Số seri của giấy ra viện là gì

Người lao động không có giấy ra viện thì có được hưởng chế độ ốm đau theo bảo hiểm xã hội hay không? Nếu như bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của eBH để nắm thông tin chi tiết. 

Số seri của giấy ra viện là gì

Giấy ra viện và hưởng chế độ ốm đau cho NLĐ

I. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ ốm đau 

Căn cứ Điều 3, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết về đối tượng và điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:

1. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật bao gồm 2 nhóm đối tượng sau: 

1/ Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

  • a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
  • d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

2/ ​Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với các hợp đồng sau:

  • Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

2. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP nêu trên được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:

  • a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
  • b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
  • c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

II. Không có giấy ra viện có được hưởng chế độ ốm đau không?

Người lao động đang đóng BHXH mà bị ốm đau, tai nạn và không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau.

Số seri của giấy ra viện là gì

Mẫu giấy ra viện mới nhất Tải về file DOC

Căn cứ Điều 8, Quyết định số 636/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm: 

Điều 8: Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

  1.  Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động Điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động Điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính), trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao.
  2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
  3. Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính).

Như vậy, theo quy định hiện hành của Pháp luật thì người lao động cần có giấy ra viện trong trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của cơ sở y tế khi điều trị ngoại trú để được hưởng chế độ ốm đau theo BHXH. Nếu như bạn đọc hoặc người lao động cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với Bảo hiểm xã hội điện tử eBH theo số Hotline 24/7:

Mình điều trị nội trú 5 ngày trong viện. Khi ra viện bác sĩ cho nghỉ thêm 3 ngày ngoại trú nhưng không cho giấy nghỉ hưởng BHXH riêng mà chỉ ghi vào phần ghi chú của giấy ra viện thì mình có được giải quyết không? Và giấy ra viện hợp lệ hay không khi bác sĩ chỉ ký bên góc trái mà không ký góc phải ?


  • Dịch vụ giải quyết chế độ bảo hiểm trọn gói
  • Làm thế nào khi thông tin ghi trên giấy ra viện bị sai sót?
  • Xác nhận của cơ sở y tế trên giấy ra viện như thế nào là hợp lệ?

Tư vấn bảo hiểm xã hội

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tổng đài bảo hiểm xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH như sau:

“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

2.1. Đối với chế độ ốm đau: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:

2.1.1. Trường hợp điều trị nội trú

a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tui. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện”.

Như vậy: để hưởng chế độ ốm đau, bạn cần có bản sao giấy ra viện của cơ sở khám chữa bệnh. 

Bên cạnh đó, căn cứ theo hướng dẫn ghi giấy ra viện tại Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:

III. Phần ghi chú:

Ghi lời dn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:

– Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khđiều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sc khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.

….

IV. Ngày, tháng, năm và chữ ký:

Tại phần “Thủ trưởng đơn vị”: Người đứng đu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị – phần bên trái của tờ giấy ra viện là hợp lệ.