So sánh pháp chế và pháp quyền

Pháp chế là một thuật ngữ được sử  dụng phổ biến. Hiện nay nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa pháp chế và pháp luật. Chính vì vậy khi sử dụng còn nhiều sai sót dẫn đến hiểu sai vấn đề hoặc không hiểu rõ vấn đề.

Qua bài viết Pháp chế là gì?  Chúng tôi sẽ cung cấp những thông  tin hữu ích nói trên tới Quí vị.

Pháp chế là gì?

Pháp chế là thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động, sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Theo định nghĩa nêu trên, ta hiểu  rằng pháp chế và pháp luật là hai thuật ngữ khác nhau. Pháp luật là quy tắc được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định. Còn pháp chế  có thể coi là tình trạng xã hội áp dụng các quy tắc đó trong thực tiễn.

Người làm công tác pháp chế là gì?

Người làm công tác pháp chế bao gồm:

1. Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.

3. Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế

Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế

a) Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.

Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.

b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.

c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Nguyên tắc pháp chế

Nguyên tắc pháp chế được quy định tại Hiến pháp như sau:

Thứ nhất: Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.

Để thực hiện được các quy định của pháp luật  thì bộ máy nhà nước đóng vai trò  đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy cần phải quy định rõ ràng  những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước và người trực tiếp thực hiện nó.

Bởi nếu không quy định cụ thể sẽ rất dễ gây ra tình trạng lạm quyền, nhũng nhiễu làm ảnh hưởng đến uy tín nhà nước và thực trạng thực hiện pháp luật.

Thứ hai: Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật.

Những thành phần nói trên  là người trực tiếp thực hiện các chức năng của nhà nước. Là đội ngũ đại diện cho nhà nước  khi thực hiện các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, đội ngũ này phải tuân thủ nguyên tắc kể trên để thực hiện được tốt nhất chức năng của nhà nước và thực hiện pháp luật trong đời sống.

Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện lạm quyền, tham nhũng xẩy ra khá nhiều.

Phần tiếp theo của bài viết Pháp chế là gì? Tổng đài sẽ cung cấp thông tin về Phòng Pháp chế tới Quí  vị.

So sánh pháp chế và pháp quyền

Phòng pháp chế là gì?

Phòng pháp chế  là một bộ phận thuộc tổ chức nhất định, bộ phận này có chức năng như sau:

Thứ nhất: Tham mưu, tư vấn pháp lý cho ban quản lý của đơn  vị trực thuộc về những vấn đề liên quan đến pháp luật trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

Hiện nay các hoạt động kinh doanh sản xuất được nhà nước quản lý chặt chẽ bằng các biện pháp  nhất định. Và ban quản lý cần được sự tư vấn về pháp luật để tránh điều hành công ty vi phạm pháp luật, hoặc không thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của công ty, cá nhân đối với nhà nước.

Thứ hai: Đại diện hoặc đề xuất ca nhân tham gia các hoạt động tố tụng, hành chính với cơ quan nhà nước khi được uỷ quyền.

Thứ ba: Thứ hiện cập nhật, hệ thống và thể chế hoá các văn bản pháp lý.

Các văn bản pháp lý thay đổi và điều chỉnh  khi quan hệ xã hội có sự phát  triển và quy định vụ không còn phù hợp với tình hình thực tế, Chính vì vậy khi có sự thay đổi cần phải được cập nhật những điểm giống và khác nhau để xác định quyền và nghĩa vụ của đơn vị.

Từ những phân tích trên, chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Pháp chế là gì?  Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

So sánh pháp chế và pháp quyền
 NGUYỄN SỸ DŨNG

Nếu chúng ta quan niệm pháp quyền là “rule of law” và pháp trị là “rule by law”, thì pháp quyền là sự cai trị của pháp luật và pháp trị là sự cai trị bằng pháp luật.

Pháp quyền là sáng tạo của người Anh, bắt nguồn từ Đại hiến chương “Magna Carta” năm 1215. Đây cũng là một trong những đóng góp lớn nhất của người Anh cho nhân loại. Bằng chứng là hầu như những nước theo pháp quyền đều là những nước giàu có, thịnh vượng.

Pháp trị là sáng tạo của người Trung Hoa. Nhà tư tưởng của pháp trị được cho là Hàn Phi (281-233 TCN). Và đây cũng là một đóng góp rất lớn người Trung Hoa cho nhân loại. Ban hành pháp luật để cai trị thì tạo ra được sự bình đẳng (ít nhất là giữa các thần dân), đồng thời tất cả mọi người đều có thể chủ động hành xử khi biết rõ pháp luật cho phép làm việc gì, còn việc gì thì không. Bằng chứng là trong thời kỳ cổ đại, Trung Hoa là một trong những quốc gia giàu có và phát triển vào bậc nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, pháp trị đã không đưa lại được một sự phát triển vượt bậc và bền lâu như pháp quyền. Bằng chứng là đất nước Trung Hoa đã tụt hậu rất xa so với các nước theo pháp quyền trong suốt nhiều thế kỷ. Chỉ đến ngày nay khi trong quá trình cải cách, nhiều yếu tố của pháp quyền (đặc biệt là Luật về quyền tài sản) được tiếp nhận, đất nước Trung Hoa mới lại vươn lên trở thành một trong những cường quốc hàng đầu của thế giới hiện đại.

