Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Tin học Bài 19: Tạo và làm việc với bảng lớp 10 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Tin học.

Soạn SGK Tin Học lớp 10 Bài 19: Tạo và làm việc với bảng

Giải bài tập Tin học 10 Bài 19

Bài 1 trang 128 Tin học 10: Nêu các thao tác tạo bảng và cách thực hiện

Lời giải:

- Chọn mục chèn trong thanh công cụ:

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

- Chọn bảng và thiết kế bảng theo như yêu cầu:

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

Bài 2 trang 128 Tin học 10: Khi con trỏ văn bản đang ở trong một ô nào đó, thao tác căn lề (lệnh Alignement) sẽ tác động trong phạm vi nào?

(A) Toàn bộ bảng;

(B) Đoạn văn bản chứa con trỏ;

(C) Ô chứa con trỏ.

Lời giải:

Khi con trỏ văn bản đang ở trong một ô nào đó trong bảng ta thực hiện lệnh thao tác căn lề bằng thao tac nhấp nút phải chuột, chọn Cell Alignement, tiếp đến chọn một biểu tượng nào đó thì Word sẽ thực hiện việc chọn (đánh dấu) ô chứa con trỏ nghĩa là ta chọn phương án C.

Bài 3 trang 128 Tin học 10: Khi nào cần thì tách hay gộp các ô của bảng? Hãy nêu ví dụ cụ thể cho từng trường hợp.

Lời giải:

- Khi chúng ta tạo bảng thừa các ô thì cần gộp vào để giao diện nhìn gọn gàng, không thừa cột.

- Và cũng tương tự vì để bố cục đẹp mắt chúng ta cũng cần tách các ô chứa quá đầy dữ liệu.

Bài 4 trang 128 Tin học 10: Nêu một số ví dụ văn bản dùng bảng

Lời giải:

- Quen thuộc nhất với học sinh là chúng ta sẽ lập thời khóa biểu đi học.

- Tạo bảng để so sánh số liệu.

- Tạo bảng điểm của học sinh, sinh viên.

- Tạo lập thông tin các cá nhân.

Bài 5 trang 128 Tin học 10: Hãy nêu các công cụ soạn thảo mà em dùng để thực hiện bài thực hành 9

Lời giải:

- Tạo bảng, gộp ô trong bảng;

- Định dạng kí tự;

- Định dạng danh sách dạng số thứ tự và dạng liệt kê;

- Định dạng đoạn văn bản.

- Định dạng kiểu chữ, cỡ chữ, loại chữ,….

Lý thuyết Tin học 10 Bài 19

• Các bảng thường gặp trong đời sống:

   - Thời khóa biểu

   - Bảng điểm các môn học

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

• Các lệnh làm việc với bảng được chia thành những nhóm sau:

   - Các lệnh tạo bảng, căn chỉnh độ rộng của các hàng và cột, trình bày bảng;

   - Các thao tác trên bảng: Chèn, xóa, tách hoặc gộp các ô, hàng và cột;

   - Tính toán trên bảng: Thực hiện các phép tính với các dữ liệu số;

   - Sắp xếp dữ liệu trong bảng.

1. Tạo bảng

a) Cách tạo bảng

- Cách 1: chọn Table → Insert → Table… rồi chỉ ra số cột và hàng trong hộp thoại Insert Table.

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

- Cách 2: nháy nút lệnh Insert Table trên thanh công cụ và di chuột để chọn số cột và hàng mong muốn.

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

b) Chọn thành phần của bảng

- Ý nghĩa: để xác định thành phần mà chúng ta thao tác.

Các cách thực hiện:

- Cách 1: Dùng lệnh Table → Select, rồi chọn tiếp Cell, Row, Column hay Table;

- Cách 2: chọn trực tiếp

   + Để chọn một ô nào đó trong bảng, nháy chuột tại cạnh trái của nó.

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

   + Để chọn một hàng, nháy chuột bên trái hàng đó.

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

   + Để chọn một cột, nháy chuột ở đường biên trên của ô trên cùng trong cột đó (khi con trỏ chuột có hình mũi tên đậm trỏ xuống ⇓)

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

   + Để chọn toàn bảng, nháy chuột tại đỉnh góc bên trái của bảng.

