Tại sao lại bị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Mỗi năm có hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện trên toàn quốc. Dù nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu chúng ta biết được các dấu hiệu cảnh báo và đến bệnh viện sớm, chúng ta có thể tự cứu mình. Hàng năm, tại nước ta cũng có hàng nghìn bệnh nhân đã được cứu sống bằng phương pháp tim mạch can thiệp nhờ đến bệnh viện sớm.


Nhồi máu cơ tim và các dấu hiệu cảnh báo
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành (mạch máu nuôi xung quanh quả tim). Hiện tượng này làm cho máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm một phần cơ tim bị chết đi. Tắc những mạch máu lớn có thể làm cho quả tim của bạn ngừng đập hoặc nó có thể gây ra một rối loạn nhịp chết người.
Chúng ta vẫn nghĩ nhồi máu cơ tim giống như các bộ phim vẫn chiếu trên truyền hình là một người đột ngột ôm lấy ngực và ngã ra. Nhưng thực sự không phải vậy, nhiều người chỉ có những cơn đau ngực rất nhẹ hoặc cảm thấy khó chịu ở dưới xương ức. Các dấu hiệu này có thể thoáng qua rồi lại bình thường ngay. Thậm chí, những người nhồi máu cơ tim có thể không nhận thấy triệu chứng này cho đến khi có những triệu chứng đau khác xảy ra.

Tại sao lại bị nhồi máu cơ tim

Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất là đau ngực. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại. Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày. Khó thở thường xuất hiện đi kèm với cơn đau ngực. Một số triệu chứng khác cũng có thể đi kèm như lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ. Khi có những cơn đau ngực như vậy, hãy đến một bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp. Hiện nay, tại nước ta đã có hơn 55 trung tâm tim mạch can thiệp trên hơn 20 tỉnh thành trong toàn quốc. Khi nhồi máu cơ tim, các bạn nên đến những trung tâm tim mạch can thiệp này.
Khi có đau ngực, thậm chí bạn không chắc chắn là cơn đau ngực như miêu tả trên, bạn cũng nên đến bệnh viện kiểm tra.
Chúng ta nên nhớ nên đến viện sớm nhất có thể khi có đau ngực nghi do nhồi máu cơ tim.

Ai là người dễ bị nhồi máu cơ tim?

Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.
Những người trước đó đã có nhồi máu cơ tim thì rất dễ bị lại nhồi máu cơ tim lần tới.
Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.
Những bệnh nhân có đái tháo đường. Những bệnh nhân này có nguy cơ nhồi máu cơ tim tương tự như bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim.
Những người có các yếu tố nguy cơ cao như những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.

Các câu hỏi khi bạn đến phòng khám cấp cứu

Khi đến bệnh viện, các thầy thuốc sẽ thường hỏi các câu hỏi sau cho bạn:
Bạn đau ngực khi nào?
Bạn đang làm gì khi đau ngực?
Cơn đau ngực ngay lập tức hay tăng dần dần lên?
Các triệu chứng đi kèm đau ngực như buồn nôn, toát mồ hôi hay khó thở?
Các xét nghiệm bạn sẽ được làm nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim
Điện tâm đồ: điện tâm đồ có thể giúp phát hiện được có nhồi máu hay không, có thể xác định vùng tổn thương, nhịp tim bất thường.
Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu giúp cho chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim. Một số xét nghiệm máu giúp cho tiên lượng được nhồi máu cơ tim.
Chụp động mạch vành: chụp động mạch vành giúp chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim hay không. Nó cũng giúp cho can thiệp động mạch vành bằng cách đặt stent vào chỗ tắc động mạch vành.

Nhận biết và đến bệnh viện sớm, cơ hội sống càng tăng

Hiện nay, các phương pháp tim mạch can thiệp có thể giúp mở thông lại động mạch vành giúp lập lại dòng máu và cứu sống bệnh nhân. Các phương pháp tim mạch can thiệp này có thể giúp cho bệnh nhân giảm triệu chứng, làm bệnh nhẹ đi, dự phòng hoặc giảm tối đa tổn thương cơ tim. Khi nhồi máu cơ tim, việc tiến hành các phương pháp can thiệp nhanh nhất có thể sẽ giúp cơ hội cho người bệnh cải thiện được nhiều nhất tiên lượng bệnh nhân. Phương pháp này có hiệu quả nhất nếu chúng ta làm trong giờ đầu tiên sau khi có nhồi máu hoặc ít hơn 6 tiếng sau nhồi máu sẽ thu hiệu quả nhiều hơn. Chậm trễ hơn mỗi giờ sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Vì vậy, cần đến bệnh viện có trung tâm can thiệp sớm nhất có thể.
Theo SKĐS online.

