Phòng thí nghiệm hợp chuẩn là gì

Login or register (free and only takes a few minutes) to participate in this question.

You will also have access to many other tools and opportunities designed for those who have language-related jobs (or are passionate about them). Participation is free and the site has a strict confidentiality policy.

Nội dung chính[Ẩn]

Hoạt động chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam nhằm phục vụ hoạt động quản lý của nhà nước và theo yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp. Đây là 1 khâu quan trọng trong hành trình thương mại sản phẩm và tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. 

Tìm hiểu thêm: 

          ✍ Danh mục thiết bị máy móc bắt buộc phải chứng nhận hợp quy

          ✍ Phân biệt QCVN và TCVN - Nhận biết dấu hợp quy và hợp chuẩn 

          ✍ Thông tin về kiểm định thang máy doanh nghiệp nên biết

Phòng thí nghiệm hợp chuẩn là gì

Đánh giá phù hợp sản phẩm theo tiêu chuẩn tương ứng 

1. Chứng nhận hợp chuẩn - chứng nhận hợp quy là gì?

Thị trường kinh tế hiện nay là thị trường mở nên một sản phẩm có thể do nhiều nhà sản xuất tiến hành sản xuất, chính vì lý do đó các nhà sản xuất thường mong muốn sản phẩm bên mình được một tổ chức thứ 3 đánh giá khẳng định về chất lượng để tăng tính cạnh tranh, thu hút người sử dụng. Khi tìm hiểu về việc đánh giá chất lượng sản phẩm sẽ nhận được hai khái niệm là Chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn. 

1.1 Chứng nhận hợp chuẩn 

Chứng nhận hợp chuẩn hay còn chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn là việc đánh giá xác nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hơp chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (CBHC) quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.

Tại Việt Nam, chứng nhận hợp chuẩn được ký hiệu: TCVN 

1.2 Chứng nhận hợp quy 

Chứng nhận hợp quy - Chứng nhận phù hợp với quy chuẩn là việc đánh giá, xác nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Theo quy định Nhà nước, chứng nhận hợp quy được ký hiệu: QCVN 

Phòng thí nghiệm hợp chuẩn là gì

Mẫu dấu chứng nhận hợp chuẩn(trái) - hợp quy(phải)

2. Đối tượng chứng nhận hợp chuẩn - hợp quy?

Đối tượng cần chứng nhận hợp chuẩn - hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Đối với những đối tượng sản phẩm liên quan đến an toàn sức khỏe hay môi trường (sản phẩm hàng hóa nhóm 2) thì cần bắt buộc phải chức nhận hợp quy. 

Để thực hiện việc chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là hoạt động thử nghiệm, phân tích, đánh giá đối tượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn tương ứng.

✍ Xem thêm: Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 cần chứng nhận hợp quy 

3. Phương thức đánh giá sự phù hợp?

Theo quy định Nhà nước, 8 phương thức được đưa ra và áp dụng cho từng loại sản phẩm hàng hóa như sau:

  • Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
  • Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  • Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
  • Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Tại Việt Nam, phương thức 1, 5, 7 được sử dụng phổ biến cho sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước lẫn đối với hàng nhập khẩu.

Phòng thí nghiệm hợp chuẩn là gì

Tầm quan trọng hoạt động đánh giá chứng nhận sản phẩm hàng hóa 

4. Trình tự công bố chất lượng sản phẩm như thế nào?

4.1 Trình tự công bố hợp chuẩn

Việc công bố hợp chuẩn được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn).

a) Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận có năng lực tại Việt Nam (cụ thể như tổ chức Vinacontrol CE) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.

Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định phía trên.

b) Kết quả đánh giá hợp chuẩn là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục).

4.2 Trình tự công bố hợp quy 

a) Đối với sản phẩm, háng hóa sản xuất trong nước: - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định cho cơ quan chuyên ngành để được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy;

- Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.


b) Đối với hàng hóa nhập khẩu: - Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định; - Cơ quan chuyên ngành cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;

- Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Phòng thí nghiệm hợp chuẩn là gì

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy Vinacontrol CE cấp 

5. Tổ chức chứng nhận hợp quy - hợp chuẩn hàng đầu Việt Nam 

Vinacontrol CE là tổ chức chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn hàng đầu Việt Nam, công ty có đủ năng lực cả về chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy. Với sự tôn trọng tuyệt đối tính công bằng, Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ chứng nhận tự nguyện hoặc bắt buộc trên nhiều lĩnh vực phù hợp với mọi sản phẩm, dịch vụ đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp trên con đường hội nhập phát triển. 

Dịch vụ chứng nhận của chúng tôi được thừa nhận trên toàn thế giới. Hiện tại Vinacontrol CE đã phục vụ trên 3.000 doanh nghiệp và cấp hơn 10.000 giấy chứng nhận.

  • Vinacontrol CE được các chức như Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Bộ Khoa Học Công Nghệ chỉ định chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy;

  • Đội ngũ chuyên gia có chuyên môn kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm đánh giá, cùng với hệ thống phòng thí nghiệm hợp chuẩn quốc gia;

  • Vinacontrol CE là tổ chức duy nhất cung cấp đầy đủ cho khách hàng các nhóm dịch vụ cần thiết khác để có thể đưa thiết bị vào sử dụng, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, các dịch vụ như: Kiểm định an toàn, Kiểm tra chất lượng (đối với hàng nhập khẩu), Giám định, Chứng nhận hệ thống quản lý ISO, Đào tạo An toàn lao động,...;

  • Hệ thống văn phòng trên khắp cả nước, đặt tại hầu hết các cửa cảng nên Vinacontrol CE luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp cần kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu;

  • Đến Vinacontrol CE với thời gian nhanh chóng cùng mức chi phí hợp lý nhất.

Quý khách có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận hợp quy hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083, email:   hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ.

(*) Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quy định tại Điểm 4 Điều 3 Chương 1 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:

Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.