Tại sao con người không lên mặt trăng nữa

Ngày 20/7 vừa qua đã ghi dấu kỷ niệm một trong những sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử. Đó là sự kiện đánh dấu 50 năm kể từ lần đầu tiên nhân loại đặt chân lên Mặt trăng. Tuy nhiên, đây cũng được xem là chủ đề phổ biến nhất dành cho các nhà "thuyết âm mưu học" trên thế giới.

50 năm, hơn nửa đời người, một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng chẳng hề ngắn. Vậy mà từ lúc đó, nhân loại đã có đủ công nghệ để đưa loài người lên Mặt trăng rồi, và điều này khiến nhiều người cảm thấy nghi ngờ. Thậm chí, họ còn cho rằng bức hình chụp Neil Armstrong trên Mặt trăng và những thước phim quay được khi đó đều là giả, do NASA thực hiện để đánh lừa cả thế giới.

Chỉ có điều nếu xét về mặt logic thì phỏng đoán này thực sự chứa đựng rất ít cơ sở, và bạn sẽ biết lý do ngay sau đây.

Tại sao con người không lên mặt trăng nữa

Làm giả bằng chứng về Mặt trăng gần như là khó đến không tưởng

Giáo sư địa chất học Trevor Ireland từ ĐH Quốc gia Úc đã đứng ra giải thích về câu chuyện này.

Cần biết rằng chuyến thám hiểm Mặt trăng của tàu Apollo không chỉ để quay phim, mà các phi hành gia còn mang về 380kg đá Mặt trăng nữa. Mà theo giáo sư Ireland, việc làm giả số đá này là cực kỳ khó.

Dù thành phần đá trên Mặt trăng không có các nguyên tố nào khác với Trái đất, nhưng điều này không có nghĩa chúng ta có thể lấy đá trên Trái đất để làm giả những tảng đá vốn phải chịu đựng môi trường vi trọng lực và bức xạ từ vũ trụ.

Tại sao con người không lên mặt trăng nữa

"Những tảng đá mang về có tuổi thọ từ rất lâu rồi, lên đến 3,8 tỉ năm. Và điều quan trọng nhất là chúng chưa từng tiếp xúc với nước kể từ khi được hình thành." - Ireland cho biết.

"Chỉ có một vài tảng đá trên Trái đất mang tính chất như vậy còn tồn tại thôi."

Tuổi của đá trên Trái đất sẽ được tính toán dựa trên đồng vị phóng xạ. Trong đó, đá càng "già", các đồng vị uranium từ bên trong chuyển thành chì càng nhiều.

Uranium có thể dễ dàng chuyển thành dạng tinh thể - được gọi là zircon. Tuy nhiên theo Ireland chia sẻ: "Hiện tại chúng tôi chưa biết làm sao để nhét chì vào trong tinh thể zircon. Vậy nên, ý tưởng 50 năm trước NASA có thể làm được điều này, đủ để đánh lừa giới địa chất học của cả nhân loại cho đến tận ngày nay là chuyện quá không tưởng."

Tại sao con người không lên mặt trăng nữa

Được biết, các công trình về đá Mặt trăng được thực hiện bởi nhiều giáo sư, tiến sĩ địa chất học trên thế giới. Giáo sư Ross Taylor là một trong những người đầu tiên được thực hiện. Khi đó, ông đã làm việc 20h/ngày để có những kết quả mới nhất về những tảng đá tàu Apollo đã mang lại.

Có khoảng 200 - 300 nhà địa chất đã liên hệ với NASA để được nghiên cứu các mẫu vật từ 1 trong 6 nhiệm vụ thám hiểm Mặt trăng thành công. "Ngay cả hiện tại, chúng tôi vẫn nghiên cứu chúng và có được nhiều thành tựu đáng ngạc nhiên," - Ireland chia sẻ. Ông ước tính rằng hiện đang có khoảng gần 1000 nhà địa chất trình độ cao đang tiếp tục nghiên cứu đá Mặt trăng, mà ai trong số đó cũng có thể dễ dàng phát hiện ra nếu những tảng đá được làm giả.

