Sống đã rồi hãy viết Nam Cao nghĩa là gì

Thứ 2, 25/08/2014 | 08:56:10

19,087 lượt xem

Sau cách mạng, với suy nghĩ “sống đã rồi hãy viết”, Nam Cao hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Giai đoạn này, truyện ngắn “Đôi mắt” được xem là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Trong truyện, thông qua việc xây dựng hình tượng hai nhà văn: Hoàng và Độ với hai lối sống, hai sự nhìn nhận về người nông dân, về kháng chiến trái ngược nhau, Nam Cao đã khái quát lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ có ý nghĩa với tình hình thực tế lúc đó mà còn có ý nghĩa tr

Sống đã rồi hãy viết Nam Cao nghĩa là gì

Nam Cao là nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam thế kỷ 20. Trước cách mạng, tên tuổi của ông gắn liền với các tác phẩm viết về người nông dân và trí thức đương thời như: “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Trăng sáng”, “Đời thừa”, tiểu thuyết “Sống mòn”... Sau cách mạng, với suy nghĩ “sống đã rồi hãy viết”, Nam Cao hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Giai đoạn này, truyện ngắn “Đôi mắt” được xem là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Trong truyện, thông qua việc xây dựng hình tượng hai nhà văn: Hoàng và Độ với hai lối sống, hai sự nhìn nhận về người nông dân, về kháng chiến trái ngược nhau, Nam Cao đã khái quát lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ có ý nghĩa với tình hình thực tế lúc đó mà còn có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại – vấn đề “cách nhìn cuộc sống”.

Nhân vật trung tâm được nhà văn Nam Cao tập trung khắc họa trong “Đôi mắt” là nhân vật văn sĩ Hoàng. Hoàng là một nhà văn nhưng cũng là một tay “chợ đen rất tài tình”. Trong nạn đói kinh hoàng năm 1945, mặc dù “xác người chết ngập phố phường” nhưng gia đình Hoàng vẫn phong lưu, con chó anh nuôi chưa phải nhịn một bữa. Hoàng tin vào “ông Cụ” nên khi có lệnh tản cư, Hoàng đã đưa gia đình về nông thôn sinh sống.

Ở nơi ở mới, sống bên cạnh những người nông dân, trong đôi mắt Hoàng, người dân quê “toàn là những người đần độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện cả”. Anh em trong nhà cũng không tốt với nhau. Ai giết một con gà thì ngày mai cả làng đã biết. Trong suy nghĩ của Hoàng, người nông dân là những kẻ suốt ngày chỉ còm cọm làm như trâu, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, ở thì chui rúc; là những người “vừa ngố vừa nhặng xị”, đánh vần xong một cái giấy mất mười lăm phút, viết chữ quốc ngữ sai vần nhưng lại thích nói chuyện chính trị. Chuyện một anh bán cháo lòng sau cách mạng làm chủ tịch xã, chuyện anh thanh niên vác tre đi đắp lũy, cản bước quân thù đọc thuộc lòng bài ba giai đoạn của cuộc kháng chiến là những chuyện đáng cười.

 Niềm tin nơi Hoàng chỉ dành cho lãnh tụ:  “Ông Cụ làm những việc nó cừ quá, đến nỗi tôi cứ cho rằng dù dân mình có tồi đi nữa ông Cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường”. Từ cái nhìn về người nông dân, về cuộc kháng chiến như thế, Hoàng đã tự chọn lối sống “khép kín”, lạc lõng trước thời cuộc của đất nước. Ngày ngày, Hoàng sống trong căn nhà có màn tuyn trắng toát, chăn bông thoang thoảng mùi nước hoa, nghĩ các món ăn, đọc tiểu thuyết trước khi đi ngủ và giao du với những trí thức “rởm”.

