Tại sao khi P cháy mực nước trong ống nghiệm dâng lên

1. Thí nghiệm

– Trong khi P cháy, mực nước trong ống thủy tinh dâng cao

– Chất trong ống đã tác dụng với P tạo ra khói trắng P2O5 là oxi

+ Nhận xét

– Mực nước trong ống thủy tinh dâng đến vạch thứ 2 giúp ta suy ra tỉ lệ thể tích oxi có trong không khí, tỉ lệ đó là: 1/5

– Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là 4/5

Khí nitơ chiếm tỉ lệ 68% trong không khí

+ Kết luận: Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí nitơ

2. Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn chữa những chất gì khác?

– Dẫn chứng cho thấy trong không khí có chứa một ít hơi nước: khi có sương mù, trên ngọn cỏ xuất hiện những giọt nước đọng trên lá

– Khi quan sát lớp nước trên mặt hố vôi tôi, thấy có màng trắng mỏng do khí cacbonic CO2 đã tác dụng với nước vôi. Khí CO2 này ở trong không khí

– Các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm, bụi khói,….) có tỉ lệ thể tích rất nhỏ (khoảng 1%) trong không khí.

3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm

– Không khí bị ô nhiễm gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống của động vật

– Các biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: xử lí khí thải của các nhà máy, các lò đốt, hạn chế đưa khí CO2, SO2, CO, bụi, khói… vào khí quyển

1. Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi:

– Giống nhau: bản chất là sự oxi hóa

– Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi.

2. Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

Sự oxi hóa chậm thường xảy ra trong tự nhiên, thí dụ: các đồ vật bằng gang, thép trong tự nhiên dần biến thành sắt oxit.

Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy

1. Trang 103 VBT Hóa học 8 : Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần của không khí ?

A. 21% nitơ, 78% oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…)

B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi ;

C. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2,CO, khí hiếm,…)

D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.

Lời giải

Chọn C

Dựa theo lý thuyết

2. Trang 103 VBT Hóa học 8 : Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra tác hại gì ? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành ?

Lời giải

Không khí bị ô nhiễm tác động ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thực vật và đặc biệt là con người. Nó phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử,….

Để đảm bảo không khí trong lành, chúng ta phải giảm khí thải trong đời sống hàng ngày (phương tiện giao thông) và trong công nghiệp (nhà máy, lò đốt,…) trồng nhiều cây xanh,…

3. Trang 104 VBT Hóa học 8 : Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi ?

Lời giải

Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn sự cháy trong oxi bởi vì không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 còn lại là nhiều chất khí khác ; do đó trong không khí khi cháy lượng oxi có thể cung cấp không đủ cho sự cháy hoặc cung cấp không liên tục. Mặt khác, nhiệt lượng cháy còn bị tiêu hao do làm nóng các khí khác ( như nitơ, cacbonic,…).

4. Trang 104 VBT Hóa học 8 : Điểm giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì ?

Lời giải

Giống nhau: Đều tỏa nhiệt

Khác nhau: Sự cháy thì phát sáng còn sự oxi hóa chậm không phát sáng

5. Trang 104 VBT Hóa học 8 : Những điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy được là gì ?

Lời giải

– Các điều kiện phát sinh sự cháy và tiếp tục cháy là:

+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

+ Phải đủ khí oxi cho sự cháy.

6. Trang 104 VBT Hóa học 8 : Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao ?

Lời giải

Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn.

7. Trang 104 VBT Hóa học 8 : Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình :

a) Một thể tích không khí là bao nhiêu ?

b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu ?

Lời giải

Thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình :

a) Một thể tích không khí là 500.24 = 12000 lít

b) Một thể tích khí oxi là 12000.1/3.21/100 = 840 lít

28.3. Trang 104 VBT Hóa học 8 :

a) Cháy (hoả hoạn) thường gây tác hại nghiêm trọng về vật chất và cả sinh mạng con người. Vậy theo em phải có biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình ?

b) Để dập tắt các đám cháy người ta dùng nước, điều này có đúng trong mọi trường hợp chữa cháy không ?