Chia sẻ

Khi nồng độ oxy trong máu giảm thấp do ngộ độc khí carbon monoxide (CO) hay phổi bị suy giảm chức năng sẽ dẫn đến tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Do đó, các cơ tim sẽ bị tổn thương và chết, gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

Tuổi tác

Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cũng tăng dần theo tuổi tác. Nguy cơ này cao hơn ở đàn ông sau 45 tuổi và phụ nữ sau 55 tuổi.

Tiền sử gia đình

Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tim sớm, khả năng bạn gặp phải các vấn đề tim mạch như nhồi máu cơ tim cũng cao hơn. Đặc biệt khi có người thân mắc bệnh tim trước 55 tuổi ở nam hay trước 65 tuổi ở nữ.

Dấu hiệu và triệu chứng của cơn đau tim cũng như khả năng sống sót ở mỗi trường hợp sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào vị trí, mức độ tắc nghẽn ở động mạch vành.

Bạn có thể phòng ngừa nhồi máu cơ tim bằng cách nào?

Tại sao lại bị nhồi máu cơ tim
Hãy nhớ, không bao giờ là quá trễ để bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa các bệnh tim mạch nói chung hay nhồi máu cơ tim nói riêng, đặc biệt khi bạn từng trải qua tình trạng này trước đó.

Những cách giúp bạn giảm thiểu nguy cơ gây nhồi máu cơ tim là:

Bỏ hút thuốc lá Tập luyện, vận động thể chất thường xuyên Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh Quản lý, kiểm soát nồng độ cholesterol, huyết áp và/ hoặc đường huyết nếu bạn có các bệnh lý liên quan

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Bạn có thể quan tâm: Điểm danh 14 siêu thực phẩm tốt cho tim mạch.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng một số thuốc để phòng ngừa bệnh tim mạch, hỗ trợ chức năng cho tim nếu từng có tổn thương trước đó. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và kiểm tra sức khỏe theo đúng lịch hẹn.

Nhìn chung, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ của nguyên nhân nhồi máu cơ tim. Để đảm bảo sự thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hay dùng thuốc của bạn hợp lý, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ tim mạch. Đừng quên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề ngay từ sớm để điều trị tốt hơn.

Nhồi máu cơ tim là một tình huống cấp tính rất nguy hiểm liên quan đến sự ngừng cung cấp đột ngột máu nuôi dưỡng cơ tim. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, những yếu tố nguy cơ gây bệnh và cách phòng tránh hiệu quả trong bài viết sau.

1. Các nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

1.1 Nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim 

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi có sự tắc nghẽn đột ngột hoàn toàn hoặc 1 phần của hệ thống mạch máu nuôi dưỡng cơ tim. Cơ tim không được cung cấp máu trong một thời gian dài hoặc đột ngột có thể sẽ bị hoại tử, khiến vùng cơ tim đó trở nên tê liệt. 

Tim không thể co bóp bình thường khiến quá trình tạo máu và đưa máu đi nuôi cơ thể không được thực hiện một cách trơn tru. Hậu quả là người bệnh có thể bị suy tim, sốc tim, đột tử do tim,…

Xơ vữa động mạch và cục máu đông là coi nguyên nhân chủ yếu gây cản trở quá trình cung cấp máu cho cơ tim, khiến cơ tim bị nhồi máu. Thông thường sau tắc nghẽn động mạch khoảng 30 phút, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ không thể phục hồi.

Tại sao lại bị nhồi máu cơ tim

Xơ vữa là nguyên nhân hàng đầu gây tắc nghẽn mạch vành và hoại tử cơ tim.

1.2 Cơ chế nhồi máu cơ tim do xơ vữa động mạch vành

Các mảng xơ vữa được hình thành do quá trình tích tụ của chất béo, canxi và các chất dễ lắng đọng khác trong máu. Các mảng bám này phát triển sẽ khiến lòng mạch dần bị thu hẹp, máu không đủ cung cấp trong thời gian dài có thể gây hoại tử cơ tim mà không cần đến bất cứ tác động nào khác.

