Rau bám mặt sau bao nhiêu tuần thì máy

Cấu tạo và chức năng của nhau thai

Theo bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Chuyên khoa sản –Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, khi trứng được thụ tinh sẽ sinh ra các tế bào, 1 phần tế bào sẽ phát triển thành em bé, phần còn lại phát triển thành nhau thai. Nhau thai nối bào tử với thành tử cung, có hình tròn và có chức năng chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ đào thải chất thải và trao đổi không khí qua máu với cơ thể mẹ. Bánh nhau đủ ngày tháng nặng khoảng 500g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau/mặt đáy tử cung.

Chức năng chính của nhau thai:

Rau bám mặt sau bao nhiêu tuần thì máy
  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi
  • Hoạt động như 1 bộ lọc giúp lọc máu, phân tách các chất độc hại khác, đẩy ra ngoài qua hệ thống tiết niệu và bài tiết của người mẹ
  • Hoạt động như phổi cung cấp oxy cho bé
  • Điều tiết hormone như estrogen và progesterone để ngăn ngừa co thắt ở tử cung trước khi bé chào đời.

Bạn có thể chưa biết:

Nhiều mẹ mới mang thai lần đầu sẽ không biết vị trí nhau thai nào tốt cho thai nhi. Rau bám mặt trước hay mặt sau thì an toàn, thuận lợi hơn, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai và sinh nở?

Nhau thai là bộ phận quan trọng đóng vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng bào thai. Bánh nhau có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau, có thể là mặt trước, mặt sau, phía trên, bên trái hay bên phải tử cung.

Nhau thai được kết nối với thai nhi bằng dây rốn, có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy đến thai nhi, đồng thời giúp đào thải các chất thải từ thai nhi. Không chỉ vậy, nhau thai còn giúp lọc bỏ các chất độc hại (vi khuẩn, thuốc,…) mà mẹ hấp thụ vào cơ thể.

Ngoài ra, nó còn có vai trò bảo vệ bào thai khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng, tiết ra 1 lượng lớn hormone nữ giúp mẹ bầu ngăn chặn cơn co thắt tử cungkhi chưa đến ngày sinh nở.

Vị trí nhau thai sẽ được xác định bằng siêu âm, được thực hiện trong tuần 18-20 của thai kỳ, tức là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2.