Ngoài ra về các hình ảnh và video, nhiều nhà khoa học cho rằng với công nghệ làm phim thời bấy giờ, việc làm giả một video còn khó hơn chuyện thực sự đưa con người lên Mặt trăng nhờ công nghệ phát triển lên từ thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Tóm lại, NASA có "lừa" thế giới hay không thì tạm thời không kết luận ở đây, nhưng xét trên những bằng chứng đã có thì các thuyết âm mưu hiện tại quả thực... chẳng có cơ sở gì.

Tham khảo: IFl Science, Business Insider

Năm 1969 và năm 1972. con người đã đặt chân lên mặt trăng. Tại sao sau gần 50 năm, con người không quay lại dù hiện tại, công nghệ đều đã tiên tiến hơn rất nhiều?

Ngày 21/7/1969, phi hành gia Neil Amstrong và Buzz Aldrin đã đặt những bước chân đầu tiên lên mặt trăng, mở ra kỉ nguyên mới về việc chinh phục không gian vũ trụ của loài người.

Tại sao con người không lên mặt trăng nữa
Phi hành gia Buzz Aldrin đứng bên cạnh lá cờ của Mỹ cắm trên Mặt trăng. (Ảnh: NASA).

Đến ngày 7/12/1972, tàu vũ trụ Apollo 17 mang theo 3 phi hành gia Eugene Cernan, Ronald Evans và Harrison Schmitt đã đặt chân mặt trăng. Đây cũng là chuyến bay kết thúc chương trình Apollo của Mỹ và 3 phi hành gia trên cũng là người cuối cùng đặt chân lên mặt trăng cho đến bây giờ.

Đến hôm nay, NASA đã đánh dấu một dấu mốc mới khi tàu InSight đã "hạ cánh" xuống sao Hỏa sau 6 tháng với vô vàn khó khăn. Cũng nhân sự kiện này, nhiều người đặt câu hỏi tại sao hiện giờ công nghệ đã tiên tiến hơn rất nhiều mà con người chưa quay lại mặt trăng?

Con người không quay lại mặt trăng vì vấn đề kinh phí

Theo báo cáo mà Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) trình lên Quốc hội vào năm 1973, tổng chi phí cho chương trình Apollo kéo dài từ đầu những năm 1960 đến khi kết thúc vào năm 1972 lên đến 25,4 tỉ USD (quy đổi theo tỉ giá năm 2005 là 170 tỉ USD).

Như vậy, tính trung bình 17 chuyến bay của chương Apollo lên đến 10 tỉ USD (quy đổi vào năm 2005) cho mỗi lần phóng.

Số tiền cho mỗi lần đưa tàu Apollo có thể so sánh cao hơn cả GDP của đất nước Uganda vào năm 2005.

Như vậy, rào cản lớn nhất để ngăn con người quay trở lại mặt trăng đó là vấn đề về kinh tế. ngay cả với quốc gia có nền kinh tế số một thế giới như Mỹ cũng phải kết thúc chương trình chinh phục Mặt trăng vì chi phí quá lớn.

Dù hiện tại, công nghệ hàng không vũ trụ đã tiến bộ vượt bậc thì vấn đề về tài chính tiếp tục là thách thức to lớn với các nhà khoa học trong việc đặt chân lên mặt trăng một lần nữa

Không vì mục đích khoa học

Sở dĩ Mỹ quyết định đầu tư mạnh cho chương trình không gian vũ trụ vào những năm 1969 và 1972 vì muốn thực hiện mục đích vượt Liên Xô, khẳng định sức mạnh công nghệ số một thế giới.

Nhưng khi Neil Amstrong bước chân lên Mặt trăng, người Mỹ nhận thấy rằng, chương trình tiêu tốn hàng chục tỉ USD không giúp Washington nhiều trong việc tạo ra lợi thế áp đảo so với Liên Xô

Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã quyết định kết thúc chương trình Apollo vì không còn cần thiết.

Do đó, việc một quốc gia nào đó muốn đặt chân lên Mặt trăng để nghiên cứu khoa học hay khẳng định sức mạnh là điều không còn cần thiết, bởi họ có thể ứng dụng các thành tựu công nghệ từ dự án Apollo.

