Số sánh cơ thể lưỡng bội (2n) với cơ thể đa bội 3n 4n

Bai 24 Dot bien so luong nhiem sac the tiep theo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [3.7 MB, 33 trang ]

[1]MÔN SINH HỌC 9.

[2] KIỂM TRA BÀI CU Thể dị bội là gì ? Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy những dạng nào? • Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi số lượng. • Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy các dạng: [2n+1], [2n – 1] và [2n – 2].

[3] III. THỂ ĐA BỘI 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Dấu hiệu nhận biết 4. Ứng dụng.

[4] III. 1.Khái Thể niệm: đa bội: Thể lưỡng bội. 2n [2n+1] 3n. 4n. [2n-1] 5n. Theå dò boäi Theå gì?.

[5] Tế bào cây rêu Các cơ thể 3n, 4n, ? Các cơ thể có Các... cơ thể có số 5n, Có số NST Các cơ thể đó có số NSTthể là 3n, 4n, khác lưỡng số NST là NST đều làphải bội 5n,[2n] ... Có bội như thếlàsố Các cơ thểcủa đón có số bội số của n nào? 3n,4n,5n…. không? NST lớn hơn số NST gọithể là lưỡng thể đa của bội [nhiều hơn 2n] bội. Vậy thể đa bội là gì?. 3n Cà độc dược. 6n. 3n. 4n. 9n. 12n.

[6] Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n[nhiều hơn 2n]. 3n. 6n. 9n. 12n. Cây cà độc dược đa bội thể. Củ cải tứ bội. 4n.

[7] Bài tập:3nEm 4n hãy gọi tên các cơ thể đa bội có bộ NST là 5n Thể Ña boäi 3n, 4n, 5n, 6n,..., 9n,Theå 12ngì..??.............. 3n : thể tam bội. 4n : thể tứ bội. 5n : thể ngũ bội. 6n : thể lục bội. 9n : thể cửu bội. 12n : thể thập nhị bội. Lưu ý : Thể tam bội khác thể tam nhiễm.

[8] 2. Đặc điểm:. Tế bào cây rêu. n[tế bào bình thường]. 3n Cà độc dược. 2n. 6n. 3n. 4n. 9n. 12n.

[9] 2n. 4n. Quả táo. 2n. 4n. Củ cải.

[10] 2n. 3n. 2n. 4n. 4n H2. Quả táo. H1.Tế bào cây rêu. 2n. 4n H3. Củ cải. 3n. 6n 9n 12n H4. Thân cây cà độc dược.

[11] •Quan sát hình 24.1, 24.2, 24.3, 24.4 và hoàn thành phiếu học tập sau. số lượng lượngNST NSTtăng[số tăng[số n[thảo tăng] thì kích tếcơ bào,cơ ->•Khi Khi số n tăng] thìluận kích thước của tếcủa bào, quan ởquan các ở 2’] : thước các trên thay đổi như thế nào? cây nóicây trênnói cũng tăng theo. n. 2n. 3n. 4n. 2n. 4n 2n. 3n. 4n. Đối tượng quan sát. 1. Tế bào cây rêu 2.Cây cà độc dược 3.củ cải 4.Quả táo. 6n. 12n 4n. Đặc điểm Mức bội thể[số n]. Kích thước tế bào,cơ quan. n; 2n; 3n; 4n 3n; 6n; 9n; 12n 2n; 4n 2n; 4n. Tăng dần theo chỉ số n Tăng dần theo chỉ số n Tăng dần theo chỉ số n Tăng dần theo chỉ số n.

[12] 2n. - Kích thước cơ quan - Kích thước cơ sinh dưỡng, sinh quan sinh dưỡng, sản của thể đa bội sinhthế sản như nàocủa so thể với đalưỡng bội lớn hơn so thể bội?. với thể lưỡng bội.. 4n H2. Quả táo. Tếkích bào đa bội có -  VìVì sao thước cơ số lượng NST, ADN quan sinh dưỡng,cơ tăng bộisản vì thế quá quangấp sinh của trình tổng hợp các chất thể đa bội lớn hơn so hữu cơ diễn ra mạnh mẽ với thể lưỡng bội? dẫn tới kích thước tế bào lớn, cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.. 2n. 4n H3. Củ cải.

[13] 3. Dấu hiệu nhận biết:. n. 2n. 3n. 4n 2n. 4n. 2n 3n. 6n. 9n. 12n 4n. ?. - Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào? Có thể nhận biết thể đa bội dựa vào kích thước các cơ quan sinh dưỡng[rễ,thân,lá…] và cơ quan sinh sản[hoa,quả…] của cây.

