Tại sao bà bầu ăn không ngon miệng

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng, trong thai kỳ, bà bầu chán ăn là tình trạng rất hay gặp phải. Rất nhiều bà mẹ lo sợ nếu tình trạng này kéo dài, bé cưng sẽ không lớn lên khỏe mạnh.

Rất nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy chán ăn, đôi lúc có thể là do món ăn nhìn không hấp dẫn hoặc có lúc dù thấy đói nhưng vẫn không muốn ăn. Nếu bạn đang đối mặt với những tình huống trên, hãy dành vài phút xem qua những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về lý do cũng như biết được khi nào nên đi khám nhé.

Tại sao bà bầu ăn không ngon miệng

Khẩu vị của bạn liên tục thay đổi trong thai kỳ. Điều này hoàn toàn bình thường bởi đây là giai đoạn mà cơ thể có rất nhiều thay đổi. Sẽ có lúc bạn cảm thấy không thích và không muốn ăn bất cứ thứ gì. Và đa phần, nguyên nhân của tình trạng chán ăn khi mang thai thường là do:

Buồn nôn và nôn là triệu chứng thai kỳ phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng khẩu vị và lượng thức ăn mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự dao động của hormone leptin và hormone thai kỳ hCG có thể là nguyên nhân dẫn đến cảm giác chán ăn và nôn mửa nhiều hơn ở phụ nữ mang thai.

Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 2.270 phụ nữ mang thai, những phụ nữ bị buồn nôn và nôn ở mức độ trung bình hoặc nặng sẽ ăn ít hơn đến 70%trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nếu bạn thấy chán ăn do buồn nôn và nôn, hãy cố gắng tránh các món béo, cay, cố gắng uống nhiều và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ. Hãy đi khám ngay nếu tình trạng buồn nôn và nôn trở nên nghiêm trọng

Phụ nữ mang thai rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm bởi khi mang thai, cơ thể sẽ trải qua những thay đổi rất lớn về thể chất và sinh hóa. Những vấn đề về tâm lý này có thể dẫn việc đến thay đổi thói quen ăn uống, giảm cảm giác thèm ăn và giảm lượng thức ăn mỗi ngày.

Các vấn đề về tâm lý còn có thể làm tăng cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm không lành mạnh thay vì các món ăn giàu dinh dưỡng, đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như folate, axit béo, sắt và kẽm của cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tại sao bà bầu ăn không ngon miệng

Đây là tình trạng hệ tiêu hóa gặp bất thường khiến bà bầu khó tiêu thụ và hấp thu thức ăn. Triệu chứng điển hình là táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn… Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố và do kích thước thai nhi ngày một lớn.

Ngoài ra, khi mang thai, cơ thể cũng sẽ nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài, do đó, bà bầu sẽ nhạy cảm hơn với thức ăn, nhất là những loại thức ăn bị nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân khiến mẹ hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là tiêu chảy.

Phụ nữ mang thai cũng có thể chán ăn do các bệnh lý như có khối u, ợ nóng và bệnh Addison (suy tuyến thượng thận). Căng thẳng tăng cao trong thai kỳ cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mẹ và gây chán ăn. Ngoài ra, chán ăn còn có thể là do những thay đổi liên quan đến vị giác và khứu giác, thiếu hụt vitamin B12 và sắt, cảm giác khó chịu khi mang thai.

Để cải thiện tình trạng chán ăn, mẹ bầu có thể thử áp dụng một số bí quyết sau:

Chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ có thể giúp dạ dày cảm thấy ổn định nhưng không thấy quá no và khó chịu. Ngoài ra, việc ăn nhiều bữa nhỏ còn giúp bạn dễ dàng nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết và giữ cho bản thân tràn đầy năng lượng.

