-18, các quan hệ thương mại giữa Phố Hiến và vùng Sơn Nam với các phố cảng Đàng Trong thông qua các khách buôn nước ngoài càng được tăng cường, như các bến đò Phục Lễ, Phù Thạch, Thanh Hà (Thuận Hoá), Hội An. Qua hai hệ thống sông Đàng Ngoài và sông Đáy, Phố Hiến còn bắt nhịp với các tuyến giao thương quốc tế ở biển Đông, như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, cũng như với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.

Ngoài vị trí trung tâm trấn Sơn Nam, Phố Hiến chủ yếu mang diện mạo của một đô thị kinh tế. Kết cấu của nó bao gồm một bến cảng sông; một tập hợp chợ; khu phường phố; và hai thương điếm phương Tây (Hà Lan và Anh).
Bến cảng Phố Hiến là nơi các tàu thuyền ngoại quốc lưu đỗ để làm thủ tục kiểm soát và xin giấy phép đi tiếp tới Kinh đô. Cùng với bến cảng sông là một các khu chợ khá sầm uất như chợ Vạn ở bến Xích Đằng, chợ Hiến bên cạnh lị sở Sơn Nam, chợ Bảo Châu. Những chợ này đã vượt khỏi khuôn khổ những chợ địa phương để chở thành các chợ liên vùng. Thuyền bè từ Thăng Long – Kẻ Chợ và các trấn gần xa trong nước cũng như nước ngoài đã đến đây buôn bán, trao đổi hàng hoá.

Phố hiến nằm ở đâu

Khu “phường phố” là khu định cư của người Việt và các kiều dân nước ngoài (chủ yếu là người Hoa) sản xuất và buôn bán với tính chất cố định ở Phố Hiến. Dựa theo các văn bia ở chùa Hiến (1709) và chùa Chuông (1711), Phố Hiến thời đó có khoảng 20 phường. Qua các bi ký, có thể đọc được 13 phố và 32 tên cửa hiệu buôn bán như các Tân Thị, Tân Khai, Tiên Miếu, Hậu Trường.

Trong thế kỷ 17, có hai thương điếm phương Tây đã được dựng lên ở Phố Hiến: thương điếm Hà Lan (1637-1700) và thương điếm Anh (1672-1683). Đây là văn phòng đại diện kiêm nhà kho của các Công ty Đông Ấn của Hà Lan và Anh. Đây là một quần thể kiến trúc được xây bằng gạch, nằm ở phía dưới Phố Hiến, quãng gần thôn Nễ Châu và Vạn Mới. Từ thế kỷ 18, quần thể kiến trúc này đã bị huỷ hoại trở thành đồng ruộng.

Phố Hiến mang những nhu cầu tâm linh văn hoá của nhiều cộng đồng người khác nhau, thể hiện qua những công trình kiến trúc. Nổi bật là các phong cách kiến trúc Việt Nam và phong cách kiến trúc Trung Hoa (với sắc thái vùng Phúc Kiến, phía Nam Trung Quốc), thấp thoáng có phong cách kiến trúc châu Âu (nhà thờ Phố Hiến). Nhiều khi, các phong cách kiến trúc đó pha trộn lẫn nhau. Nhà thờ Kitô giáo ở Phố Hiến là một nhà thờ cổ, xây dựng từ thế kỷ 17 theo kiểu Gô-tích. Cũng như ở các đô thị Việt Nam khác, bên cạnh những kiến trúc bằng gạch ngói, đại bộ phận nhà ở của dân đều bằng gỗ tre nứa, lại ở sát nhau.

Trong lịch sử, Phố Hiến là một đô thị đa quốc tịch, trong đó nhiều nhất là người Việt và người Hoa. Những kiều dân ngoại quốc khác ở đây là Nhật, Xiêm La, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… Phần lớn người Việt cự ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phương khác đổ về sinh sống làm ăn, đó là một cộng đồng cư dân tứ xứ.

Phương Tây, ngoài người Hà Lan và người Anh đã từng lập thương điếm ở Phố Hiến, còn một số người Bồ Đào Nha và Pháp. Người Bồ Đào Nha là người phương Tây Phố Hiến sớm nhất. Đó là những thương nhân độc lập, không lập công ty, không đặt thương điếm. Không ít những người Pháp cũng sống ở Phố Hiến vào những năm 80 của thế kỷ XVII. Thương điếm của Công ty ấn Độ Pháp thành lập ở Phố Hiến năm 1680.