Bên cạnh đó, nhà văn Độ lại có một cái nhìn, một lối sống hoàn toàn khác. Với Độ, người nông dân có nhiều cái kỳ lạ lắm, họ vẫn là một “bí mật”, chưa thể khám phá hết. Độ nhìn thấy những hạn chế của người nông dân: “Tôi gần gũi họ rất nhiều. Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương”. Độ đã từng nghi ngờ về “sức mạnh quần chúng”. Nhưng, khi Cách mạng tháng Tám thành công, Độ đã nhận ra người nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng và làm cách mạng rất hăng hái. “Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là "nựu đạn", hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm”. Độ thấy hành động anh thanh niên đọc thuộc lòng bài "ba giai đoạn" giống như một con vẹt nhưng anh cũng trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù.

Trong khi Hoàng nhìn nhận người nông dân là những kẻ tò mò, hay để ý chuyện của người khác thì Độ nhận thấy trong hành động ấy là tinh thần trách nhiệm cao của những người nông dân vì cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Với đôi mắt ấy, cái nhìn tin tưởng, trìu mến với người dân nông thôn, Độ đã đi theo kháng chiến, hòa nhập vào cuộc sống của người nông dân, sống, chiến đấu vì dân tộc. 

Có thể nói, trong “Đôi mắt”, thông qua nghệ thuật miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, lời nói của nhân vật, Hoàng và Độ đã hiện ra khá sinh động. Hoàng với cái nhìn phiến diện, một chiều, chỉ nhìn thấy những xấu xa của người nông dân và thấy cuộc sống “chua chát”. Độ thì khác! Độ có cái nhìn đa diện, Độ nhìn ra hai mặt của vấn đề. Độ thấy được cái xấu của người nông dân nhưng anh cũng thấy cái vẻ đẹp ẩn sâu bên trong con người họ. Chính cách nhìn của Hoàng và Độ đã dẫn đến việc mỗi người tự chọn cho mình một lối sống, một chỗ đứng riêng trước thời cuộc.

Đọc “Đôi mắt”, ta như được trở về thời điểm toàn dân đoàn kết đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Đọc “Đôi mắt”, ta có những hình dung về nông thôn Việt Nam sau cách mạng. Quan trọng hơn, đọc “Đôi mắt” ta có thêm một bài học về cách nhìn cuộc sống. Tại sao hiện nay, đất nước đã được độc lập, tự do, đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng lên nhưng không nhiều người trong chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực cản trở chúng ta đến với hạnh phúc hay cái nhìn của chúng ta về cuộc sống cản trở chúng ta đến với hạnh phúc? Câu trả lời nằm trong suy nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi người.

Một danh nhân đã từng nói: “Hai người cùng nhìn xuống nước, một người chỉ nhìn thấy vũng nước, người kia nhìn thấy các vì sao”. Cách nhìn thực sự quyết định cách cảm nhận cuộc sống. Đừng bao giờ nhìn cuộc sống với cái nhìn tiêu cực, một chiều mà hãy biết nhìn vào khía cạnh tích cực của nó. Đừng chỉ nhìn thấy khó khăn là những thử thách hay thất bại mà hãy biết nhìn nhận khó khăn như là một cơ hội để chứng minh khả năng của bản thân và tìm kiếm cho mình những cơ hội lớn hơn. Con người không một ai hoàn hảo, ta có thể nhìn ra thói hư, tật xấu của người khác nhưng cũng nên cảm thông và học hỏi từ họ những điều tốt đẹp. Có như thế, càng đi nhiều, càng quan sát nhiều, người ta mới thấy cuộc sống không chua chát và chán nản.

Việc Nam Cao xây dựng thành công cách nhìn cuộc sống của Hoàng và Độ - đại diện cho hai kiểu nhà văn thời đó đã giúp không ít văn nghệ sĩ “thức tỉnh”,  nhận ra con đường đi đúng đắn cho hành trình sáng tác tiếp theo của mình. “Đôi mắt” không chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh lúc đó mà hơn 60 năm sau, “cách nhìn cuộc sống” đặt ra trong truyện ngắn của Nam Cao vẫn khiến chúng ta phải suy nghĩ, chiêm nghiệm!