[14] 4. Ứng dụng: VD:Một số dạng đa bội thể. CẢI CÚC TAM BỘI [3n]. Bí ngô khổng lồ trồng ở Đà Lạt. --Có Cóthể thểkhai khaithác thácnhững nhữngđặc đặcđiểm điểm “tăng nào ởkích cây thước đa bội của trongthân, chọnlá,giống củ, quả” cây trồng? để tăng năng suất của những cây cần sử dụng các bộ phận này..

[15] NHỮNG CÂY GỖ TO NHẤT..

[16] Những cây gỗ to lớn có thể làm nơi trú ẩn và quán bar độc đáo.

[17] Bí đỏ đa bội khổng lồ.

[18] Bắp cải và khoai tây quá cỡ....... !.

[19] Súp lơ và nấm đa bội to quá trời...... !.

[20] Xoài lớn quá nhỉ...!. Bắp cải và hành to quá ! ... !....

[21] Nho lưỡng bội [trái] và nho tứ bội [phải].

[22] > 60KG. > 37KG. NHỮNG CỦ KHOAI MÌ RẤT TO.

[23] Một cây củ cải khổng lồ nặng 38,8kg được thu hoạch tại Thụy Điển.

[24] Chuối rừng[2n]. Chuối nhà [3n]. Buồng chuối gần 200 nải.

[25] Giống bạc hà đa bội ở Liên Xô..

[26] DƯA HẤU TAM BỘI [3n]. CHANH KHÔNG HẠT.

[27] Dựa vào thông tin từ các hình ảnh trên em hãy kể một số dạng đa bội mà em đã quan sát được và tên bộ phận mà con người sử dụng.

[28] TRẢ LỜI CÂU HỎI. Chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng : 1/ Cô theå 3n laø theå gì ? a. Theå moät nhieãm b. Theå tam nhieãm c. Theå ña boäi d. Theå dò boäi 2/ Nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua dấu hiệu nào ? a.Kích thước của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. b.Hình dạng của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. c.Hình thái của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. d.Câu a và b đúng..

[29] Bài tập về nhà: Nêu điểm giống và khác nhau giữa thể dị bội và thể đa bội.

[30] Học ở nhà • Học bài theo nội dung bài 25- Thường biến - SGK. • Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK trang 71. • Sưu tầm tranh ảnh sự biến đổi kiểu hình sinh vật theo môi trường sống..

[31] LUẬT CHƠI. * Ô chữ gồm 5 hàng ngang, 1 từ chìa khóa gồm 7 chữ cái. Lớp cử 2 đội chơi[ đội A và đội B], mỗi đội gồm 2 học sinh đại diện, cử 1 thư kí ghi điểm. * Mỗi đội lần lượt chọn các ô chữ hàng ngang và trả lời trong vòng 30 giây,trả lời đúng ghi 10 điểm, trả lời sai ô chữ đó dành cho đội bạn.Cả 2 đội trả lời sai ô chữ không được mở và cơ hội dành cho khán giả. * Trả lời ít nhất 3 từ hàng ngang mới được trả lời từ chìa khóa, trả lời đúng từ khóa ghi 20 điểm, trả lời sai đội đó mất 1 lượt tham gia lựa chọn..

[32] Ô CHỮ BÍ MẬT 1. T H Ể D I B Ộ I. 11. 2. B Ê N H Đ A O. 22. 3. Đ Ộ T B I Ê N G E N. 33. 4. U N G T H Ư M Á U. 44. T H Ể Đ A B Ộ I. 55. 5 TỪ KHÓA. Đ Ộ T B I Ê N. Câu 243[7 chữ ]:] :Ở]Mất sự tăng thêm 1 mất NST Câu [8 chữ]: Hiện thêm hoặc 1 Câu [9 chữ một đoạn nhỏ ở đầu NST Câu 51 chữ]: Đây làtượng hiện tượng bộ NST Câu [[8 10 chữ :người Những biến đổi trong cấu cặp NST số 21 gây ralà gì? NST ở của một cặp NST nào ? số số 21 gây radưỡng bệnh gì ởbệnh người trongởtế bào sinh tăng bội trúc gen gọi gìtheo ?đó của n [ lớn hơn 2n ].

[33] TIÊT HỌC KÊT THÚC.

[34]


Hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội là gì? Cho ví dụ.

Phương pháp giải

Xem lại đột biến NST, khái niệm về hiện tượng đa bội hóa, thể đa bội hóa. Liên hệ thực tế lấy ví dụ.