Phố Hiến từ nơi tụ cư, một thị trấn phát triển thành một đô thị lớn vào thế kỷ XVII đã luôn mang tính nổi trội đậm sắc thái kinh tế. Lúc đầu là các hoạt động buôn bán qua mạng lưới chợ. Sau đó, thương nghiệp ngày càng phát triển và trở thành hoạt động kinh tế, đặc biệt là ngoại thương do lợi thế là một bến sông, đầu mối của các tuyến giao thông vùng.

Thời kỳ phồn thịnh nhất của Phố Hiến là vào khoảng giữa thế kỷ XVII (1630-1680). Sau đó là quá trình suy thoái, diễn ra trong gần 2 thế kỷ để cuối cùng trở thành tỉnh lị Hưng Yên. Biểu hiện rõ nhất của sự suy thoái của Phố Hiến là sự sa sút trong các hoạt động buôn bán với nước ngoài. Các thương điếm phương Tây ở Phố Hiến và Kẻ Chợ lần lượt đóng cửa, các tàu buôn phương Tây hầu như rất ít còn lại vùng Đàng Ngoài. Phố Hiến vắng hẳn các khách buôn nước ngoài, trừ người Trung Quốc là còn ở lại buôn bán.

Thế kỷ XIX, khi kinh đô chuyển vào Huế, một làn sóng của thương nhân Trung Hoa ồ ạt nhập cư vào Hà Nội, một số gia đình Hoa Kiều trước kia từ Kẻ Chợ di cư đến Phố Hiến nay quay ngược trở về Hà Nội, phần nào cũng làm cho Phố Hiến trở nên vắng đi. Bến cảng Phố Hiến do sự bồi lở của sông Hồng ngày càng trở nên bất tiện, làm Phố Hiến ngày càng cách xa dòng sông. Năm 1726, chính quyền Lê – Trịnh đã chuyển dời trấn lị Sơn Nam sang bên hữu ngạn sông Hồng thuộc huyện Duy Tiên. Năm 1741, trấn Sơn Nam được tách thành Sơn Nam thượng và hạ, trọng tâm chính trị đã chuyển xuống mạn dưới, ở Vị Hoàng (Nam Định).

Năm 1730, đê Mạn Trù vỡ, mất mùa, dân của nhiều vùng ở Sơn Nam trở nên khó khăn. Tiếp đến là những cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu đã tàn phá vùng này, càng làm cho tiềm lực kinh tế của Phố Hiến kiệt quệ. Cuộc chiến giữa nhà Tây Sơn và chúa Trịnh. Sang đến thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, vai trò một đô thị kinh tế, một thương cảng quốc tế của Phố Hiến ngày nào giờ đây không còn nữa.

Năm 1804, dưới thời Gia Long, trấn lị Sơn Nam thượng từ Phố Hiến đã được di chuyển về Châu Cầu (Phủ Lý). Năm 1831, với cuộc cải cách của vua Minh mạng, tỉnh Hưng Yên được thành lập, thành tỉnh được xây dựng trên địa bàn Phố Hiến cũ, mang nhiều chức năng quân sự, nhưng đã mất đi hoàn toàn vai trò kinh tế của một trạm hải quan, lúc này đã được chuyển qua bến Ninh Hải (Hải Phòng).
Phố Hiến ngày nay có hơn 100 di tích lịch sử – văn hóa có giá trị.

Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2408/QĐ-TTg, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho Khu di tích Phố Hiến. Theo đó khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến gồm 16 di tích tiêu biểu hợp thành: Văn Miếu Xích Đằng, đền Mây, đền Kim Đằng (phường Lam Sơn); đền Trần, đến Mẫu, đền Thiên Hậu, Võ Miếu, chùa Phố, đền Bà Chúa Kho (phường Quang Trung), chùa Chuông, đình An Vũ, đền Nam Hòa (phường Hiến Nam); đền Cửu Thiên Huyền Nữ (phường Lê Lợi), đình- chùa Hiến, Đông Đô Quảng Hội (phường Hồng Châu) và chùa Nễ Châu (xã Hồng Nam).

Thanh Tùng