Song song với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đã có hành Đông gì

Câu trả lời chính xác nhất: Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản

Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. Quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong suốt thập kỉ 30. Cùng với việc quân phiệt hóa nhà nước là việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á. Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.

Để hiểu rõ hơn về quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé :

1. Đặc điểm của chủ nghĩa quân phiệt

Sau đây là một số đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa quân phiệt:

– Mặc đồng phục, tuân lời và phân biệt cấp bậc rõ ràng

– Huy chương, huyền thoại, sùng bái anh hùng

– Say mê quyền lực và tính ưu việt

+ Ca tụng bạo lực, chiến tranh và vũ khí

+ Khoe khoang sức mạnh và sự bất khuất

Trong những xã hội mà bị quân sự hóa nặng nề, thường là sẽ có một thể chế độc tài, các thành viên thường bị đòi hỏi, từ bỏ giá trị cá nhân và đạo đức cho chính phủ quân đội.

Con người được mài dũa phải từ bỏ cá tính riêng của mình để có được đặc tính chung thích hợp với xã hội đó. Lãnh tụ được hình tượng hóa. Người ta chấp nhận cái chế độ đó không xét lại.

>>>Xem thêm: Chủ nghĩa quân phiệt là gì?

2. Lịch sử và quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản

Ngay từ thập niên 1880, triều đình Minh Trị đã xúc tiến xây dựng một quân đội hùng mạnh nhằm mục tiêu phát động các cuộc chiến tranh xâm lược với lân bang, cụ thể mục tiêu trước mắt chính là Trung Quốc thời nhà Thanh. Tháng 11 năm 1880, Bộ trưởng Bộ Tổng tham mưu Yamagata Aritomo (Sơn Huyện Hữu Bằng) trình lên cho Thiên hoàng Minh Trị bản "Lân bang binh bị lược". Đến năm 1882, "Trình báo về tài chính để tăng cường lục quân và hải quân" được xuất bản, chủ trương gấp rút tăng cường quân bị dù phải chấp nhận hy sinh tất cả. Thiên hoàng Minh Trị tỏ ý hài lòng và cho tiến hành thực thi. Cùng năm đó ông triệu kiến tất cả các Trưởng quan tại các địa phương và ra Thánh chỉ với nội dung: "Các khanh đều là quan địa phương, vậy tất nhiên phải hiểu ý muốn của Trẫm, đảm bảo chấp hành quán triệt những ý muốn đó".

Dưới triều đại của mình, Thiên hoàng Minh Trị luôn kiên trì chính sách kiêm lục hợp (gồm thu bốn bể) và yểm bác hoành (gồm thu toàn cầu), tức chính sách bành trướng xâm lược, mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. Có lần ông đích thân tham gia diễn tập quân sự và thường cho gọi các binh sĩ đến để tuyên dương, khuyến khích "oai nước", đề cao "vận nước" của Nhật Bản.

Theo Đại Nhật Bản Đế quốc Hiến pháp năm 1889, Nhật Bản là quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến, Thiên hoàng và tập đoàn quân phiệt nắm giữ mọi quyền hành. Theo Hiến pháp, Thiên hoàng có quyền hành "thiêng liêng bất khả xâm phạm", là Nguyên thủ quốc gia, nắm trọn quyền thống trị. Tuy nhiên, Thiên hoàng buộc phải dựa vào các điều luật ghi trong Hiến pháp để thực thi đại quyền của mình, và khi Thiên hoàng lấy danh nghĩa của mình để ban bố các sắc lệnh về pháp luật, quốc vụ thì "phải được quốc vụ đại thần cùng ký tên". Như vậy bản Hiến pháp cũng đã hạn chế ảnh hưởng của Thiên hoàng trong việc triều chính, góp phần giúp Nhật Bản chuyển dần từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến, chính trị đảng phái của giai cấp tư sản.

- Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:

+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.

+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.

- Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:

+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.

----------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Song song với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đã có hành Đông gì

Song Ngư

- Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

- Đặc điểm:

+ Quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

+ Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong suốt thập kỉ 30.

- Cùng với việc quân phiệt hóa nhà nước là việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.

Trả lời hay

1 Trả lời 09/09/21

  • Song song với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đã có hành Đông gì

    Xucxich24

    - Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

    - Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:

    + Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.

    + Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.

    - Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:

    + Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

    + Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.

    0 Trả lời 09/09/21

    • Song song với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đã có hành Đông gì

      Bon

      Ở Nhật do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên Hoàng nên quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. Qúa trình này kéo dài trong những năm 30 của thế kỉ XX do có những mâu thuẫn giữa phái trẻ và phái già. Cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt, cuối cùng phái già giành thế thắng

      Từ năm 1937, giới cầm quyền Nhật đã chấm dứt cuộc đấu tranh nội bộ, tập trung vào quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

      Cùng với việc quân phiệt hóa bố máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

      0 Trả lời 09/09/21

      • Song song với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đã có hành Đông gì

        Người Dơi

        • Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng Nhật đã tiến hành quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. Đưa các phần tử quân phiệt, hiếu chiến lên nắm quyền.

        • Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản dựa trên cơ sở chế độ chuyên chế Thiên hoàng. Quá trình đó kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, cùng với đó là việc đẩy mạnh chạy đua vũ trang tiến hành chiến tranh xâm lược, cụ thể ở đây là xâm lược Trung Quốc.

        0 Trả lời 09/09/21