Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh-Tiền Lê nhận xét

Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê. Nêu nhận xét của em ?

So sánh bộ máy nhà nước thời Lê sơ với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê. Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ.

Câu trả lời chính xác nhất:

Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Đinh - Tiền Lê:

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước. Triều đình có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triều đình đến địa phương

- Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ.

Để hiểu rõ hơn những nhận xét trên đây, mời các bạn đọc thêm phần kiến thức khái quát và tham khảo các bài tập trắc nghiệm về Lịch sử thời Đinh – Tiền Lê mà Top lời giải tổng hợp dưới đây nhé!

1. Nước Đại Cồ Việt ra đời

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư, xây dựng triều chính và quản lý đất nước. Kinh đô Hoa Lư do Vua Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) tổ chức xây dựng là một công trình kiến trúc lớn nhất của đất nước sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

Kế tục triều Ngô, nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê về cơ bản là một nhà nước võ trị. Các vua (Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành) đều xuất thân là những tướng lĩnh quen trận mạc, là tổng chỉ huy tối cao quân đội, nắm giữ mọi quyền hành. Hệ thống quan lại phần lớn là các quan võ. Thời Lê Hoàn có các chức Đại tổng quản, Thái uý, Điện tiền chỉ huy sứ...

Quân đội Đại Cồ Việt là một quân đội đông và mạnh. Quân đội thời Đinh chia thành 10 đạo, bên dưới có các loại quân, lữ, tốt, ngũ. Quân sĩ đều đội mũ da, gọi là mũ "tứ phương bình đính". Coi giữ kinh thành là lực lượng Cấm quân và quân tứ sương. Thời Lê Hoàn có tới 3000 cấm quân, trán khắc chữ "Thiên tử quân", đội mũ đâu mâu. Vũ khí có cung nỏ, mộc bài, giáo mác…

Các vương triều Ngô- Đinh- Tiền Lê có thể coi như một thời kỳ lịch sử quá độ từ ngoại thuộc qua tự chủ đến độc lập. Những thập kỷ bản lề đó đã bước đầu thực hiện được sự nghiệp khôi phục độc lập, thống nhất quốc gia, xây dựng chính quyền quân chủ và đặt nền móng cho một nền văn hóa dân tộc sự nghiệp đó sẽ được củng cố và phát triển lên một tầm cao mới trong những thế kỷ tiếp sau.

>>> Xem thêm: Các tầng lớp xã hội dưới thời Đinh-Tiền Lê

2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê

* Sự thành lập nhà Tiền Lê:

Hoàn cảnh ra đời của nhà Đinh – Tiền Lê:

– Năm 968, sau khi tái thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lấy tước hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

– Vào năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng đã bị một viên thư lại trong cung điện ám sát, nội bộ triều đình rối loạn. Lê Hoàn được cử làm phụ chính, dẫn đến sự ra đời của nhà Tiền Lê.

–Năm 1009, viện lí do con ông còn nhỏ, đình thần đã tôn một vị quan cao cấp là Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhà Tiền Lê kết thúc.

* Tổ chức bộ máy nhà nước:

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê

Nhận xét: Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm sau:

- Triều đình:

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Các đơn vị hành chính:Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

- Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:

+ Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,…

+ Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.

+ Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

* Quân đội:

- Nhà Lê chú ý xây dựng một đội quân mạnh để bảo vệ chính quyền trung ương.

- Quân đội gồm 10 đạo và hai bộ phận: cấm quân (quân của triều đình) bảo vệ vua và kinh thành; quân địa phương đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa luyện tập vừa làm ruộng.

>>> Xem thêm:Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

3. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Đới nóng và Môi trường xích đạo ẩm

Câu 1. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.

B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh Nhường ngôi.

D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi.

Đáp án: B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

Câu 2. Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?

A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.

B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.

C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.

D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.

Đáp án: B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.

Câu 3. Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là:

A. Châu - Phủ - Lộ

B. Phủ - Huyện - Châu

C. Châu - huyện - xã

D. Lộ - Phủ - Châu

Đáp án: D. Lộ - Phủ - Châu

Câu 4. Tầng lớp thống trị thời Đinh- Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?

A. Vua, quan văn, địa chủ phong kiến

B. Vua, quan lại, một số nhà sư

C. Vua, quan lại trung ương và địa phương

D. Vua, quan lại, thương nhân

Đáp án: B. Vua, quan lại, một số nhà sư

Câu 5. Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?

A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư

B. Hoa Lư là có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội

C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, địa hình hiểm trợ, thuận lợi cho việc phòng thủ đất nước

D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước

Đáp án: C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, địa hình hiểm trợ, thuận lợi cho việc phòng thủ đất nước

-----------------------------------

Trên đây là những nhận xét về bộ máy nhà nước thời Đinh - Tiền Lê chi tiết và đầy đủ nhất. Cùng với những kiến thức tham khảo và câu hỏi trắc nghiệm do Top lời giải tổng hợp, biên soạn trên đây, chúng tôi hi vọng, các bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích phục vụ cho việc học của mình. Chúc các bạn học tốt!

Giải bài tập 1 trang 90 SGK Lịch sử 10

So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 87, 88 để trả lời.

Ỉn

Bộ máy nhà nước thời Đinh-Tiền Lê được đánh giá như thế nào?

Đáp án: B - Tương đối hoàn chỉnh

Ở triều đình:

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở các đơn vị hành chính: Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau [đô ti, thừa ti và hiến ti]. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. => Thể hiện nhà nước trung ương đã với tay đến tận địa phương.

- Ở cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:

+ Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,...

+ Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.

+ Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

Bạn tham khảo thêm ở đây nhé: Trắc nghiệm Lịch sử 7 bài 9

Trả lời hay

5 Trả lời · 10:24 04/12

  • Phước Thịnh

    0 Trả lời · 10:24 04/12
  • Tâm Như

    B: Tương đối hoàn chỉnh

    0 Trả lời · 18:18 04/12
  • Đội Trưởng Mỹ

    Đáp án B: Tương đối hoàn chỉnh

    0 Trả lời · 10:24 04/12
  •  Nhận xét:

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh- Tiền- Lê hoàn chỉnh,quy củ chặt chẽ hơn, quyền lực của vua ngày càng lớn mạnh,cả nước,từ trung ương đến địa phương đều có sự phân chia giai cấp, quyền lực

    Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê. Nêu nhận xét của em ?

    Hay nhất

    Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh-Tiền Lê:

    Qua đây ta có thể nhận xét vẫn còn đơn giản, chưa chặt chẽ.