Hướng dẫn giải

– Hiện tượng đa bội hóa là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n [nhiều hơn 2n]. Hiện tượng đa bội hóa tạo ra thể đa bội.

– Cơ thể mang các tế bào sinh dưỡng có bộ NST tăng lên theo bội số n [lớn hơn 2n] gọi là thể đa bội.

+ Ví dụ: củ cải đường có tứ bội, các cây cà độc dược có các bộ NST khác nhau như: cây tam bội [3n = 36], cây lục bội [6n = 72], cây cửu bội [9n = 108], cây thập nhị [12n = 144].

2. Giải bài 2 trang 71 SGK Sinh học 9

Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải

Xem lại cơ chế hình thành thể đa bội. 

Hướng dẫn giải

+ Hình thành thể đa bội do nguyên phân

  • Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có bộ NST lưỡng bội [2n] bị rối loạn dẫn đến tất cả các cặp NST trong tế bào không phân li ở kì sau dẫn đến hình thành nên 1 tế bào mới có bộ NST tứ bội [4n].

+ Hình thành thể đa bội do giảm phân

  • Do rối loạn trong giảm phân dẫn toàn bộ NST của tế bào không phân li trong kì sau và tạo ra giao tử có bộ NST 2n.
  • Giao tử 2n kết hợp với giao tử có bộ NST 2n tạo ra hợp tử có bộ NST tứ bội 4n.

3. Giải bài 3 trang 71 SGK Sinh học 9

Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu gì? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào? Hãy sưu tập tư liệu và mổ tả một giống cây trồng đa bộí ở Việt Nam.

Phương pháp giải

Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào của nó có gấp bội lần bộ NST [3n, 4n, 5n…].

Hướng dẫn giải

– Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua dấu hiệu tăng kích thước cơ quan của cây, đặc biệt là tế bào khí khổng và hạt phấn.

– Có thể ứng dụng sự tăng kích thước thân, cành trong việc tăng sản lượng gỗ cây rừng, sự tăng kích thước thân, lá, củ trong việc tăng sản lượng rau, củ cải đường, đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt để chọn giống có năng suất cao và chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.

– Cây trồng đa bội ở VN: củ cải đường, cây cà chua độc dược

 – Cây chuối ở nhà trồng là giống cây đa bội có nguồn gốc từ cây chuối rừng. Quá trình hình thành như sau: do điều kiện không bình thường trong quá trình phát sinh giao tử các cặp NST tương đồng ở chuối rừng không phân li trong giảm phân, hình thành giao tử 2n. Giao tử 2n này kết hợp với giao tử bình thường n tạo ra hợp tử tam bội 3n. Hợp tử này có quả to, ngọt, không hạt nên con người đã giữ lại trồng và nhân lên bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng [vì không có hạt] để tạo thành chuối nhà.

Đa bội là thuật ngữ dùng để chỉ tế bào hoặc mô hay cơ thể sinh vật có số bộ nhiễm sắc thể là bội số của n lớn hơn 2n của bộ đơn bội.[1], [2], [3]
Đây là thuật ngữ trong di truyền học, trong tiếng Anh là polyploidy, trong đó từ "ploidy" [phiên âm quốc tế: /ˈploidē/, tiếng Việt: plôi-đy] nghĩa là đơn bội, dùng để chỉ số lượng một bộ nhiễm sắc thể, thường kí hiệu là n; còn từ "poly" nghĩa là nhiều.[4]

Hình đầu trang: Sơ đồ các bộ nhiễm sắc thể thường gặp với 2 NST khác nhau [kí hiệu A và B]; trong đó có đơn bội [AB], lưỡng bội [AABB] là bình thường; còn tam bội [3n] và tứ bội [4n] là đa bội.

Như vậy, khái niệm "đa bội" bao hàm sự tăng số lượng của cả bộ nhiễm sắc thể.[5]

  • Phần lớn các loài sinh vật nhân thực [Eukaryote] là dạng lưỡng bội [kí hiệu là 2n], nghĩa là chúng có hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội [n], trong đó n nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố, còn n nhiễm sắc thể kia nhận từ mẹ. Tuy nhiên, người ta đã phát hiện nhiều loài sinh vật mà tế bào xôma của chúng có 3n [tam bội], 4n [tứ bội], 5n [ngũ bội] v.v. Những dạng như thế gọi là đa bội [xem minh hoạ ở hình đầu trang].
  • Tế bào có bộ nhiễm sắc thể đa bội được gọi là tế bào đa bội. Tập hợp tế bào cùng chức năng cùng có bộ nhiễm sắc thể đa bội được gọi là mô đa bội. Cả một cơ thể cấu tạo từ các mô đa bội được gọi là thể đa bội, đôi khi cũng gọi là đa bội thể.
  • Quá trình làm cho tế bào, mô hoặc cơ thể có bộ nhiễm sắc thể được tăng bội lên trở thành dạng đa bội, thì gọi là đa bội hoá. Sự đa bội hoá có thể là tự nhiên phát sinh hoặc do con người chủ động tạo ra [đa bội hoá nhân tạo].