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

c) Thay đổi kích thước của cột hay hàng

- Cách 1:

   + Đưa con trỏ chuột vào đường biên của cột (hay hàng) cần thay đổi cho đến khi con trỏ có dạng 

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
hoặc
Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
;

   + Kéo thả chuột để thay đổi kích thước;

- Cách 2: Dùng chuột kéo thả các nút

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
hoặc
Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
trên thước ngang và dọc.

2. Cách thao tác với bảng

a) chèn thêm hoặc xóa ô, hàng, cột

Ta có thể thay đổi cấu trúc của bảng bằng cách chèn thêm hoặc xoá đi các ô, hàng hay cột theo các bước sau:

   - B1: Chọn ô, hàng hay cột sẽ xóa hoặc nằm bên cạnh đối tượng tương ứng cần chèn;

   - B2: dùng cách lệnh Table → Delete hoặc Table → Insert sau khi chỉ rõ vị trí chèn

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

b) tách 1 ô thành nhiều ô

Để tách một ô thành nhiều ô, thực hiện như sau:

   - B1: Chọn ô cần tách;

   - B2: Sử dụng lệnh Table → Split Cells... hoặc nút lệnh

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
trên thanh công cụ Table and Border;

   - B3: Nhập số hàng và số cột cần tách trong hộp thoại.

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

c) gộp nhiều ô thành 1 ô

Các ô liền nhau (chọn được) có thể gộp thành một ô bằng lệnh Table → Merge Cells... hoặc nút lệnh

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
trên thanh công cụ Table and Border.

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

d) định dạng văn bản trong ô

Văn bản bên trong ô được định dạng như văn bản thông thường. Để căn chỉnh nội dung bên trong của ô so với các đường biên ta có thể chọn lệnh Cell Alignment (Căn thẳng ô) sau khi nháy nút phải chuột hoặc dùng nút lệnh trên thanh công cụ Table and Border.

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Tin học Bài 19: Tạo và làm việc với bảng SGK lớp 10 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

1.248

Lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh If sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 10 Bài 19 từ đó học tốt môn Tin 10.

Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh If

Trong thực tế, ta hay gặp những thông tin, dữ liệu được tổ chức dưới dạng bảng, gồm các hàng và cột. Một ví dụ bảng quen thuộc với học sinh là Thời khóa biểu (bảng 1).

Tiết

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

 1

Chào cờ

Ngữ văn

Hoá học

Công nghệ

Ngoại ngữ

Vật lí

2

Công nghệ

Toán

Lịch sử

Ngoại ngữ

Thể dục

Hoá học

3

Toán

Sinh học

Thể dục

Ngữ văn

Toán

Ngữ văn

4

Toán

Lịch sử

GDCD

Tin học

Toán

Địa lí

5

Ngoại ngữ

Vật lí

Ngữ văn

Tin học

Sinh học

Sinh hoạt

Bảng 1. Thời khoá biểu

Đối với một số bảng, chúng ta có nhu cầu sắp xếp và tính toán. Chẳng hạn với bảng điểm của lớp, cần sắp xếp cột "Họ và Tên" theo thứ tự abc hoặc tính điểm trung bình tất cả các môn học của một học sinh.

Các lệnh làm việc với bảng được chia thành những nhóm sau:

  • Các lệnh tạo bảng, căn chỉnh độ rộng của các hàng và cột, trình bày bảng;
  • Các thao tác trên bảng: Chèn, xóa, tách hoặc gộp các ô, hàng và cột;
  • Tính toán trên bảng: Thực hiện các phép tính với các dữ liệu số;
  • Sắp xếp dữ liệu trong bảng.

Các lệnh này nằm trong bảng chọn Table (Bảng). Một số nút lệnh hay dùng có trên thanh công cụ Table and Border (Bảng và Đường viền).

Trong bài này chúng ta chỉ tìm hiểu nhóm lệnh tạo bảng và nhóm lệnh thao tác trên bảng.

Chú ý: Nếu thanh công cụ Table and Border chưa có trên màn hình thì dùng lệnh View \(\rightarrow\) Toolbars và chọn dòng Table and Border để hiển thị.

1.1. Tạo bảng

Tạo bảng bằng một trong các cách sau:

  • Cách 1. Chọn lệnh Table \(\rightarrow\)Insert \(\rightarrow\) Table (Chèn bảng) rồi chỉ ra số cộtsố hàng cũng như các số đo chính xác cho độ rộng các cột trong hộp thoại Insert Table (hình 1.a);
  • Cách 2. Nháy chọn nút lệnh Insert Table
    Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
     trên thanh công cụ rồi kéo thả chuột xuống dưới và sang phải để chọn số hàng và số cột cho bảng, số hàng và số cột của bảng được hiển thị ở ô dưới cùng (hình 1.b).

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
                                 

Hình 1.Tạo bảng

b. Chọn thành phần của bảng

Muốn thao tác với phần nào trong bảng, trước tiên ta phải chọn (hay đánh dấu) phần đó. Để đánh dấu ô, hàng, cột hay toàn bảng, ta thực hiện một trong các cách sau:

  • Cách 1. Dùng lệnh Table \(\rightarrow\) Select, rồi chọn tiếp Cell, Row, Column hay Table;
  • Cách 2. Dùng chuột (hình 2):
    • Để đánh dấu một ô nào đó trong bảng, nháy chuột tại cạnh trái của nó (hình 2.a);
    • Để đánh dấu một hàng, nháy chuột bên trái hàng đó (hình 2.b);
    • Để đánh dấu một cột, nháy chuột ở đường biên trên của ô trên cùng trong cột đó (khi con trỏ chuột có hình mũi tên đậm trỏ xuống 
      Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
      ) (hình 2.c).

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

Hình 2. Chọn thành phần bảng

c. Thay đổi kích thước của cột (hay hàng)

  • Cách 1. Dùng lệnh Table \(\rightarrow\) Cell Height and Width (Độ cao và Chiều rộng ô);
  • Cách 2:
    • Đưa con trỏ chuột vào đường biên của cột (hay hàng) cần thay đổi cho đến khi con trỏ có dạng
      Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
       hoặc
      Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
      ;
    • Kéo thả chuột để thay đổi kích thước;
  • Cách 3. Dùng chuột kéo thả các nút
    Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
     hoặc 
    Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
     trên thước ngang và dọc.

1.2. Các thao tác với bảng

Ta có thể thay đổi cấu trúc của bảng bằng cách chèn thêm hoặc xoá đi các ô, hàng hay cột theo các bước sau:

  • Bước 1. Chọn ô, hàng hay cột sẽ xóa hoặc nằm bên cạnh đối tượng tương ứng cần chèn;
  • Bước 2. Dùng các lệnh  Table \(\rightarrow\) Delete hoặc Table \(\rightarrow\) Insert (lưu ý chỉ rõ vị trí của đối tượng sẽ chèn).

b. Tách một ô thành nhiều ô

Để tách một ô thành nhiều ô, thực hiện như sau:

  • Bước 1. Chọn ô cần tách;
  • Bước 2. Sử dụng lệnh Table \(\rightarrow\) Split Cells... hoặc nút lệnh
    Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
     trên thanh công cụ Table and Border;
  • Bước 3. Nhập số hàng và số cột cần tách trong hộp thoại.

c. Gộp nhiều ô thành một ô

Các ô liền nhau (chọn được) có thể gộp thành một ô bằng lệnh Table \(\rightarrow\) Merge Cells... hoặc nút lệnh

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
 trên thanh công cụ Table and Border.

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

Hình 3. Gộp và tách ô

d. Định dạng văn bản trong ô

Văn bản bên trong ô được định dạng như văn bản thông thường. Để căn chỉnh nội dung bên trong của ô so với các đường biên ta có thể chọn lệnh Cell Alignment (Căn thẳng ô) sau khi nháy nút phải chuột hoặc dùng nút lệnh 

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19
 (hình 4) trên thanh công cụ Table and Border

Sách Giáo Khoa Tin học 10 Bài 19

Hình 4. Định dạng văn bản trong ô