Phong cách ngôn ngữ báo chí Luyện tập

Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí

Báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, là phương tiện cung cáp thông tin, cập nhật tin tức cho cuộc sống con người. Báo chí giúp chúng ta có thể nắm bắt kịp thời những sự kiện diễn ra xung quanh ta và cả trên thế giới. Tech 12h, xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải chi tiết bài tập. Mời các bạn tham khảo!

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Phong cách ngôn ngữ báo chí Luyện tập

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tìm hiểu một số loại văn bản báo chí

a) Bản tin: gồm thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp thông tin cho người đọc. Bản tin thường theo một khuôn mẫu là: nguồn tin - thời gia - địa điểm - sự kiện - diễn biến - kết quả.

b) Phóng sự: cung cấp tin tức hưng mở rộng phần tường thuật chi tiết, mô phỏng bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, hấp dẫn sinh động hơn.

c) Tiểu phẩm: giọng văn thân mật, dân dã, mỉa mai nhưng hàm chứa những kiến thức, những quan điểm, chính kiến về cuộc sống.

2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí

Ngoài những thể loại báo chí ta tìm hiểu ở trên phần một, còn nhiều thể loại báo chí khác như: phỏng vấn, thời sự, bình luận, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc, hòm thư góp ý,...

  • Nếu phân loại báo chí theo phương tiện ta có: báo nói, báo viết, báo điện tử,..
  • Nếu phân loại báo chí theo định kỳ xuất bản thì sẽ có báo: báo hàng ngày (nhật báo), báo hằng tuần (tuần báo), báo hàng tháng ( nguyệt san)
  • Nếu phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội có: báo Lao động, báo kinh tế, báo an ninh, báo đời sống và pháp luật, báo văn hóa, báo văn nghệ, ..
  • Nếu phân loại theo đối tượng độc giả có: báo Nhi đồng, báo Phụ nữ, báo thanh niên, báo thiếu niên tiền phong, ...

Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về việc sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ ngôn ngữ bản tin, ngôn ngữ phóng sự, ngôn ngữ tiểu phẩm,... và mỗi thể loại báo chí đều có những quy ước khác nhau.

Chức năng của ngôn ngữ báo chí: Tuy có nhiều thể loại và dạng như vậy nhưng ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời, nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Phạm vi của ngôn ngữ báo chí: Do phạm vi thông tin rộng rãi trên nhiều mặt của hoạt động xã hội. Ngôn ngữ báo chí vì thế không bị giới hạn ở một lĩnh vực nào cả. Có thể nói, nó bao gồm hầu hết các phạm vi sử dụng ngôn ngữ của xã hội.

Cách sử dụng ngôn ngữ báo chí:

  • ngữ âm - chữ viết: người nói phải phát âm rõ ràng, nói chuẩn, tôn trọng người nghe, người viết phải viết đúng quy cách
  • ngữ pháp: câu văn rõ ràng, chính xác, thường dùng một số khuôn mẫu ngữ pháp nhất định.
  • từ ngữ: dùng vốn từ toàn dân, ngôn ngữ đa dạng phù hợp với thể loại bài viết, có thể dùng ngôn ngữ chuyên nghành.
  • biện pháp tu từ: sử dụng phù hợp với từng thể loại
  • bố cục: trình bày rõ ràng, dễ tiếp thu.

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và của dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,...

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1: Trang 131 sgk ngữ văn 11 tập 1

Đọc một tờ báo và xác định những thể loại văn bản báo chí trên tờ báo đó.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 131 sgk ngữ văn 11 tập 1

Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 131 sgk ngữ văn 11 tập 1

Viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp ( chú ý những chi tiết cụ thể về thời gian, hoạt động, kết quả, số liệu,...)

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài: "Phong cách ngôn ngữ báo chí". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí



Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Cực Ngắn)
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 11
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2

Phong cách ngôn ngữ báo chí Luyện tập
Phong cách ngôn ngữ báo chí Luyện tập

Soạn văn bài Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản nhất. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

Các phương tiện diễn đạt

a, Về từ vựng

b, Về ngữ pháp

c, Về biện pháp tu từ

Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

- Tính thông tin thời sự

- Tính ngắn gọn

- Tính sinh động, hấp dẫn

Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí

Bài 1 trang 145 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Bản tin ngắn nêu việc An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia Ô Tà Sóc, có những đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí:

- Thông tin được cập nhật chính xác, rõ ràng, có thời gian ( 3/2), địa điểm (An Giang,…), cơ quan cấp, nơi nhận

- Ngôn ngữ ngắn gọn, giàu thông tin

- Đoạn tin gợi được sự hấp dẫn nhất định lời giới thiệu cung cấp thông tin khá ngắn gọn

Bài 2 tập 1 trang 145 SGK Ngữ văn 11

Để viết được phóng sự báo chí cần:

- Chủ động xác định được vấn đề gây được chú ý của dư luận trong xã hội: các vấn đề về vệ sinh thực phẩm, tệ nạn xã hội…

- Lựa chọn những sự kiện tiêu biểu để miêu tả, ghi chép người thực, việc thực, có thời gian, địa điểm

- Thông tin cung cấp cần trung thực, xác thực, ngắn gọn

Rèn kỹ năng về phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 1:  Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong những câu (đoạn) sau (tr. 237 SGK). Viết lại những câu (đoạn) ấy theo hiểu biết của anh (chị).

Nhận xét chung: Cách sử dụng ngôn ngữ của các văn bản trên gây khó khăn cho người đọc trong việc hiểu nội dung văn bản.

a)

Nhận xét: Quá lạm dụng tiếng Anh, đây là hiện tượng thường gặp trên những văn bản báo chí viết về tin học và ca nhạc, đặc biệt là ca nhạc quốc tế.

Viết lại: có nhiều cách để viết lại những câu văn đó nhưng dù viết bằng cách nào thì cũng phải thích rõ nghĩa của các từ tiếng Anh và các chữ viết tắt.

b)

Nhận xét: Sử dụng việc viết tắt quá tuỳ tiện.

Viết lại: Giải thích rõ các chữ viết tắt:

  • CVPM: công viên phần mềm.
  • CNSH: công nghệ sinh học.
  • KPVH: khu phố văn hoá.

c)

Nhận xét: Sử dụng biệt ngữ xã hội một cách thiếu chọn lọc.

Viết lại: chú thích rõ nghĩa của các biệt ngữ:

  • Bảnh tỏn: bảnh bao, lịch sự.
  • Vé: tương đương 100 đôla Mĩ.
  • "Dân biểu": dân (người) đạp xích lô.
  • Chảnh: ra bộ làm sang.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download soạn văn lớp 11 bài Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết