Phong cách quản trị dân chủ

đạo của họ, tâm lý học xã hội đã tập trung làm sáng tỏ những nét điển hình và các kiểu người lãnh đạo.2, Phân loại các phong cách lãnh đạo: Các nhà tâm lý học đã dựa trên những nét đặc trưng chung của từng nhómngười lãnh đạo – phong cách lãnh đạo để chia ra 3 kiểu người lãnh đạo sau: •Phong cách lãnh đạo độc đốn chun quyền •Phong cách lãnh đạo dân chủ •Phong cách lãnh đạo tự do Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhấtđịnh, song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh; cách thiết lập mục tiêu; ra quyết định; q trình kiểm sốt và sự ghi nhậnkết quả.

II, Đặc điểm các phong cách lãnh đạo:

1.Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền: a. Khái niệm:Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền là phong cách mà theo đó nhà quản trị triệt để sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để tác độngđến người dưới quyền. b. Các đặc điểm cơ bản:• Thiên về sử dụng mệnh lệnh• Ln đòi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối•Thường dựa vào năng lực, kinh nghiệm, uy tín chức vụ của mình để tự đề ra các quyết định rồi buộc họ phải làm theo ý muốn hay quyết địnhcủa nhà quản trị.Page 2 of 17• Nhà quản trị chú trọng đến hình thưc tác động chính thức, thơng qua hệthống tổ chức chính thức.c.Ưu nhược điểm:•Ưu điểmƯu điểm của phong cách độc đốn là nó cho phép giải quyết một cách nhanh chóng các nhiệm vụ.• Nhược điểmNgười lãnh đạo theo phong cách này có thái độ ứng xử lạnh nhạt, quan cách, hay can thiệp vào công việc của người khác nên không tận dụng được sức sángtạo của nhưng người dưới quyền. Những người lãnh đạo độc đoán chuyên quyền dễ gây ra tình trạng bất ổncủa doanh nghiệp, tạo cơ sở để phát sinh bè phái, ảnh hưởng đến công việc chung.Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền nhà quản trị là người có tính quyết đốn cao và dứt khoát khi đưa ra các quyết định quản trị, họnắm bắt được thời cơ, cơ hội kinh doanh… Tuy vây với phong cách này triệt tiêu tính sang tạo của nhân viên cấp dưới, làm cho nhân viên cấpdưới có tâm lý lo sợ, có thể mang tới sự chống đối của cấp dưới.2.Phong cách lãnh đạo dân chủ a. Khái niệm:Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân đưa ra những tác động đến những người dưới quyền.Nói cách khác, họ rất ít sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ để tác động đến những người dưới quyền.b. Các đặc điểm cơ bản: •Thường sử dụng hình thuc động viên khuyến khíchPage 3 of 17• Khơng đòi hỏi cấp dưới phục tùng tuyệt đối• Thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền, thu hút, lôi cuốncả tập thể và tổ chức khơng chính thứcc.Ưu nhược điểm:•Ưu điểm: Những nhà lãnh đạo theo phong cách Dân chủ luôn lắng nghe mọiphản hồi từ các nhân viên để điều chỉnh kịp thời công việc hoặc các mối quan hệ trong công ty.Phong cách lãnh đạo dân chủ dường như được đặt ở vị trí trung gian khi nó điều hồ được sự độc đốn và tính tự do, các cá nhân ln được khíchlệ để đưa ra ý kiến, khích lệ tranh luận, ai cũng có cơ hội để nói lên điều mình suy nghĩ và quan tâm – ngay cả đối với những cá nhân bình thường tỏra rụt rè và kiệm lời, điều đó khiến các thành viên cảm thấy được tơn trọng, cảm thấy mình có ích, cảm thấy mình là một phần của nhóm, và qua đónhóm cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.•Nhược điểm: Phong cách lãnh đạo dân chủ có nhiều ưu điểm nhưng khơng hẳn làkhơng có nhược điểm, nó tốn khá nhiều thời gian để ra được một quyết định, và đơi khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụthể nếu khơng có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đốn.Khơng phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của các thành viên vì còn tuỳ xem vấn đề được nêu ra có thuộc phạm vi hiểu biết và chuyên môncủa họ hay không. Trong nhiều trường hợp, thành viên nhóm khơng có đủ năng lực để có thể thảo luận sâu về một vấn đề nêu ra, ví dụ như vấn đềPage 4 of 17quản lí, vấn đề tạo dựng “thương hiệu nhóm”, vấn đề “đối ngoại”...v...v...những lúc như vậy, ln cần có một trưởng nhóm đủ chunmơn và khả năng ra quyết định.Phong cách lãnh đạo dân chủ nhà quản trị phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, quyếtđịnh của nhà quản trị được cấp dưới chấp nhận và làm theo. Tuy nhiên với phong cách lãnh đạo này nhà quản trị dễ là người theo chân cấp dưới,khó lựa chọn quyết định cho mình, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh. 3. Phong cách tự doa. Khái niệm: Phong cách tự do là phong cách mà theo đó nhà quản trị rất ít sử dụngquyền lực để tác động để tác động đến người dưới quyền, thậm chí khơng có những tác động đến họ.b.Các đặc điểm cơ bản: •Nhà quản trị đóng vai trò là người cung cấp thơng tin •Nhà quản trị thường khơng tham gia vào hoạt động tập thể và sử dụng rất ít quyền lực của mình để tác động đến người dưới quyền.• Phân tán quyền hạn cho cấp dưới, để cho cấp dưới sự độc lập cao vàquyền tư do hành động lớn.c.Ưu nhược điểm :•Ưu điểm Phong cách lãnh đạo tự do sẽ tạo ra mơi trường mở trong nhóm, trong doanhnghiệp. Mỗi thành viên đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp nhưng tư tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra.•Nhược điểm Phong cách lãnh đạo tự do dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn tớitùy tiện, lơ là công việc.Page 5 of 17 Với phong cách này nhà quản trị cấp cao có điều kiện thời gian để tập trung sức lực vào vấn đề chiến lược, tôn trọng và phát huy tối đa quyềntự do và chủ động của cấp dưới, tạo điều kiện để cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị. Vì vậy khai thác được tài năng củanhững người dưới quyền, quyết định của nhà quản trị dễ được cấp dưới chấp nhận và làm theo. Tuy nhiên với phong cách quản trị khó kiểmsoat cấp dưới, lệ thuộc vào cấp dưới, khó phát huy vai trò của nhà quản trị. Trên đây đã nêu lên 3 đặc điểm phong cách lãnh đạo của nhà quản trị, qua đó thấy được khơng có một phong cách quản trị nào sẽ là phongcách sử dụng tối ưu. Vì vây để thành nhà quản trị giỏi cần kết hợp được cả 3 phong cách để phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhượcđiểm để thành nhà lãnh đạo giỏi.

Bài viết cung cấp các kiến thức về Phong cách lãnh đạo dân chủ và ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ, giúp người đọc hiểu hơn về phong cách lãnh đạo dân chủ,  từ đó định hướng phong cách lãnh đạo phù hợp trong các quyết đinh trong tương lai.

Không phải ai cũng có khả năng lãnh đạo, bởi hoạt động lãnh đạo ảnh hưởng rất nhiều đến các vấn đề của tập thể. Một người lãnh đạo tốt có thể đưa cả nhóm đi đến thành công và đạt được mục tiêu như mong đợi. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo không có tầm nhìn, không có kế hoạch, không dẫn dắt tập thể tốt sẽ đưa cả tập thể đi xuống. Chính vì vậy, với mỗi tập thể khác nhau, người lãnh đạo cũng phải có những phong cách lãnh đạo khác nhau sao cho phù hợp.

1. Phong cách lãnh đạo là gì?

Hoạt động lãnh đạo là tác động, thúc đẩy, hướng dẫn và chỉ đạo người khác để đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, có thể thấy hoạt động lãnh đạo không chỉ dừng ở việc chỉ đạo, mà còn bao gồm cả các hành động khác tiếp nối thành một chuỗi để tác động lên con người – những nhân viên/cấp dưới và có định hướng nhất định: mục tiêu đã đề ra.

Khi nhắc đến lãnh đạo, chúng ta sẽ thường nghĩ đến hình ảnh một người cấp trên chỉ tay năm ngón, yêu cầu nhân viên làm việc A, việc B. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng. Ở các cấp bậc khác nhau, hoạt động lãnh đạo được thể hiện qua các vai trò không giống nhau: có thể là nhóm trưởng, đội trưởng, quản lý, giám đốc…

Mỗi người lãnh đạo sẽ đều có cho mình một cách thức lãnh đạo riêng, tuy nhiên các cách thức ấy không nằm ngoài 3 phong cách lãnh đạo. Nhà tâm lý học Kurt Lewin đã chỉ ra 03 phong cách lãnh đạo phổ biến: Độc đoán, Dân chủ và Laissez-faire – tức Tự do.

Nguyễn Trung Bá xin tặng các bạn cách để làm bài tiểu luận phong cách lãnh đạo điểm cao, tải và xem tại: https://drive.google.com/file/d/18Nj3gDqVCsHRJD3bgpeHjcKoHdu-4xF3/view?usp=sharing

Xem thêm: Nên học marketing hay quản trị kinh doanh? Đây là câu trả lời

2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Trong phong cách lãnh đạo Độc đoán, chỉ có lãnh đạo là người ra quyết định và có sự giám sát, tác động tối đa lên cấp dưới. Đối lập với phong cách này là phong cách Dân chủ, Lewin mô tả hoạt động lãnh đạo được thực hiện với sự can thiệp tối đa từ tập thể. Trong mô hình này, lãnh đạo không tự đưa ra quyết định mà sẽ tranh luận với tập thể, dẫn dắt họ đi đến kết luận với các tư vấn và khuyến nghị phù hợp.

Hầu hết mọi người, nhất là cấp dưới, thích phong cách dân chủ hơn rất nhiều so với Độc đoán. Trong môi trường dân chủ mọi người được tự do thể hiện ý kiến, và họ có niềm tin rằng ý kiến của mình được coi trọng. Nhà lãnh đạo dân chủ xem mọi người bình đẳng như nhau, thậm chí kể cả họ, trong công việc chung, do đó không tạo áp lực quá lớn lên cấp dưới.

Trên thực tế, một số phát hiện đã chỉ ra rằng những nhân viên được lãnh đạo bởi nhà lãnh đạo theo phong cách dân chủ hài lòng với công việc của họ mà không nghĩ đến việc tìm kiếm công việc khác. Có thể hiểu, chính ý thức làm chủ của các nhân viên đã làm cho họ hài lòng (theo Bhatti, Maitlo, Shaikh, Hashmi & Shaikh, 2012)

Nhược điểm của phong cách này là người lãnh đạo phải có khả năng điều phối cuộc thảo luận đi đến đúng mục tiêu, đúng định hướng nếu không muốn bị lan man, duy trì vai trò bình đẳng và làm “trọng tài” của mọi người để tránh trường hợp có ai đó có “cái tôi” quá cao.

3. Ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo dân chủ

3.1 HENRY FORD
Phong cách quản trị dân chủ

Một trong những người áp dụng thành công và sáng tạo nhất với phong cách lãnh đạo dân chủ là Henry Ford. Với những triết lý của mình, ông gần như đã thay đổi quan niệm về “lãnh đạo” của giới tư bản trong những năm 20-30 của thế kỷ XX, khi các công ty tư bản chỉ biết bóc lột và tranh giành công nhân viên về phía mình.

Với ông, mục tiêu cao nhất không phải là lợi nhuận, mà là “mức độ hài lòng của mỗi người chứ không phải số tiền ghi trên bản sao kê”. Ông chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và, bên cạnh đó, quan tâm tới đời sống nhân viên của mình. Trong công việc, khi thảo luận với nhân viên, Ford được đặt ở vị trí trung gian, khích lệ nhân viên nêu ra các ý kiến, tranh luận, ai cũng có cơ hội được nói. Điều đó làm cho nhân viên của ông cảm thấy được tôn trọng và có tinh thần cống hiến vì tập thể hơn – khi thấy mình là một phần của team.

3.2 STEVE JOBS

Phong cách quản trị dân chủ

Ban đầu, Steve Jobs là một người theo phong cách dân chủ thuần túy. Ông trao quyền cho nhân viên quyết định, đóng vai trò dẫn dắt và điều phối với hình ảnh chúng ta thường thấy: thuyết trình và nghe mọi người đóng góp về sản phẩm. Tuy nhiên, một thời gian sau, Jobs có xu hướng thiên về phong cách độc đoán dẫn đến câu chuyện từ chức của mình.

Mặc dù vậy, sau khi quay lại với Apple, Jobs đã chuyển đổi và quay trở về phong cách dân chủ của mình. Những  người được ông mời về làm việc sẽ được trao quyền để tự phát triển. Trong một số quyết định quan trọng, ông sẵn sàng để cho các cộng sự: nhà thiết kế chính Jonathan Ive, chuyên gia sản xuất Tim Cook…ra quyết định, trong khi đóng vai trò cố vấn cho họ.

Tổng kết

Để trở thành một nhà lãnh đạo đòi hỏi người đứng đầu phải có một nghệ thuật lãnh đạo cho riêng mình, với phong cách lãnh đạo phù hợp với tính chất của tổ chức mình làm việc. Nếu không xây dựng một phong cách lãnh đạo đúng đắn, nhà lãnh đạo có thể bị chìm trong những lời chỉ trích và sự quay lưng đến từ những cấp dưới – lẽ ra sẽ trở thành những cánh tay đắc lực, và đối mặt với sự thất bại.

Trên đây là những thông tin về phong cách lãnh đạo dân chủ và Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ. Nếu đang là một leader, tại sao bạn không thử cân nhắc lựa chọn phong cách lãnh đạo này cho mình?

Nguồn tham khảo

Brian Tracy, Thuật lãnh đạo, 2005, NXB Thế Giới.

Henry Ford, Cuộc đời và sự nghiệp của tôi, 1922, NXB Lao Động – Xã hội.

Nadeem Bhatti, Ghulam Murtaza Maitlo, Naveed Shaikh, Muhammad Aamir Hashmi, Faiz M. Shaikh, The Impact of Autocratic and Democratic Leadership Style on Job Satisfaction, 2012.

Xem thêm: Cách viết kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới như thế nào?