Lời giải

a) Biện pháp để phòng cháy :

– Trong gia đình không đun nấu gần những vật dễ cháy, chú ý ngay cả khi thắp đèn, nhang trên bàn thờ bằng gỗ.

– Không được câu mắc sử dụng điện tuỳ tiện, khi ra khỏi nhà, phòng học phải tắt đèn, quạt…

– Không dùng dây đồng, giấy bạc thay cầu chì, không cắm trực tiếp dây dẫn điện vào ổ cắm, không để chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện.

– Không dùng đèn dầu, bật lửa gas để soi bình xăng.

b) Muốn dập tắt các đám cháy người ta thường dùng nước nhằm ngăn cách vật cháy với khí oxi và hạ nhiệt độ vật cháy, còn đám cháy do xăng, dầu người ta thường dùng khí CO2 (bình xịt CO2) hoặc phủ cát trên ngọn lửa mà không dùng nước vì đổ nước vào xăng dầu đang cháy sẽ làm cho đám cháy lan rộng nhiều hơn do xăng dầu nhẹ hơn nước, không tan trong nước.

28.4. Trang 105 VBT Hóa học 8 : Cho không khí (chứa 80% thể tích là khí nitơ) tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hoá đồng thành đồng(II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nitơ. Thể tích không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng là

A. 200 cm3

B. 400 cm3

C. 300 cm3

D. 500 cm3

Lời giải

Chọn A

khí N2 chiếm 80% thể tích không khí, vậy thể tích không khí ban đầu sẽ là :

80 cm3 khí nitơ có trong 100 cm3 không khí.

Vậy 160 cm3 khí nito có trong : 100.160/80 = 200(cm3) không khí

28.6. Trang 105 VBT Hóa học 8 : Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m, chiều cao 4 m.

a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học.

b) Trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở ra trong 45 phút, biết rằng một học sinh thở ra 2 lít khí (thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.

Lời giải

a) Thể tích không khí có trong phòng học : 12 x 7 x 4 = 336 (m3)

– Thể tích khí oxi có trong phòng : 336/5 = 6,72 (m3)

b) Thể tích khí CO2 thở ra trong 1 phút của 50 em học sinh là :

50.2.4.16/100 = 64 (lít)

Trong 45 phút: 64 . 45 = 2880 (lít) hay 2,88 m3.

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5.

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 31: Tính chất, ứng dụng của hiđro.

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 32: Phản ứng oxi hóa – khử.

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 33: Điều chế hiđro – Phản ứng thế.

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 34: Bài luyện tập 6.

Tại sao nến lại cháy được? Tại sao không thổi mà nến tắt? Tại sao nước lại dâng lên trong cốc úp ngược?

A. Chuẩn bị

– 2 cái cốc thủy tinh (một to, một bé).

– Vài cái khay nến tròn, nến cây cũng được.

– Bật lửa.

– Đĩa sứ.

– Nước.

– Màu nước hoặc màu thực phẩm.

B. Video thí nghiệm

Chi tiết cách làm và giải thích hiện tượng ở dưới bài viết nhé 👇👇👇

Xem thêm thí nghiệm với nến khác

› Rắn xoắn ốc

C. Thí nghiệm cuộc đua của nến

1. Cách làm

– Đặt 3 ngọn nến đang cháy trước mặt bé.

– Úp đồng thời 2 cốc lên 2 ngọn nến và để một ngọn nến để bên ngoài không úp cốc.

– Sau đó cho bé quan sát xem nến nào tắt trước, nến nào cháy sau cùng.

2. Giải thích

  Do nến khi cháy cần tiêu thụ khí Oxi (O2) và sinh ra khí Cacbonic (CO2). Khi nến đốt cháy hết O2, đồng thời CO2 nặng chìm xuống dưới sẽ làm nến tắt.