Vũ Hường

Bình luận phong cách và quan điểm nghệ thuật của Nam Cao để thấy một tinh thần lao động nghệ thuật tuyệt vời ở một người nghệ sĩ tài năng. Các sáng tác của Nam Cao cũng xứng đáng là những tác phẩm nghệ thuật của người nghệ sĩ đầy tâm huyết. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao đã được thể hiện một cách nhất quát và có hệ thống, với nhiều điểm tiến bộ so với đa số nhà văn cùng thời lúc bấy giờ. Bài viết dưới đây của DINHNGHIA.VN sẽ cùng bạn nhận định và bình luận về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.

Tài liệu hay: Các bài phân tích hay về Nam Cao và các tác phẩm – Chọn lọc!

+-Xem ngay

Để xem được tài liệu bạn cần xác minh không phải Robot

Restricted Content

To view this protected content, enter the password below:

Làm theo hướng dẫn bên dưới để lấymã xác thựcnhập vào ô bên trên:

  • Bước 1:Vào google tìm từ khóa:Copy
  • Bước 2:Tìm từ trên xuống dưới sẽ thấy trangmeeyland.com/***thì bấm vào đó

Sống đã rồi hãy viết Nam Cao nghĩa là gì

  • Bước 3:Kéo xuống tìm trong trang đó sẽ thấyMã xác thực

Sống đã rồi hãy viết Nam Cao nghĩa là gì

Mở bài: Nam Cao là một nhà văn hiện thực kiệt xuất và để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm giàu giá trị. Góp phần tạo nên sự thành công của những sáng tác ấy chính là nhờ vào tình cảm chân thành dành cho cuộc đời cùng với tài năng nghệ thuật của nhà văn. Đặc biệt, trong các sáng tác của Nam Cao, người đọc sẽ nhận thấy những quan điểm nghệ thuật của ông được thể hiện một cách nhất quán và tiến bộ.

Giới thiệu đôi nét và thuyết minh về Nam Cao

Nam Cao (sinh năm 1917 – mất năm 1951), tên khai sinh là trần Hữu Tri, ông là người con của làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Vì dành tình cảm sâu đậm dành cho quê hương nên ông đã dùng từ Nam trong tên huyện và từ Cao trong tên tỉnh để ghép lại thành bút danh của mình là Nam Cao.

Ông sinh thành trong một gia đình nông dân có cuộc sống khá vất vả nhưng vẫn tạo điều kiện cho ông được học hành. Sau khi học hết bậc thành chung thì Nam Cao bắt đầu tự thân lao động để kiếm sống. Nam Cao từng làm qua nhiều nghề nhưng đời sống vẫn rất chật vật, khó khăn và khi đến với công việc việc sáng tác thì dường như cũng vì hai chữ mưu sinh.

Sau khoảng thời gian vào Nam để kiếm sống, ông bị bệnh nên trở ra Bắc và vẫn tích cực sáng tác. Năm 1943, Nam Cao tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Trong giai đoạn cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động văn nghệ ở Hà Nam, Việt Bắc và năm 1950, ông là đứng trong hàng ngũ của những người lính tham gia chiến dịch Biên giới. Năm 1951, khi Nam Cao đang trên đường đi công tác ở Ninh Bình, ông đã hi sinh.

Tuy là một người có vẻ bề ngoài lạnh lùng nhưng Nam Cao lại là một con người có trái tim ấm nóng tình đời, tình người. Ông luôn dành cho quê hương và con người tình cảm chan chứa yêu thương và sự gắn bó tha thiết. Đặc biệt, với những phận người sống đời áp bức, cơ cực, Nam Cao lại càng có sự cảm thương sâu sắc. Và tất cả những trăn trở, những suy tư của nhà văn về cuộc sống và con người dường như ông đều gửi hết vào trong những sáng tác của mình với tấm lòng đôn hậu, dạt dào tình thương yêu.