Tập thể dục là cách tốt nhất để tăng cảm giác thèm ăn một cách tự nhiên bởi cơ thể cần bổ sung lượng calo đã đốt cháy khi tập luyện. Nếu thấy chán ăn, không muốn ăn, bạn có thể thử tập các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tại sao bà bầu ăn không ngon miệng

Ăn những món vặt nhẹ nhàng, lành mạnh không chỉ giúp dạ dày cảm thấy tốt hơn mà còn có thể làm tăng cảm giác thèm ăn. Thực phẩm nhẹ, giàu protein như hạnh nhân có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm ốm nghén, buồn nôn cũng như cảm giác chán ăn có thể xảy ra sau đó.

Tìm hiểu: Cách làm đẹp da mặt tại nhà

Nước có thể giảm bớt hầu hết các triệu chứng thai kỳ, từ việc hạn chế những cơn đau đầu, chuột rút cho đến vận chuyển chất dinh dưỡng cho bé cưng. Chán ăn có thể khiến dạ dày trống rỗng, trở nên khó chịu và khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Uống nước thường xuyên là cách để giữ dạ dày không trống rỗng hoàn toàn. Bạn nên uống từ 2 – 3 lít nước một ngày hoặc ăn nhiều các loại trái cây.

Trà gừng, kẹo gừng, mứt gừng… là những thực phẩm không thể thiếu với bà bầu bị chán ăn. Bởi gừng nổi tiếng với đặc tính làm dịu dạ dày, chống buồn nôn và là một trong những giải pháp được khuyến khích sử dụng nhiều nhất để giảm cảm giác chán ăn khi mang thai.

Nếu tình trạng chán ăn chỉ là thỉnh thoảng hoặc bạn chỉ không muốn ăn một số món ăn cụ thể, vậy không cần quá lo. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bỏ bữa hoặc chán ăn hơn một ngày, bạn nên đi khám. Nguyên nhân là do nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ không có đủ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi, khiến thai nhi dễ gặp phải các vấn đề như thai nhi phát triển kém, trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Top tìm kiếm: bà bầu bị táo bón, tăng sức đề kháng cho bà bầu, sữa chua lợi khuẩn cho bà bầu, đau bụng khi mang thai, bà bầu bị tiêu chảy, bà bầu bị đầy hơi chướng bụng, 

Nguồn tham khảo:

How to Manage Appetite Loss During Pregnancy https://www.healthline.com/nutrition/loss-of-appetite-pregnancy Ngày truy cập: 1/11/2020

7 smart ways to get your appetite back during pregnancy https://www.ovuline.com/guide/10546/7-ways-to-get-your-appetite-back-when-pregnant Ngày truy cập: 1/11/2020

Tại sao bà bầu ăn không ngon miệng

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai là hiện tượng này là phổ biến. Để hạn chế hiện tượng này, bố mẹ bầu nên tìm hiểu nguyên nhân.

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai sẽ gây tâm trạng ức chế lẫn hoang mang cho cả mẹ bầu lẫn bố. Nếu lo lắng rằng chán ăn khi mang thai nguy hiểm không thì câu trả lời là không. Nhưng mẹ bầu và bố nên xem ngay các nguyên nhân dưới đây nhằm giải đáp bà bầu chán ăn phải làm sao. Điều này tốt cho sức khỏe mẹ lẫn bé nhé.

Sự thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến thức ăn mẹ vốn thấy hấp dẫn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Human Chorionic Gonadotropin (hCG) – loại hormone được sản xuất trong thời kỳ mang thai – được biết đến là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn, thay đổi cảm giác thèm ăn và chán ăn khi mang thai.

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai còn là một trong các kiểu nghén khi mang thai. Tình trạng bà bầu chán ăn 3 tháng giữa vẫn sẽ có khả năng tiếp diễn đến các tháng cuối thai kỳ với tỷ lệ từ 15% – 20% mẹ bầu, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y học Thai nhi Phật Sơn (Trung Quốc) năm 2020 trên 1739 mẹ bầu tham gia.