Dựa vào nguồn gốc bộ đơn bội trong thể đa bội, người ta phân biệt các dạng đa bội theo sơ đồ sau [hình 1].

Hình 1: Các dạng đa bội.
  • Thể tự đa bội là cơ thể đa bội có bộ nhiễm sắc thể cùng loài, nghĩa là các nhiễm sắc thể đều có khả năng tạo thành cặp tương đồng.

- Nếu số cặp nhiễm sắc thể là số lẻ [3n, 5n,...] người ta gọi là đa bội lẻ.

- Nếu số cặp nhiễm sắc thể là số chẵn [4n, 6n,...] thì gọi là đa bội chẵn.[2], [3]

  • Dạng đa bội còn có thể gặp khi tế bào hoặc cơ thể có bộ nhiễm sắc thể gồm hai hay nhiều hơn bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau. Trường hợp này gọi là dị đa bội. Khi tế bào hoặc cơ thể đa bội chứa 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau, người ta gọi là song lưỡng bội. Lúc này, bộ nhiễm sắc thể của nó có thể biểu diễn = 2n1 + 2n2, như cây cải bắp lai cải củ [Brassicaraphanus].

Thể tự đa bội thực vật

Ở thực vật, hiện tượng đa bội rất phổ biến và có nhiều kiểu.

  • Thể tam bội [3n] thường gặp nhất là dưa hấu không hạt [hình 2].
  • Thể tứ bội [4n] như cây bông [Gossypium hirsutum, hình 3].
  • Thể ngũ bội [5n] như bạch dương giấy [hình 4].
  • Thể lục bội [6n] như lúa mì, dương đào [cho quả kiwi, hình 5].
  • Thể bát bội [8n] gặp nhiều ở các loài Thược dược [hình 6].
  • Thể thập bội [10n] gặp ở dâu tây [hình 7].
  • Thể thập nhị bội [12n] ví dụ như cây mào gà đỏ, mào gà trắng.

Nhiều loài thực vật bậc thấp như dương xỉ là thể đa bội cao, 84% số loài rêu đã nghiên cứu cũng là thể đa bội cao có thể có tới 24n.[6], [7]

  • Hình 2: Dưa hấu 3n không hạt.

  • Hình 3: Cây bông là dạng 4n.

  • Hình 4: Cây bạch dương giấy 5n.

  • Hình 5: Dương đào [quả kiwi] có 6n.

  • Hình 6: Cúc thược dược có 8n.

  • Hình 7: Dâu tây mang tới 10n.

Thể tự đa bội động vật

Ở động vật, thể tự đa bội ít gặp hơn nhiều ở thực vật. Chủ yếu thường gặp là dạng đa bội chẵn ở các nhóm động vật bậc thấp, như: thể tứ bội [4n] ở cá hồi [Salmonidae, hình 8]; thể bát bội [8n] như ở cá tầm [chi Acipenser, hình 9]; thể thập nhị bội [12n] ở ếch Uganđa [Xenopus ruwenzoriensis, hình 10].

  • Hình 8: Cá hồi ở dạng 4n.

  • Hình 9: Cá tầm là dạng 8n.

  • Hình 10: Ếch Uganđa 12n.

  • Hình 11: Nhiều loài thằn lằn là 3n.

Cũng có loài cá là thể đa bội cao có tới 400 nhiễm sắc thể. Ở những loài động vật không xương sống, thì thể đa bội khá phổ biến, như giun dẹp, đỉa và tôm nước lợ. Nhiều loài thằn lằn là đa bội lẻ đều là giống cái, trinh sản rất mạnh.