Với những đóng góp to lớn cho văn học nước nhà, nhất là những thành tựu từ các truyện ngắn và tiểu thuyết ở nửa đầu thế kỉ XX, Nam Cao đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ngay đợt vinh danh đầu tiên vào năm 1996.

Phong cách sáng tác là gì? Quan điểm nghệ thuật là gì?

Khái niệm phong cách sáng tác là gì?

Phong cách sáng tác, còn được gọi là phong cách nghệ thuật được định nghĩa là một phạm trù thẩm mĩ, cho thấy sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng cũng như các phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Phong cách sáng tác cho thấy điểm nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, ở một tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.

Đặc điểm của phong cách nghệ thuật

  • Phong cách chính là con người của nhà văn.
  • Phong cách sáng tác cho thấy cách nhìn của nhà văn trước cuộc đời.
  • Phong cách sáng tác của nhà văn cho thấy nét riêng không trùng lặp, đậm tính cá thể.
  • Phong cách sáng tác chịu ảnh hưởng của những phương diện tinh thần.

Khái niệm quan điểm nghệ thuật là gì?

Quan điểm nghệ thuật được định nghĩa là lập trường hay tư tưởng của người nghệ sĩ. Quan điểm nghệ thuật cũng chính là nền tảng định hướng những sáng tác của nhà văn, nhà thơ…Quan điểm nghệ thuật còn được hiểu là đường hướng và mục đích của nghệ thuật. Có 2 quan điểm nghệ thuật chính:

  • Nghệ thuật vị nghệ thuật.
  • Nghệ thuật vị nhân sinh.
Sống đã rồi hãy viết Nam Cao nghĩa là gì
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao qua một số tác phẩm

Phong cách và quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Mục đích của nghệ thuật trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Suốt một đời cầm bút, Nam Cao luôn trăn trở về ý nghĩa công việc viết văn mà mình theo đuổi để rồi ông đã tìm được câu trả lời cho mình. Ông nhận ra rằng dường dù thể hiện theo những cách như thế nào thì điều quan trọng rất cần phải hướng đến và gắn bó với đời sống của quần chúng nhân dân.

Nam Cao không đồng tình với thứ văn chương xa rời, lãnh đạm với đời sống đen tối, bất công mà con người chịu đựng. Với những cách viết như thế, nhà văn cho rằng dù có đẹp, có hay nhưng đó chỉ là cái đẹp, cái hay của “ánh trăng lừa dối”. Trong “Trăng sáng” (1942), nhà văn đã phát biểu đanh thép cách nhìn nhận đó của mình bằng một tuyên ngôn: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”.

Với tuyên ngôn đó, ta có thể nhận thấy quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là đứng về phía đối lập với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật để tỏ rõ mong muốn rằng nghệ thuật rất cần đồng hành cùng với những đau đớn, lầm than của con người.

Thế nên, trong tác phẩm của mình, Nam Cao luôn nhìn thẳng vào sự thật dù cho nó có “tàn nhẫn” thông qua cách phản ánh bộ mặt của đời sống xã hội. Ông không ngại vạch trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn thống trị như Bá Kiến đã khiến cho cuộc sống con người trở nên bi thảm, đau thương. Sẵn sàng cậy vào quyền thế của mình, Bá Biến chính là kẻ mà dồn đẩy một con người vốn có xuất phát điểm là lương thiện, chất phác như Chí Phèo đến chỗ cùng đường để rồi trở thành một tên côn đồ bất lương, một con quỷ gieo rắc biết bao nhiêu tai vạ cho dân làng Vũ Đại.