Mặt khác, sau đó, bối cảnh thế giới đã thay đổi nhiều, chiến tranh lạnh kết thúc, cuộc chạy đua công nghệ giữa hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô không còn. Chính vì thế, con người không xác định được mục đích rõ ràng để tiến lên mặt trăng.

Con người không lên mặt trăng vì sợ tai nạn

Theo AP, cuộc thử nghiệm đầu tiên của tàu vũ trụ Apollo 1 vào 27/1/1967 đã thất bại khiến toàn bộ 3 phi hành gia thiệt mạng. Vụ tai nạn tàu con thoi Challenger vào tháng 1/1986 khiến 7 thành viên phi hành đoàn tử vong vô hình trung trở thành nỗi ám ảnh với nỗ lực chinh phục không gian của con người.

Đến năm 2003, tàu con thoi Columbia lại nổ tung khi quay trở lại bầu khí quyển khiến 7 người thiệt mạng. Tai nạn gần đây nhất diễn ra vào ngày 28/6/2015, tàu con thoi không người lái Dragon cùng tên lửa đẩy Falcon 9 nổ chỉ vài phút sau khi rời bệ phóng.

Thành tựu mới của NASA

Ngày 26/11, tàu thăm dò InSight của NASA đã hạ cánh an toàn xuống bề mặt sao Hỏa sau 6 tháng di chuyển với vô vàn khó khăn.

Tại sao con người không lên mặt trăng nữa
Nhân viên kĩ thuật ở NASA vui mừng khi nhận được tín hiệu của tàu vũ trụ InSight. (Ảnh: AP).

Nhân sự kiện tàu thăm dò InSight đáp đất thành công trên Sao Hỏa, AP đã đánh giá đây là tin vui đối với các nhà khoa học chờ đợi trên Trái Đất.

Ngay khi tàu thăm dò gửi về tín hiệu đầu tiên, các nhân viên điều khiển tại Phòng thí nghiệm phản lực của NASA ở Pasadena, California đã la hét, nhảy múa, cùng chia sẻ với nhau bởi những lần thất bại trước đó đã khiến họ có phần chán nản.

"Hoàn hảo. Đây là những gì chúng tôi hi vọng và tưởng tượng trước đó. Đôi khi mọi thứ sẽ diễn ra đúng như ý muốn”, Rob Manning, kĩ sư trưởng Phòng thí nghiệm phản lực của NASA, chia sẻ với phóng viên AP.

Người điều hành NASA, Jim Bridenstine, cho biết: “Thật là một ngày tuyệt vời cho đất nước chúng ta”. Ông nói thêm rằng thông báo từ vệ tinh gửi về bị chậm 8 phút so với thực tế do mất thời gian truyền tín hiệu từ sao Hỏa đến Trái Đất.

Không chỉ mang tới tin vui, hai vệ tinh còn gửi về những hình ảnh sao Hỏa đầu tiên của tàu InSight chỉ 4 phút sau khi hạ cánh. Bức ảnh không rõ nét vì lớp bụi vẫn còn trên ống kính máy ảnh. Các nhà khoa học đang mong đợi có được nhiều bức ảnh đẹp hơn trong những ngày tới.

Tại sao con người không lên mặt trăng nữa
Tàu của NASA đã đáp xuống Sao Hỏa, có thể 'bắt tay' với người ngoài hành tinh

Ngày 26/11, tàu thăm dò InSight của NASA đã hạ cánh an toàn xuống bề mặt sao Hỏa sau 6 tháng di chuyển với vô ...

Tại sao con người không lên mặt trăng nữa
7 quy tắc từ các phi hành gia NASA có thể giúp bạn ngủ đủ giấc

Các phi hành gia NASA thường bị chứng mất ngủ và hiểu biết rất rõ về rối loạn giấc ngủ. Các nhà khoa học đã ...

Tại sao con người không lên mặt trăng nữa
NASA hoãn phóng tàu thăm dò Mặt Trời vào phút chót

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bất ngờ hoãn phóng tên lửa Delta IV Heavy mang tàu thăm dò Mặt Trời Parker trị ...