Tại sao bà bầu ăn không ngon miệng

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai do rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng rối loạn tiêu hoá dưới đây cũng khiến cho mẹ bầu không muốn ăn gì mặc dù đói bụng:

  • Buồn nôn, nôn mửa: Buồn nôn là triệu chứng điển hình của ốm nghén. Tuy nhiên khi hiện tượng này xuất hiện những thái cuối thai kỳ, mẹ cần lưu ý dấu hiệu để phân biệt với nguyên nhân rối loạn tiêu hóa.
  • Ợ nóng: Do trào ngược acid dạ dày khi mang thai. Nó xảy ra với phần lớn các mẹ bầu do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai. Ngoài cảm giác vị chua, đắng ở miệng, mẹ bầu bị ợ nóng còn cảm thấy nóng rát ở phần ngực dưới và cuống họng.
  • Táo bón: Táo bón sẽ là nguyên nhân gây chán ăn khi mang thai nếu mẹ bổ sung sắt và canxi một cách quá mức. Trường hợp này mẹ cần gặp bác sĩ để điều chỉnh lại việc bổ sung vitamin và khoáng chất một cách hợp lý hơn.

Nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai

Chán ăn khi mang thai đôi khi đi kèm một số dấu hiệu bệnh lý, mẹ bầu lưu ý để thăm khám và được điều trị kịp thời.

  • Suy giáp cũng làm giảm cảm giác ngon miệng (1), khiến mẹ đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai.
  • Căng thẳng quá mức, thay đổi tâm lý khi mang thai. Nếu dẫn đến trầm cảm, mẹ bầu sẽ dễ rơi vào cảm giác chán ăn các loại thực phẩm lành mạnh. Khi đó các chất dinh dưỡng quan trọng như acid folic, axit béo, sắt và kẽm sẽ có nguy cơ bị thiếu hut. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai nhi và bà mẹ (2)
  • Mẹ bầu bị hội chứng rối loạn ăn uống trong thai kỳ (3) cũng là nguyên nhân gây chán ăn.

2. Chán ăn khi mang thai nguy hiểm không?

Hiện tượng đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, như trong tam cá nguyệt thứ nhất và không diễn ra một cách tiêu cực (mẹ sụt cân nghiêm trọng) thì có thể là không nguy hiểm và sẽ dần cải thiện khi thai nhi lớn hơn. Tuy nhiên mẹ sẽ phải lưu ý các trường hợp bệnh lý trên. Nếu trường hợp đói nhưng không thể ăn được gì, hoặc nặng hơn là nôn ra nhiều sau khi ăn, mẹ nhất thiết nên gặp bác sĩ để được tham vấn kịp thời.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Tam cá nguyệt thứ nhất và những điều mẹ cần biết

Tại sao bà bầu ăn không ngon miệng
Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu 3 tháng đầu, sẽ dần cải thiện khi thai nhi lớn lên.

3. Bà bầu chán ăn phải làm sao?

Đây là một câu hỏi khiến cả gia đình tìm kiếm, nhất là những người lần đầu làm bố mẹ. Dưới đây là các giải pháp để hạn chế tình trạng đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai.

Chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ép ăn để dẫn đến đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai

Nhiều người cứ nghĩ có bầu là phải ăn nhiều, thế là càng ép mẹ bầu ăn đồ bổ. Có thể vì cả nể, bầu ráng ăn nhưng sau một thời gian sẽ bị ám ảnh bởi đồ ăn. Do đó, bố và người thân hãy là một người chăm sóc bầu tâm lý, chia nhỏ các bữa ăn có nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu. Điều này sẽ tốt cho sức khoẻ và tâm trạng của mẹ bầu nữa.