Bên cạnh lên tiếng vạch trần tội ác của những kẻ thống trị, Nam Cao cũng tái hiện rất chân thực đời sống cơ cực, khổ sở của con người khi bị áp bức, bóc lột đến nỗi trở nên tuyệt vọng và tha hóa. Đó chính là là lão Hạc, một người nông dân chân phương, giàu tình thương con nhưng phải chết trong vật vã, đau đớn khi bất lực trước số mệnh.

Đó cũng chính là Chí Phèo, một con người sống trong sự vô thừa nhận của xã hội vì mang tiếng rạch mặt, ăn vạ và đến cuối cùng khi mong muốn được hoàn lương thì cũng không được đón nhận để rồi cũng tìm đến cái chết như một sự giải thoát cho cuộc đời.

Nam CaoNam Cao khi xác định mục đích của nghệ thuật là gắn liền với đời sống của con người, ông đã thẳng thắn lên tiếng tố cáo cái xấu, cái ác và vì những người sống khốn khổ, cùng quẫn, ông sẵn sàng lên tiếng và bộc lộ tiếng nói yêu thương.

Giá trị của tác phẩm trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Trong quan niệm nghệ thuật của Nam Cao, ông luôn coi trọng, đề cao nội dung nhân đạo mà tác phẩm chuyển tải. Ông xem đó chính là linh hồn, là cái làm nên giá trị của một tác phẩm. Điều đó đã được nhà văn khẳng định trong tác phẩm “Đời thừa” (1943) của mình như sau: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, sẽ là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao và mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”.

Với khẳng định trên, Nam Cao luôn thể hiện thật cụ thể tinh thần nhân đạo trong tác phẩm của mình. Đó là thái độ phê phán mạnh mẽ của ông với xã hội thực dân phong kiến độc ác, bất nhân có thể chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống của con người. Tính nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao thể hiện rõ nhất thông qua việc nhà văn đã cho thấy sự đồng cảm của mình với kiếp sống tủi cực của con người lao động. Dù có lúc họ có hình hài xấu xí đến “ma chê quỷ hờn” như Thị Nở hay bị hủy hoại đi cả nhân hình lẫn nhân tính như Chí Phèo, Nam Cao vẫn khẳng định sự đáng quý về nhân phẩm nơi họ.

Nam Cao cho rằng dù trong bất kì hoàn cảnh nào, chất người cũng không dễ bị mất đi và nó luôn có sẵn trong bản thân của mỗi người, dù có khi bị nghịch cảnh vùi dập không thương tiếc. Nhà văn tin chắc chỉ cần có cơ hội, chất người ấy lại trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ. Thị Nở dù có dở hơi, xấu xí nhưng hóa ra cũng đã có lúc đã mang lại cho người đã từng sống cuộc sống vô nghĩa như Chí Phèo cảm nhận được chút gì đó của tình người. Chí Phèo dù sống trượt dài trong những ngày tội lỗi nhưng khi ăn bát cháo hành của tình người thì hắn đã được đánh thức để rồi trong thâm tâm lại mong muốn được trở về sống một đời lương thiện như trước kia.

Với nhân vật Hộ trong truyện “Đời thừa”, nhà văn đã thể hiện sự ca ngợi của mình về lí tưởng cao đẹp và cả tình cảm cao thượng của nhân vật. Dù nỗi lo cơm áo gạo tiền đã có lúc khiến Hộ bế tắc và phạm vào lí tưởng của nghề viết, dù cho có lúc gánh nặng mưu sinh khiến cho Hộ trở nên cáu kỉnh và lấy gia đình làm nơi trút hết những bực dọc nhưng bản chất Hộ vẫn là một người giàu tình yêu thương, có khát khao và hoài bão cao đẹp với công việc.

Việc Hộ sẵn sàng cưu mang, gánh vác cuộc đời Từ và nuôi cả mẹ già, con dại cho Từ đã nói lên tấm lòng khoan dung, nhân ái của Hộ. Không những vậy, việc Hộ nhận ra bi kịch của cuộc đời, về tình trạng sống mòn, sống thừa của mình chính là biểu hiện cho thấy sự thức tỉnh của một con người vẫn còn khát khao được thay đổi, được sống đúng với lí tưởng và hoài bão của cuộc đời.

