Sxxk là gì

Theo đó, Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu có một số thay đổi, đơn cử như:

- Loại hình xuất khẩu gồm 16 mã loại hình, loại hình nhập khẩu gồm 24 mã loại hình.

- Đối với bảng mã loại hình xuất khẩu:

+ Sửa đổi nội dung hướng dẫn sử dụng của các mã B11, B12, B13, E52, E62, E82, G23, G61, C22 và H21.

- Đối với bảng mã loại hình nhập khẩu:

+ Bổ sung thêm mã A43 (Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế) và mã A44 (Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế);

+ Sửa đổi nội dung hướng dẫn sử dụng của các mã A11, A12, A31, A41, A42, E13, E15, E21, E41, G12, G13, G14, G51, C11, C21 và H11.

Mã loại hình xuất khẩu

Sxxk là gì
Bảng mã loại hình nhập khẩu đầy đủ

TT

Mã LH

Khai kết hợp

Tên

Hướng dẫn sử dụng

Ghi chú

1

A11

Nhập kinh doanh tiêu dùng

Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm:

a) Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài;

b) Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX;

c) Nhập khẩu tại chỗ.

Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu.

2

A12

Nhập kinh doanh sản xuất

Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư):

a) Nhập khẩu từ nước ngoài;

b) Nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX;

c) Nhập khẩu tại chỗ (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan);

d) Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thuê mua tài chính.

Mã loại hình xuất khẩu

Sxxk là gì
Bảng mã loại hình xuất khẩu đầy đủ

T

Mã LH

Khai kết hợp

Tên

Hướng dẫn sử dụng

Ghi chú

1

B11

X

Xuất kinh doanh

Sử dụng trong trường hợp:

a) doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước.

2

B12

Xuất sau khi đã tạm xuất

Sử dụng trong trường hợp:

a) Doanh nghiệp đã tạm xuất hàng hóa nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, tặng hoặc dùng hàng hóa này với mục đích khác ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX.

b) Hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX

Sử dụng trong trường hợp hàng hóa đã tạm xuất theo mã loại hình G61

3

B13

X

Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu

Sử dụng trong trường hợp:

a) Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

b) Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX;

c) Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

>>> Xem thêm: Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu? Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như thế nào?

Khi nào áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong quản lý ngoại thương? Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước có được xuất khẩu ra nước ngoài không?

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Bạn đọc gửi đến Báo Hải quan câu hỏi DN nhập sản xuất XK, kinh doanh có được thuê một công ty khác gia công một số công đoạn hay không? Câu hỏi của bạn đọc đã được Cục Hải quan Đồng Nai trả lời cụ thể.

Cụ thể, DN đặt câu hỏi:“Chúng tôi NK nguyên vật liệu để sản xuất, bao gồm NK từ nước ngoài và trong nước theo loại hình SXXK (E31), kinh doanh (A12) và mua trực tiếp trong nước có hóa đơn VAT. Nhưng do hiện tại có nhiều đơn đặt hàng DN không kịp tiến độ sản xuất, vì vậy, DN có được phép thuê một công ty khác gia công một số công đoạn, sau đó trực tiếp nhận lại để tiếp tục sản xuất và xuất bán sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan hay không?

Nếu được thì DN có thể sử dụng nguồn nguyên vật liệu nào trong những nguồn nêu trên để có thể được thuê một bên khác gia công?

Nghĩa vụ về thuế như thế nào nếu DN thuê gia công bằng nguyên vật liệu nhập theo loại hình SXXK (E31), hoặc NK theo loại hình kinh doanh (A12), hoặc nguyên vật liệu mua trực tiếp trong nước có hóa đơn VAT?”.

Trả lời câu hỏi của bạn đọc, Cục Hải quan Đồng Nai cho biết:

Đối với việc sử dụng nguyên vật liệu NK theo loại hình E31 hoặc A12 hoặc mua trực tiếp trong nước được quy định như sau:

– Về việc sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu theo loại hình E31 để thuê công ty gia công lại: Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ nêu:  Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa XK

…2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa XK có cơ sở sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa XK và thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan;

b) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã XK.

Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế XK, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất sản phẩm XK theo quy định của pháp luật về hải quan…”.

Do hàng hóa NK để sản xuất hàng XK thuộc đối tượng miễn thuế, công ty có nghĩa vụ phải thực hiện đúng mục đích sử dụng của loại hình đã đăng ký (E31) và theo dõi, báo cáo quyết toán hàng năm cho cơ quan Hải quan.

Đồng thời, theo quy định nêu trên không có quy định việc miễn thuế trong trường hợp hàng hóa NK để sản xuất hàng XK thuê DN khác gia công lại. Do đó, việc công ty thuê gia công lại nguyên phụ liệu nhập khẩu loại hình E31 là không có cơ sở để thực hiện.

– Về việc sử dụng dụng nguyên vật liệu nhập khẩu theo loại hình A12 hoặc mua trực tiếp trong nước để thuê công ty nội địa gia công:

Hàng hoá NK theo loại hình kinh doanh (A12) sau khi thông quan và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, công ty có thể sử dụng lượng nguyên vật liệu NK nêu trên tuỳ theo mục đích sản xuất quy định tại Giấy phép đầu tư. Do đó, công ty có thể thuê công ty nội địa gia công một số công đoạn theo quy định của pháp luật về thương mại.

Riêng hàng hóa mua trong nước, công ty căn cứ theo pháp luật về thương mại để thuê công ty nội địa gia công một số công đoạn do không thuộc đối tượng theo dõi và quyết toán của cơ quan Hải quan.

Đối với câu hỏi về nghĩa vụ thuế, căn cứ Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định: “3. Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế: a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa XK có cơ sở sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa XK;

b) Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được hoàn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế XK;

c) Sản phẩm XK được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất XK;

d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu hàng hóa, XK sản phẩm.

Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về sản phẩm XK được sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu trước đây”.

Căn cứ công văn số 11567/TCHQ-TXNK ngày 08/12/2016 hướng dẫn thực hiện Luật thuế XK, thuế NK và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, tại mục 11 của phụ lục đính kèm có hướng dẫn: “Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12, Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế, hoàn thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa XK có cơ sở sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất, không tổ chức sản xuất mà thuê các đơn vị khác sản xuất lại hoặc doanh nghiệp có cơ sở sản xuất nhưng chưa đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với mặt bằng sản xuất, nhà xưởng thì không được miễn thuế, không được hoàn thuế”.

Theo đó, trường hợp công ty NK theo loại hình nhập sản xuất XK (E 31) và kinh doanh sản xuất (A12) nhưng thuê các doanh nghiệp khác gia công lại sẽ không được hoàn thuế khi XK do không đáp ứng các điều kiện hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nêu trên.