Tránh thực phẩm mẹ không thích hoặc có mùi nồng khó chịu

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai phải làm sao? Bất cứ món ăn nào làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, buồn nôn thì mẹ hãy tránh xa. Mẹ bầu cần tránh các món ăn có dễ làm tác động đến khứu giác nhạy cảm của mẹ như: cá, cà ri, những đồ ăn nhiều dầu mỡ,… hoặc món ăn nào khiến mẹ cảm thấy nặng mùi. Đừng chỉ vì nghe mọi người khuyên ăn cái gì tốt và cố gắng để rồi căng thẳng tâm lý hơn nhé.

Ăn món nào mẹ cảm thấy ngon miệng

Sẽ có rất nhiều kiểu nghén đối với mẹ bầu, đôi khi một món mẹ bầu từng rất ghét nhưng lại thích lúc mang thai. Do đó nếu đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai, mẹ bầu có thể ăn món gì mình thèm. Tuy nhiên đây là giai đoạn dễ gặp biến chứng tiểu đường thai kỳ nếu mẹ dùng nhiều thực phẩm không lành mạnh nên cần cẩn thận. Mặc dù thèm ngọt nhưng hãy mẹ bầu nhớ kiểm soát lượng đường mẹ nhé, thay trái cây cho bánh kẹo là giải pháp mẹ cần lưu ý.

>>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai

Tại sao bà bầu ăn không ngon miệng
Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai phải làm sao? Mẹ nên tranh thủ ăn bất cứ khi nào, bất cứ món nào mẹ thèm nhé.

Thay đổi cách chế biến, tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng

Có thể việc lặp lại thực đơn khiến mẹ bầu chán, đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai. Nếu thế, mẹ hãy thử thay đổi công thức mới. Đơn giản bằng cách thêm vào chế độ ăn uống của mẹ với các loại thực phẩm lành mạnh. Sách công thức dành riêng cho bà bầu có thể rất hữu ích trong việc mang lại sự đa dạng cho thực đơn của giai đoạn này. MarryBaby sẽ cung cấp thêm cho mẹ nhiều dạng thực đơn dinh dưỡng khác nhau. Lưu ý là phải tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng mẹ nhé.

Luyện tập nhẹ nhàng để tăng cảm giác thèm ăn

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, tâm lý thoải mái thì tập luyện thể dục thể thao hợp lý là bí quyết giúp thai phụ giảm nghén, tăng khẩu vị một cách hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, tập luyện nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe ở thai phụ, vừa giảm các triệu chứng ốm nghén, nhất là tốt cho các mẹ bầu thừa cân. Các bài tập như tập hít thở, đi bộ, bơi lội, yoga đều có lợi ích cho thai kỳ mà mẹ có thể tham khảo.

Câu hỏi “Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai phải làm sao?” từ nay sẽ không còn làm bố mẹ đau đầu nữa đúng không. Ngoài các giải pháp trên, mẹ bầu còn có thể tham khảo các món ăn vặt tốt cho sức khoẻ như: phô mai, khoai lang sấy, sữa chua… để tranh thủ nạp dinh dưỡng cho em bé với các món nhanh và tốt nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Human Chorionic Gonadotropin https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK532950/#:~:text=Human%20chorionic%20gonadotropin%20is%20a,the%20liver%2C%20and%20the%20colon.

Truy cập ngày 21/02/2022

2. Appetite changes and food aversions during pregnancy https://www.pregnancybirthbaby.org.au/appetite-changes-and-food-aversions-during-pregnancy#:~:text=Is%20it%20normal%20to%20lose,a%20food%20aversion%20while%20pregnant.