Sống đã rồi hãy viết Nam Cao nghĩa là gì
Hình ảnh Chí Phèo – Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Sứ mệnh của nhà văn trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Không chỉ thể hiện cách nhìn về giá trị của một tác phẩm mà Nam Cao còn cho thấy quan điểm của mình về sứ mệnh của một nhà văn.

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao thể hiện ở việc ông coi lao động nghệ thuật là một quá trình hoạt động nghiêm túc, công phu và con người làm nghệ thuật rất cần sự cẩn trọng. Do đó, ông lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện”.

Nhà văn có ý thức rất sâu sắc và đề cao sự tìm tòi sáng tạo trong công việc viết văn. Ông nói rõ điều đó trong “Đời thừa”: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, hay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, hay khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…”

Vì lẽ đó, bản thân Nam Cao luôn cố gắng tìm tòi, khám phá để tạo nên những điều mới mẻ ở cả nội dung và hình thức thể hiện. Điều đó được minh chứng qua việc ông đã tập trung thể hiện vấn đề lưu manh hóa – một vấn đề mới mẻ dựa trên đề tài nông dân quen thuộc của nhiều cây bút như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. Người nông dân của Nam Cao không chỉ phải chịu đựng cảnh túng quẫn, áp bức đến cùng cực như anh Pha, chị Dậu mà còn bị tước đoạt đi quyền là một con người.

Chính vì vậy, nhân vật của Nam Cao mới trở thành một ấn tượng khó phai của người đọc biết bao thế hệ. Đánh giá sức tác động mạnh mẽ từ hình tượng nhân vật đầy sáng tạo đó của Nam Cao, một nhà phê bình văn học đã nhận định khi “Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao, thì người ta liền nhận ra ngay rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ và tủi nhục nhất của người dân cày ở một nước thuộc địa, bị cào xé, bị hủy hoại từ nhân tính cho đến nhân hình. Chị Dậu đã bán con, bán chó, bán sữa nhưng chị vẫn còn được là con người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo lẫn linh hồn của mình để trở thành con quỷ dữ”.

Thế nên để trở thành một nhà văn chân chính trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao chính là người phải biết chuyên tâm và làm việc nghiêm túc. Bên cạnh đó, một nhà văn sẽ mang lại giá trị cho công việc nếu như biết khai phá những điều tốt đẹp và mới mẻ trong cuộc đời.

Sau cách mạng tháng Tám, nhà văn Nam Cao say sưa tham gia kháng chiến. Ông sẵn sàng hi sinh thứ “nghệ thuật cao siêu”, sẵn sàng “vứt tất cả bút đi để cầm lấy súng” vì muốn dành tất cả những gì mình có cho lợi ích của dân tộc. Dù trong giai đoạn này, nhà văn đặt nhiệm vụ cách mạng lên trên hết nhưng theo ông đó cũng là một sự chuẩn bị để ông có thể lại tiếp tục toàn tâm toàn ý phục vụ cho nghệ thuật sau này: “góp sức vào việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn”.

Và thật sự, sau Cách mạng, nhà văn lại khiến cho người đọc có thêm niềm tin chắc chắn về sự chân chính trong cách sáng tác của nhà văn bởi vấn đề “đôi mắt” mà nhà văn đặt ra. Vẫn với tinh thần nhân đạo và niềm mong muốn gắn nghệ thuật với hiện thực, nhà văn mong muốn mỗi người hãy nhìn đời, nhìn người bằng “đôi mắt” của tình yêu thương. Bởi khi dùng tình yêu thương để nhìn nhận mọi thứ, con người mới có thể hiểu thấu được những phẩm chất tốt đẹp và cảm phục những khả năng tiềm ẩn của nhân dân lao động, mới nhận ra những giá trị tích cực của cuộc đời dù đôi khi nó có thể bị che khuất đi bởi nghịch cảnh, ngang trái.