Thế pháp quyền khác với pháp trị chỗ nào? Pháp trị là việc vua (hoặc giới cầm quyền) có quyền ban hành pháp luật để cai trị (hay nói bằng ngôn từ hiện đại là để quản lý). Mặc dù pháp luật được tuân thủ tuyệt đối, nhưng ban hành pháp luật như thế nào lại là quyền độc đoán của vua (hoặc của giới cầm quyền). Pháp quyền lại không hoàn toàn như vậy.

Trước hết, pháp quyền là việc pháp luật đứng trên tất cả, trên cả nhà nước (trên cả vua). Và quan trọng hơn nữa người dân cũng như nhà nước đều bình đẳng trước pháp luật. Đối với người Anh, vua có quyền của vua, quí tộc có quyền của quí tộc, thứ dân có quyền của thứ dân. Nếu vua hành xử trong khuôn khổ các quyền của mình, thì thậm chí người Pháp làm vua Anh cũng chẳng sao. (Thực tế, đã có thời kỳ người Pháp làm vua Anh). Thế nhưng, nếu vua xâm phạm đến quyền của quí tộc hoặc của thứ dân thì vua đã vi phạm pháp luật và sẽ bị xét xử bởi pháp luật một cách bình đẳng như thứ dân.

Thứ hai, pháp quyền công nhận nhiều quy phạm của pháp luật tự nhiên. “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. (Lời của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ được Hồ Chủ tịch trích dẫn trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Các quyền mà tạo hóa ban cho con người (các quyền tự nhiên của con người) được coi là phần cấu thành của Luật Hiến pháp – đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Thứ ba, việc ban hành pháp luật bị điều chỉnh rất chặt chẽ. Bất cứ luật gì mà nhà cầm quyền muốn có để dễ bề cai trị đều phải được cơ quan đại diện cho dân (quốc hội) thông qua. Pháp luật còn được đòi hỏi phải tiếp cận được công lý.

Thứ tư, các cơ quan nhà nước nắm giữ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được thiết kế theo nguyên tắc kiểm soát và cân bằng lẫn nhau để không một cơ quan nào có thể lạm quyền. Đặc biệt, một hệ thống tư pháp độc lập được xây dựng để không chỉ nhà nước mới có quyền truy tố người dân, mà người dân cũng có quyền khởi kiện nhà nước ra trước pháp luật. Hệ thống tư pháp này còn có thẩm quyền kiểm tra lại các văn bản lập pháp (judicial review) để chống lại lạm quyền và bảo vệ công lý.

Thứ năm, tòa án hiến pháp hoặc các thiết chế bảo hiến khác được thành lập và vận hành trên thực tế để bảo đảm việc tuân thủ hiến pháp và bảo vệ các quyền của con người khỏi sự xâm hại của quyền lực lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp.

Việt Nam chúng ta đang theo đuổi pháp quyền hay pháp trị? Tất nhiên, cái chúng ta đang theo đuổi là pháp quyền. Hiến pháp năm 2013 đã chính thức ghi nhận Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền. Một loạt các nguyên tắc của pháp quyền như bảo vệ quyền con người, các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau, tòa án phải bảo vệ công lý… được Hiến pháp ghi nhận và cũng từng được thực thi. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị thì vẫn còn rất đáng kể. Ví dụ, thói quen không quản được thì cấm vẫn còn rất thịnh hành hay các thiết chế bảo hiến vẫn còn rất yếu và kém hiệu quả. Có lẽ, để có được pháp quyền, chúng ta sẽ còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.

SOURCE: TẠP CHÍ TIA SÁNG ĐIỆN TỬ

Trích dẫn từ: http://tiasang.com.vn/-dien-dan/Phap-quyen-hay-phap-tri–10847


Page 2

  • So sánh pháp chế và pháp quyền

    “Tất cả những lực lượng trên thế giới này cũng không mạnh bằng một ý tưởng đến khi đúng thời điểm.

    VICTO HUGO

    So sánh pháp chế và pháp quyền

    More >>>

  • So sánh pháp chế và pháp quyền

    “TP.HCM hiện chi ra gần 8.000 tỉ đồng. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân cũng ủng hộ gần 8.000 tỉ đồng. Do đó bảo đảm bà con không ai thiếu ăn, thiếu mặc, không ai phải khốn khổ”.

    Ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở LĐTBXH, phát biểu tại Phiên họp HĐND TP.HCM, tháng 10/2021.

    (Source: laodong.vn)

    More >>>

  • LƯU Ý: Nội dung các bài viết  có thể liên quan đến quy phạm pháp luật còn hiệu lực, không còn hiệu lực hoặc mới chỉ là dự thảo.

    KHUYẾN CÁO: Sử dụng thông tin trung thực, không ngoài mục đích hỗ trợ cho học tập, nghiên cứu khoa học, cuộc sống và công việc của chính bạn.

    MONG RẰNG: Trích dẫn nguồn đầy đủ, để kiến thức là năng lực của chính bạn, để tôn trọng quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, cũng như công sức, trí tuệ của người đã xây dựng trang Thông tin này.


So sánh pháp chế và pháp quyền

Trang đang được xây dựng lại, mong các bạn thông cảm.