Phù tang có nghĩa là gì

1. Phù tang

Người ta thường theo thói quen gọi nước Nhật là đất nước Phù Tang, nhưng ít ai hiểu phù tang là cái quỷ gì.

Tích của từ này xuất phát từ hai thành phần chính:

a. Con quạ ba chân:

Phù tang có nghĩa là gì

Quạ ba chân đi kèm với biểu tượng Mặt trời của Nhật

Phù tang có nghĩa là gì

Quạ thần ba chân Yatagarasu dưới nét vẽ của Forrestris. Hình từ trang này

Phù tang có nghĩa là gì

Quạ thần ba chân dẫn đường cho Thần Vũ Thiên hoàng chinh phục thành công phương Đông


b. Cây dâu tằm:

Phù tang có nghĩa là gì

Một cây dâu tằm bonsai. Cái cây mà ta sẽ nói đến chắc cũng có dáng như thế này, nhưng to hơn gấp bội. Ảnh: từ trang này.

Phù tang có nghĩa là gì

Quả dâu tằm (cho quạ ăn?). Ảnh: Elena Elisseeva

Theo thần thoại Đông Á, mặt trời vốn là con quạ ba chân. Ngày xưa có 10 con quạ mặt trời ngày ngày thay phiên nhau bay từ phía Đông về phía Tây. Buổi tối mấy con này về ngủ ở một cây dâu tằm khổng lồ ở tít ngoài xa phía Đông. Cây dâu tằm này gọi là cây Phù Tang – phù là đỡ, tang là cây dâu (cây dâu đỡ cho 10 mặt trời).

Về sau do người Nhật gọi nước mình là nước Mặt trời mọc (Nhật Bản) nên người ta gán luôn cho nước Nhật cái tên Phù Tang, ý chỉ cái nước ở gần chỗ cây dâu mọc.
 

Phù tang có nghĩa là gì

Logo liên đoàn bóng đá Nhật Bản có con quạ ba chân.

Tuy nhiên không phải nước nào hay lúc nào cũng coi Phù Tang là nước Nhật. Trong một số thư tịch cổ, người Trung Quốc phân biệt Phù Tang với nước Nhật cổ (là nước Wa hay Yamato), có chỗ thì nói Phù Tang nằm xa hơn nước Nhật… Thậm chí tới thế kỷ 18, vài học giả Tây tính toán, nói với khoảng cách ấy thì Phù Tang chỉ vị trí bờ tây nước Mỹ, rồi vẽ bản đồ ghi chữ Phù Tang vô chỗ đó luôn.
 

Phù tang có nghĩa là gì

Bản đồ thế giới năm 1792 của Pháp in, ở bờ biển California ghi chữ Fousang des Chinois (xứ Phù tang theo cách gọi của người Trung Quốc).


2. Câu lạc bộ

Nhân tiện bàn đến Nhật thì bàn luôn một từ khác hơi liên quan: Câu lạc bộ. Đó là một từ chúng ta mượn về từ tiếng Nhật. Từ gốc của nó như tất cả mọi người, chắc không cần học tiếng Anh cũng biết là từ club là trong tiếng Anh (nếu để ý thì lại thấy chữ viết tắt CLB của ta cũng giống giống chữ club nữa).

Thời kỳ đầu giao lưu với phương Tây, người Nhật dùng chữ Hán theo cách đọc Hán-Nhật để phiên âm chữ Tây, gọi là ateji. Chữ club クラブ được phiên âm thành 倶楽部, đọc âm Hán Nhật là kurabu (đọc giống giống cừ-ráb).

Phù tang có nghĩa là gì

クラブ tức là kurabu. Ảnh từ trang web

Tiếp đến chữ này đi vào Việt Nam dưới dạng chữ Hán, và từ âm Hán Nhật kurabu, nó được đọc thành âm Hán Việt câu-lạc-bộ.

Đây là một trong những ateji thành công nhất vì nó vừa phiên được âm, vừa biểu được ý rất tốt:

câu (ku) = cùng
lạc (raku) = vui
bộ (bu) = cái nơi.
Câu lạc bộ = nơi mọi người cùng vui.

*

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Phù tang có nghĩa là gì
Phù tang có nghĩa là gì
Phù tang có nghĩa là gì
Phù tang có nghĩa là gì
Phù tang có nghĩa là gì
Phù tang có nghĩa là gì
Phù tang có nghĩa là gì

Ý kiến - Thảo luận

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Ngoài những cái tên như 'đất nước mặt trời mọc', 'xứ sở hoa anh đào' thì Nhật Bản còn được gọi là 'xứ Phù Tang'. Vậy cái tên này này có ý nghĩa là gì?

Nhật Bản là điểm đến nổi tiếng trên thế giới với nền văn hóa đậm bản sắc và ẩm thực độc đáo. Ngoài cái tên chính thức là Nhật Bản, đất nước này có tới ba tên gọi khác nhau được sử dụng rộng rãi gồm 'đất nước mặt trời mọc', 'xứ sở hoa anh đào' và 'xứ Phù Tang'. Trong đó, 'xứ phù tang' nghe khá khó hiểu và nhiều người không biết ý nghĩa thực sự về cái tên này.

Theo từ điển song ngữ Nhật - Việt do Onochi Seiji biên soạn và phát hành năm 1979, "Phù Tang" được giải thích với ba nghĩa: là cây mặt trời (thần thoại); phía đông và đất nước mặt trời mọc (Nhật Bản).

 

Phù tang có nghĩa là gì

Có thể nói, Phù Tang mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng tựu lại đều chỉ một quốc gia ở phương Đông, hay chính là Nhật Bản.
Phù Tang tức cây Phù Tang 扶桑, là một loại cây dâu.

Theo truyền thuyết cổ phương Đông, cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang. Khi thần Mặt Trời cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, ngài đã dừng lại dưới gốc cây phù tang. Trong văn học cổ, Phù Tang cũng được dùng chỉ nơi mặt trời mọc.

Vì tên của nước Nhật Bản có nghĩa là gốc ở Mặt Trời nên thời xưa người ta đồng nhất nó với xứ sở của loại cây huyền thoại trên đây. Tên gọi nước Phù Tang cũng từ đó mà ra đời. Chính vì vậy Nhật Bản còn được gọi là xứ sở Phù Tang.

Có một điều thú vị là các quốc gia khác đã quen gọi Nhật bản là xứ Phù Tang nhưng tên gọi này lại không phổ biến với chính người Nhật.

TH (Nguoiduatin.vn)