Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được thành lập theo quyết định số 516/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 7 năm 1997 trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện, Trung tâm đào tạo Bưu chính Viễn thông 1 và 2. Các đơn vị tiền thân của Học viện là những đơn vị có bề dày lịch sử hình thành và phát triển với xuất phát điểm từ Trường Đại học Bưu điện 1953.

Từ ngày 1/7/2014, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 878/QĐ-BTTTT điều chuyển quyền quản lý Học viện từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ. Là trường đại học, đơn vị nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực trọng điểm của Ngành thông tin và truyền thông.

Với vị thế là đơn vị đào tạo, nghiên cứu trọng điểm, chủ lực của Ngành thông tin và truyền thông  Việt Nam, là trường đại học trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực ICT, những thành tựu trong gắn kết giữa Nghiên cứu – Đào tạo – Sản xuất kinh doanh năng lực, quy mô phát triển của Học viện hôm nay, Học viện sẽ có những đóng góp hiệu quả phục vụ sự phát triển chung của Ngành Thông tin và truyền thông và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc, góp phần để đất nước, để Ngành Thông tin và truyền thông Việt Nam có sự tự chủ, độc lập về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, qua đó tự tin cạnh tranh với các đối thủ lớn và sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Chức năng và nhiệm vụ

Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông

Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông, Học viện thực hiện hai chức năng cơ bản:

Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông
Giáo dục, đào tạo cho xã hội và cho nhu cầu của Ngành thông tin và truyền thông Việt Nam.
Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông
Nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu của Ngành thông tin và truyền thông Việt Nam.

Đào tạo
Hệ thống đào tạo và cấp bằng của Học viện bao gồm nhiều cấp độ tuỳ thuộc vào thời gian đào tạo và chất lượng đầu vào của các học viên. Hiện nay Học viện cung cấp các dịch vụ giáo dục, đào tạo chủ yếu sau đây:

Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông
Thực hiện các khoá đào tạo bậc Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ theo chương trình chuẩn quốc gia và quốc tế theo các hình thức khác nhau như tập trung, phi tập trung, liên thông, đào tạo từ xa…
Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông
Tổ chức các khoá đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ trong các lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, an toàn thông tin, công nghệ đa phương tiện…
Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông
Tổ chức các chương trình đào tạo cho nước thứ ba.
Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông
Sẵn sàng liên danh, liên kết với các đối tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Nghiên cứu khoa học và tư vấn chuyển giao công nghệ

Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông
Tổ chức nghiên cứu về chiến lược, quy hoạch phát triển mạng và dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.
Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông
Tổ chức nghiên cứu về công nghệ, giải pháp và phát triển dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Tổ chức nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, bán sản phẩm trong lĩnh vực điện tử – viễn thông. Tổ chức nghiên cứu về quản lý, điều hành doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác.
Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông
Cung cấp các dịch vụ tư vấn về công nghệ, giải pháp và phát triển dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và lĩnh vực kinh tế cho các đơn vị trong và ngoài Ngành thông tin và truyền thông  Việt Nam.
Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông
Cung cấp các dịch vụ đo lường, kiểm chuẩn, tư vấn thẩm định các công trình, dự án thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin.
Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và học viện Bưu chính viễn thông
Học viện được ký thoả ước hợp tác với các tổ chức nghiên cứu và đào tạo nước ngoài, trao đổi chuyên gia nghiên cứu và đào tạo với nước ngoài theo quy định của Nhà nước.

1.1 Về Kiến thức

Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:

(1) Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận chính trị, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn; chú trọng các môn Toán học, Vật lý và Tin học để làm nền tảng cho sinh viên khi học kiến thức ngành.

(2) Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức về toán chuyên ngành, các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin như kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, công nghệ phần mềm, cơ sở an toàn thông tin, mật mã học cơ sở.

(3) Kiến thức ngành: trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về An toàn thông tin như: các kỹ thuật mật mã nâng cao, an toàn mạng máy tính, an toàn hệ điều hành, an toàn các ứng dụng web, an toàn cơ sở dữ liệu, các kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng, mô hình bảo vệ và các kỹ thuật phòng thủ chống tấn công xâm nhập, quản trị mạng an toàn, lập trình web, lập trình mạng và ứng dụng di động, thiết kế các phần mềm và công cụ đảm bảo an toàn, quản lý và đánh giá điểm yếu, lỗ hổng, các kỹ thuật kiểm tra đánh giá an toàn, các vấn đề về chính sách, pháp luật và chuẩn hóa an toàn thông tin.

1.2 Về Kỹ năng

(4) Áp dụng các các kiến thức, kỹ năng; sử dụng các công cụ khoa học kỹ thuật để nhận biết, phân tích, giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin mạng;

(5) Thu thập, phân tích tìm hiểu và tổng hợp các yêu cầu về an ninh, bảo mật từ hệ thống thông tin để phục vụ công tác nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống an toàn, an ninh thông tin;

(6) Thiết kế và triển khai các ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế;

(7) Tìm kiếm, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của lĩnh vực An toàn thông tin.

1.3 Về Kỹ năng mềm

(8) Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt thể hiện qua việc trình bày rõ ràng, tự tin và thuyết phục các vấn đề liên quan đến chuyên môn và các vấn đề kinh tế xã hội;

(9) Có kỹ năng làm việc nhóm, biết thành lập và tổ chức tốt công việc theo nhóm;

(10) Có các kỹ năng cá nhân và phẩm chất nghề nghiệp trong việc giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, lập kế hoạch và tổ chức công việc;

(11) Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.

1.4 Về Năng lực tự chủ và trách nhiệm

(12) Có thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong công việc;

(13) Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

(14) Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề nghiệp vụ và kỹ thuật phức tạp về công nghệ tài chính;

(15) Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể và đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn.

1.5 Về Hành vi đạo đức

(16) Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, biết làm việc tập thể theo nhóm, theo dự án, say mê khoa học và luôn tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn;

(17) Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước;

(18) Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

1.6 Về Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

(19) Đạt trình độ tiếng Anh 450 điểm TOEIC quốc tế hoặc tương đương;

(20) Có khả năng sử dụng tiếng Anh phục vụ học tập, nghiên cứu, hoà nhập nhanh với cộng đồng công nghệ thông tin khu vực và quốc tế sau khi ra trường.

(21) Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

1.7   Về Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên ngành An toàn thông tin sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng làm việc tại các đơn vị/bộ phận chuyên về Công nghệ thông tin và mạng cũng như các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT như: các cơ quan chính phủ, các cơ quan thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, năng lượng điện, dầu khí, thương mại, giao thông vận tải… với các vị trí công việc:

a. Quản trị bảo mật máy chủ và mạng

b. Bảo mật hệ điều hành và cơ sở dữ liệu

c. Phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn

d. Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống

e. Rà quét lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin

f. Lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin

Sau một thời gian tích luỹ kinh nghiệm, Kỹ sư An toàn thông tin có đủ khả năng đảm nhận các chức vụ quản lý về an toàn thông tin, như Trưởng nhóm hoặc Giám đốc bộ phận đảm bảo an toàn thông tin.

- Có năng lực làm việc ở vị trí cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về An toàn thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo;

- Có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin (An toàn, bảo mật thông tin).