Truy cập ngày 21/02/2022

3. Nausea and vomiting in early pregnancy: Effects on food intake and diet quality https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5400073/

Truy cập ngày 21/02/2022

4. Nutrients and perinatal depression: a systematic review https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5738654/

Truy cập ngày 21/02/2022

5. Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route) https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/side-effects/drg-20070148?p=1

Truy cập ngày 21/02/2022

6. Could it be my thyroid?

https://www.health.harvard.edu/healthbeat/could-it-be-my-thyroid

Truy cập ngày 21/02/2022

7. Nutrients and perinatal depression: a systematic review

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5738654/

Truy cập ngày 21/02/2022

8. Signs and symptoms of disordered eating in pregnancy: a Delphi consensus study

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6019208/

Truy cập ngày 21/02/2022


Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)


Page 3

Tại sao bà bầu ăn không ngon miệng

Quan hệ 5 ngày thử thai được chưa? Kết quả liệu có chính xác? Ngoài thử que, bạn có thể biết mình mang thai thông qua những dấu hiệu có thai sớm.

Mẹ đang nôn nao không biết quan hệ sau 5 ngày thử thai được chưa. Câu trả lời sẽ được MarryBaby giải đáp trong bài viết này. Ngoài ra, MarryBaby sẽ mách cho mẹ biết cách sử dụng que thử thai cho kết quả chính xác nhất cũng như những dấu hiệu mang thai sớm cho mẹ dễ nhận biết.

Nhiều bạn trẻ thắc mắc “Sau quan hệ 5 ngày thử thai được chưa?”. Câu trả lời là được. Bạn có thể thử thai bất cứ lúc nào sau khi quan hệ nhưng kết quả sẽ không chính xác.

Tính tổng thời gian thụ thai, hình thành phôi thai, phôi thai đến làm tổ ở tử cung mất khoảng 10 đến 15 ngày. Điều đó có nghĩa rằng, sau khi quan hệ tình dục từ 10 đến 15 ngày mới có thể biết chính xác rằng bạn đã mang thai hay chưa. Lúc này, nồng độ β-hCG mới tăng đủ ngưỡng để có thể phát hiện bằng que thử thai.

Sau khi quan hệ 5 ngày thử thai được chưa? Được rồi chứ nhưng kết quả sẽ không chính xác vì những lý do sau đây:

  • Thời gian chưa đủ để trứng đã thụ tinh di chuyển và trong buồng tử cung và làm tổ. Lúc này, trứng có thể đang trên đường đến buồng tử cung, nằm ở vòi tử cung hoặc đã vào buồng tử cung nhưng chưa làm tổ.
  • Chính vì trứng chưa làm tổ nên nồng độ β-hCG (một loại hormone được tiết ra từ tế bào hình thành trong nhau thai) còn quá thấp nên chưa đạt đến ngưỡng để có thể thử bằng que thử thai.

Cho nên, cách giải quyết tốt nhất trong tình huống này là không nên thử thai quá sớm. Hãy đợi thêm 5 đến 7 ngày nữa và thử lại để kết quả được chính xác. Nếu khi thử, que thử lên 2 vạch có nghĩa khả năng cao bạn đã có thai. Mẹ nên đến ngay các cơ sở ý tế và bệnh viện để làm xét nghiệm máu xem có đúng bạn đang mang thai không nhé.

Tại sao bà bầu ăn không ngon miệng
Sau khi quan hệ 5 ngày thử thai được chưa? Được rồi nhưng kết quả sẽ không chính xác

Mách cách thử que cho kết quả chính xác tại nhà

Sau quan hệ tình dục từ 10 – 15 ngày, bạn có thể sử dụng bộ dụng cụ thử thai ngay tại nhà. Có nhiều trường hợp tự thử que tại nhà và cho kết quả sai. Cho nên, MarryBaby sẽ mách bạn cách thử que tại nhà cho kết quả cực kỳ chính xác.

Trước tiên, bạn cần lưu ý thời gian thử que. Thử thai tại nhà cho kết quả đúng 99% khi sử dụng vào ngày trễ kinh đầu tiên. Thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy. Vì đây là lúc nước tiểu đặc nhất, chứa nồng độ β-hCG cao nhất.