  • Cũng có khi, đa bội chỉ tồn tại ở một mô. Ví dụ như một số mô của người có dạng đa bội,[8] thì hiện tượng này là mô đa bội trong một cơ thể lưỡng bội. Nếu cơ thể bình thường [lưỡng bội chẳng hạn] lại chứa cả một bộ phận đa bội, thì cơ thể đó gọi là thể khảm đa bội.[3]
  • Sinh vật nhân sơ [Prokaryote] có DNA-vùng nhân được xem là nhiễm sắc thể thường là thể đơn bội. Nhưng một số loài vi khuẩn là nhân sơ cũng có dạng đa bội, như vi khuẩn Epulopiscium fishelsoni là dạng đặc biệt của tế bào xôma đa bội.[9]
  • Tự đa bội ở thực vật thường tự nhiên phát sinh, không có sự can thiệp của con người. Đó là đa bội hoá tự nhiên.
  • Con người có thể dùng tác nhân đột biến gây đa bội nhân tạo. Tác nhân này có thể là tia bức xạ, sốc nhiệt, hoá chất [như colchicine], gây rối loạn nội bào làm mọi cặp nhiễm sắc thể không phân li sau khi đã nhân đôi.
  • Dị đa bội thường do lai xa, sau đó cơ thể lai xa được đa bội hóa.
  • Cơ chế phát sinh tự đa bội:
  1. Khi phân bào, bộ nhiễm sắc thể nhân đôi nhưng mọi cặp tương đồng không phân li, tạo giao tử 2n. Các giao tử không giảm nhiễm này kết hợp với nhau trong thụ tinh, tạo thành hợp tử 4n [xem hình 12]. Nếu giao tử không giảm nhiễm này [2n] kết hợp với giao tử bình thường [đơn bội] thì có thể tạo ra thể tam bội [3n].
  2. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, bộ nhiễm sắc thể nhân đôi nhưng không phân li, từ đó tạo thành phôi 4n rồi phát triển thành thể tứ bội.
  3. Trong nguyên phân của tế bào xôma, sự không phân li có thể dẫn đến bộ phận đa bội trên cơ thể lưỡng bội, tạo nên thể khảm đa bội.
  4. Trong giảm phân, bộ nhiễm sắc thể đã nhân đôi nhưng không phân li tạo nên giao tử 2n. tạo thành thể tứ bội [4n].
Hình 12: Giảm phân mà lại không giảm nhiễm dẫn đến hợp tử tứ bội.
  • Cơ chế phát sinh dị đa bội thường do lai xa [lai hai sinh vật khác loài], có thể tạo ra con lai mang 2 bộ nhiễm sắc thể đơn bội của 2 loài, sau đó con lai này được đa bội hóa thành thể song lưỡng bội: 2n1 × 2n2 → [n1 + n2] - đa bội hoá → 2[n1 + n2], như cải bắp lai cải củ.
  • Nhiều cây trồng phổ biến hiện nay là thể đa bội: chuối [3n = 27], dâu tây [8n = 56], lúa mì [6n = 42], khoai tây [4n = 48], khoai sọ [3n = 42] v.v. Tế bào thể đa bội có hàm lượng DNA tăng gấp bội, nên sinh tổng hợp mạnh, lượng vật chất nhiều, làm tế bào lớn hơn bình thường, do đó cơ quan sinh dưỡng [rễ, thân, lá] to, cây thường phát triển khoẻ và chống chịu tốt.[2],[3]
  • Đa bội hoá tự nhiên đã dẫn đến sự hình thành nhiều loài mới, theo phương thức gọi là hình thành loài cùng khu. Phương thức này rất phổ biến ở nhóm cây dương xỉ và cây có hoa [xem Hibiscus rosa-sinensis].[1]
  • Thể đa bội chẵn và dị đa bội là nguyên liệu quan trọng cho chọn giống. Thể đa bội lẻ ở thực vật hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường nên có thể cho quả không hạt, được nhiều người ưa chuộng.

  1. ^ a b Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
  2. ^ a b c Phạm Thành Hổ: "Di truyền học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 1998
  3. ^ a b c d "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2018
  4. ^ //www.dictionary.com/
  5. ^ Griffiths, Anthony J. F. [1999]. An Introduction to genetic analysis. San Francisco: W.H. Freeman. ISBN 0-7167-3520-2.
  6. ^ “Kuta E., Przywara L.: "Polyploidy in mosses"”. horizontal tab character trong |tiêu đề= tại ký tự số 9 [trợ giúp]
  7. ^ SGK "Sinh học 9" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2017
  8. ^ "Cardiomyocyte Renewal"//www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4111249/
  9. ^ “Parmacek, Michael S.; Epstein, Jonathan A. [2009]. "Cardiomyocyte Renewal". New England Journal of Medicine 361 [1]: 86–8. PMID 19571289”.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thể_đa_bội&oldid=66471882”