Kết bài: Với những quan điểm nghệ thuật vừa mới mẻ, vừa tiến bộ, Nam Cao đã cho ra đời những tác phẩm văn học có giá trị lớn lao. Những tác phẩm ấy chính là những đóng góp giá trị cho nền văn học nước nhà và giúp cho tên tuổi của nhà văn sống mãi trong lòng người đọc bao thế hệ với sự trân trọng và ngưỡng mộ.

Tài liệu hay: Các bài phân tích hay về Nam Cao và các tác phẩm – Chọn lọc!

+-Xem ngay

Để xem được tài liệu bạn cần xác minh không phải Robot

Restricted Content

To view this protected content, enter the password below:

Làm theo hướng dẫn bên dưới để lấymã xác thựcnhập vào ô bên trên:

  • Bước 1:Vào google tìm từ khóa:Copy
  • Bước 2:Tìm từ trên xuống dưới sẽ thấy trangmeeyland.com/***thì bấm vào đó

Sống đã rồi hãy viết Nam Cao nghĩa là gì

  • Bước 3:Kéo xuống tìm trong trang đó sẽ thấyMã xác thực

Sống đã rồi hãy viết Nam Cao nghĩa là gì

Dàn ý quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trong một số tác phẩm

Có thể thấy, phong cách sáng tác và quan điểm nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện rõ nét qua hai tác phẩm Đời thừa và Chí Phèo. Để giúp bạn thấy rõ nội dung bài viết, dưới đây DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn khái quát lập dàn ý quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.

Mở bài quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

  • Sơ lược về nhà văn Nam Cao: nhà văn hiện thực phê phán với quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh.
  • Khẳng định ý nghĩa, vai trò của quan điểm nghệ thuật trong sáng tác của người nghệ sĩ.

Thân bài quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

  • Mục đích của nghệ thuật chân chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
  • Giá trị của tác phẩm trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
  • Sứ mệnh của người nghệ sĩ trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.

Kết bài quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

  • Tóm tắt những nét chính trong phong cách sáng tác cùng quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
  • Nhận xét về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao cùng những sáng tác của nhà văn.

Quan niệm nghệ thuật có ý nghĩa lớn thể hiện tư tưởng của người nghệ sĩ, là cương lĩnh chi phối toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Bởi vậy mà mỗi tác phẩm ra đời được coi là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ cũng như phản chiếu quan điểm sáng tác của nhà văn. Nhà văn Nam Cao – bậc thầy của dòng truyện ngắn thuộc văn học hiện thực phê phán đã bộc lộ sâu sắc quan điểm sáng tác qua rất nhiều tác phẩm của mình. Đó là quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao đã biểu lộ hướng đi trong các tác phẩm của ông.

Trên đây là những gợi ý giúp bạn nhận định và bình luận về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Mong rằng kiến thức trong bài viết đã cung cấp cho bạn những ý văn hay phục vụ cho quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Chúc bạn luôn học tốt!.

Xem thêm:

  • Phân tích nhân vật Chí Phèo của Nam Cao – Ngữ Văn 11
  • Phân tích Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở – Ngữ Văn 11
  • Phân tích hình ảnh bát cháo hành Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao

Tu khoa lien quan:

  • nhận định về nam cao
  • phê bình văn học nam cao
  • tư tưởng nghệ thuật của nam cao
  • phong cách nghệ thuật của nam cao
  • bình luận quan điểm nghệ thuật của nam cao
  • quan niệm nghệ thuật trong tác phẩm chí phèo
  • quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh của nam cao
  • Chứng minh phong cách nghệ thuật của nam cao
  • quan điểm nghệ thuật của nam caotrong đôi mắt

5 / 5 ( 1 bình chọn )