Độ chính xác của cách thử thai tại nhà phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Có thực hiện đúng theo hướng dẫn đi kèm bộ dụng cụ thử thai hay không. Thực hiện sai hướng dẫn có thể mang lại kết quả không chính xác.
  • Thời điểm tốt nhất để tiến hành thử thai chính là 10 – 15 ngày sau khi nghi ngờ bản thân mang thai. Vì nếu thử thai quá sớm có thể cho kết quả âm tính giả.
  • Thử thai không bao giờ là muộn! Ngay khi bạn nghi ngờ có thai, hãy thử thai ngay. Vì nồng độ β-hCG sẽ tăng lên gấp đôi sau 48 giờ trong vài tuần đầu của thai kỳ và đạt đỉnh khi thai được 8 đến 10 tuần.
  • Nên đọc kết quả thử thai trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút. Bất kỳ vạch nào xuất hiện sau 10 phút đều có thể sai lệch và trước 5 phút cũng có kết quả không chính xác.

Nếu kết quả thử thai dương tính, que sẽ có thêm một vạch thứ hai xuất hiện dọc theo vạch chứng trên que thử. Vạch thứ hai này sẽ xuất hiện khi mẫu nước tiểu đi qua dải giới hạn của vạch này. Nếu kết quả thử thai là âm tính, que thử chỉ hiển thị 1 vạch chứng. Cho nên, bạn có thể đợi thêm 1 tuần và thử lại.

Tại sao bà bầu ăn không ngon miệng
Quy trình sử dụng que thử thai cho kết quả đúng

Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm chớ bỏ qua

Quan hệ 5 ngày thử thai được chưa? Ngoài sử dụng que thử thai, những dấu hiệu mang thai sớm cũng là cách giúp mẹ bầu phát hiện mình mang thai như:

1. Trễ kinh

Khi quá trình thụ thai hoàn tất, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố hCG. Và đương nhiên, kỳ kinh tiếp theo sẽ không thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu cơ địa của bạn kinh nguyệt không đều thì rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng này.

2. Mệt mỏi

Khi mới mang thai (sớm nhất là sau 1 tuần thụ thai), cơ thể mẹ có những thay đổi rõ rệt. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ nhiều hơn. Nguyên nhân là do nội tiết tố progesterone tăng cao, cơ thể cần nghỉ ngơi nhiều và bổ sung thêm thức ăn giàu protein, sắt.

Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi mang thai, tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng bị. Nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến mẹ cảm thấy buồn nôn và nôn. Chúng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày, nhất là buổi sáng.

Hơn nữa, thay đổi nội tiết tố cũng làm khẩu vị mẹ bầu thay đổi, khiến bạn cảm thấy thèm hoặc sợ một số món ăn. Dấu hiệu này có thể giảm hoặc biến mất khi mang thai tuần thứ 13 đến 14.

Tại sao bà bầu ăn không ngon miệng
Những dấu hiệu mang thai sớm mẹ dễ nhận biết là trễ kinh, buồn nôn và mệt mỏi

4. Thay đổi của vú

Bầu ngực thay đổi cũng là một trong những dấu hiệu báo mang thai sớm. Do nội tiết tố thay đổi nhanh khiến vú to lên, mềm, cảm giác tròn trịa, căng đầy hơn, có thể ngứa hoặc đau trong 1 – 2 tuần đầu. Quầng vú cũng trở nên sậm màu hơn bình thường.

5. Cảm xúc thất thường

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng ảnh hưởng tới cảm xúc của mẹ bầu khiến bạn nhạy cảm hơn. Nó có thể gây ra cảm giác lo âu, trầm cảm, hưng cảm, nóng giận thường xuyên,…

Sau những phân tích trên, chắc rằng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi quan hệ 5 ngày thử thai được chưa? Nếu bạn thử thai sau 5 ngày thì khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày sau đấy bạn cũng sẽ thử lại lần nữa. Đó là tâm lý chung của nhiều bạn trẻ khi lần đầu làm mẹ. Tốt nhất, nên thử thai sau 10 – 15 ngày nghi ngờ mang thai nhé.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.