  Nến ở trong cốc to sẽ tắt chậm hơn cốc nhỏ, vì cốc to có nhiều không khí, nhiều oxi hơn. Còn ngọn nến ở ngoài đương nhiên cháy lâu nhất vì nó có cả một bầu trời không khí, cháy đến khi hết bấc luôn!

  Giải thích gì với bé?

  → Oxi trong không khí giúp ngọn lửa của nến không bị tắt. Nhưng khi úp cốc lên ngọn nến, oxi trong cốc dần bị đốt hết và nến sẽ tắt. Giống như thức ăn giúp bé no, tiêu hóa hết thức ăn rồi bé sẽ bị đói vậy.

Tại sao khi P cháy mực nước trong ống nghiệm dâng lên

D. Thí nghiệm nước dâng lên trong cốc úp ngược

1. Cách làm

– Bôi một ít màu vào bên trong thành cốc thủy tinh

– Đốt một ngọn nến và để vào đĩa, để so sánh trực quan hơn có thể để 2 ngọn nến vào đĩa

– Đổ nước vào đĩa sao cho nước đừng làm tắt nến là được

– Úp 1 cái cốc lên một ngọn nến rồi quan sát

– Làm lại thí nghiệm vài lần cho bé xem, thay đổi cách làm bằng cách pha màu vào nước thay vì bôi màu vào thành cốc.

  Thí nghiệm nước dâng lên trong cốc rất được bọn trẻ ưa thích. Bé sẽ thấy thú vị hơn nếu bạn dùng loại nến khay như hình, có thể nổi trên mặt nước thay vì dùng nến cây. Khi nước dâng lên nến cũng nổi lên theo như thuyền vậy.

2. Giải thích

  Sở dĩ nước dâng lên trong cốc là vì khi úp cốc lên ngọn nến đang cháy, ngọn lửa sẽ làm nóng không khí trong cốc lên, không khí nở ra, áp suất trong cốc tăng đẩy không khí tràn ra khỏi miệng cốc. Bạn có thể quan sát thấy những bọt khí nhỏ nổi lên lúc mới úp cốc (khi nến chưa tắt).

Tại sao khi P cháy mực nước trong ống nghiệm dâng lên

  Khi nến bắt đầu lụi dần, nhiệt độ không khí trong cốc giảm xuống, không khí co lại và chiếm ít không gian trong cốc hơn. Cộng thêm sự thất thoát một lượng không khí lúc đầu → áp suất trong cốc giảm. Áp suất ngoài cốc cao hơn đẩy nước vào trong cốc chiếm chỗ. 

  Lý do thay đổi thể tích vì đốt cháy hết Oxi nên nước tràn vào chiếm chỗ là không đáng kể, bởi phản ứng đốt cháy ở đây sinh ra Carbonic, thể tích Oxi bị mất đi thì thể tích Carbonic sinh ra cũng với tỉ lệ ngang nhau.

  Nước ngừng dâng khi áp suất trong và ngoài được cân bằng. Nếu trong đĩa quá ít nước thì khi kéo hết nước bên ngoài vào, không khí sẽ tiếp tục được đẩy vào trong cốc, bạn sẽ thấy nước trong cốc sủi bọt lên như hình dưới.

Tại sao khi P cháy mực nước trong ống nghiệm dâng lên
  Giải thích với bé như thế nào?   > Nến đốt nóng không khí trong cốc làm không khí thoát ra ngoài (không khí sợ thoát ra ngoài), khi nến tắt không khí lại muốn chui vào trong cốc, nhưng bị nước chặn rồi, nên không khí sẽ đẩy nước vào trong cốc trước, nếu như đủ khỏe để đẩy hết nước trên đĩa vào cốc thì sau đó không khí mới chui vào cốc được ^^ (chỉ cho bé thấy hiện tượng sủi bọt như hình trên)   > Pha màu cho nước sẽ giúp bé dễ quan sát hơn và hứng thú hơn là dùng nước lọc nhé ;). Bạn có thể bôi chút màu lên gần miệng cốc, phía trong. Hoặc cho bé pha màu luôn vào đĩa.