Mặt khác, các mảng xơ vữa mềm có thể nứt vỡ, kích thích sự tập kết các tiểu cầu tại chính vị trí vừa nứt vỡ. Các mảng bám tách ra di chuyển trong lòng mạch cũng làm gia tăng tập kết các tiểu cầu. Kết quả là sự hình thành của các cục máu đông với nhiều kích thước khác nhau. Các huyết khối nhỏ có thể tự tiêu tan nhưng những huyết khối lớn thì có xu hướng liên kết với nhau để gia tăng kích thước. Khi di chuyển đến các vị trí hẹp của mạch máu, đặc biệt là những nơi có sẵn mảng xơ vữa, các huyết khối này sẽ bị giữ lại, gây tắc hoàn toàn mạch máu. Đó chính là cách một cơn nhồi máu cơ tim xảy ra. 

Ngoài ra, một số trường hợp co thắt hoặc bóc tách mạch vành cũng có thể là nguyên nhân gây ngưng cấp máu đột ngột, dẫn đến tình trạng cấp tính này.  

2. Các yếu tố nguy cơ nhồi máu

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, thông qua việc tăng nguy cơ hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa, phổ biến nhất là:

2.1. Cholesterol trong máu cao

Thành phần chính của các mảng xơ vữa chính là chất béo. Chất béo trong máu tồn tại dưới 3 dạng là cholesterol tốt, cholesterol xấu và chất béo trung tính. Khi tỷ lệ và hàm lượng các chất béo này ở mức tiêu chuẩn thì sức khỏe tim mạch sẽ được duy trì ổn định. Nhưng nếu nồng độ các chất béo xấu trong máu cao hơn mức bình thường thì nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa mạch vành cũng tăng theo.

Mỡ máu cao gây xơ vữa động mạch chiếm 70% trường hợp nhồi máu.

2.2 Bệnh huyết áp

Huyết áp thường xuyên tăng cao sẽ khiến động mạch vành phải chịu áp lực lớn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây giãn, yếu, đứt các mạch máu và gây ra cơn hoại tử cơ tim cấp. 

Tại sao lại bị nhồi máu cơ tim

Tăng huyết áp gây tổn thương thành mạch, làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch vành, hoại tử cơ tim.

2.3 Đái tháo đường

Các nghiên cứu cho thấy những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ gặp phải biến cố này cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là bởi khi lượng đường trong máu quá cao sẽ gây tổn thương thành mạch, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành xơ vữa, gây tắc nghẽn mạch vành. Các triệu chứng hoại tử cơ tim thậm chí không xuất hiện ở những bệnh nhân này khiến cho việc phát hiện, cấp cứu và điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

2.4 Hút thuốc lá

Chất độc trong khói thuốc làm tổn thương thành động mạch, khiến các mảng xơ vữa có cơ hội phát triển. Đồng thời hút thuốc làm tăng huyết áp, dễ gây nhồi máu do bóc tách động mạch. 

2.5 Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Cholesterol trong máu có thể do cơ thể sản xuất ra cũng có thể được chuyển hóa từ các loại thực phẩm cơ thể hấp thu hàng ngày. Vì thế, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trái tim. Chế độ ăn thiếu lành mạnh, ăn mặn, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ ăn nhanh,… là nguyên nhân khiến cholesterol trong máu cao, đặc biệt là cholesterol xấu.

2.6 Lười vận động 

Lười vận động khiến cho các chất nạp vào cơ thể, đặc biệt là chất béo không thể chuyển hóa và sẽ tích tụ lại khiến nguy cơ xơ vữa mạch máu tăng cao hơn. 

2.7 Uống rượu bia

Các chất kích thích như rượu, bia… làm tăng huyết áp và tổn thương thành mạch. Các chất độc trong rượu bia cũng gây hại cho gan – cơ quan giữ nhiệm vụ chuyển hóa chất béo, khiến xơ vữa và các biến cố tim mạch dễ tìm đến. 

Bên cạnh đó, bệnh cũng dễ xuất hiện với biến chứng nặng ở những người cao tuổi, tiền sử gia đình hoặc người bệnh đã mắc sẵn bệnh tim mạch,…

3. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Biến cố này tuy nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp dưới đây:.

– Phát hiện và điều trị sớm bệnh mạch vành, các bệnh mỡ máu, huyết áp, tiểu đường….Kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ đều đặn nếu mắc các bệnh này

– Thực hiện chế độ ăn giảm mặn, giảm béo, giảm đường

– Tăng cường chất xơ bằng cách bổ sung rau xanh, trái cây

– Không hoặc hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích

– Tập luyện vừa sức, chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền,…

Tại sao lại bị nhồi máu cơ tim

Thăm khám thường xuyên tại chuyên khoa tim mạch uy tín giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim để phòng tránh hiệu quả. Hãy chủ động thăm khám thường xuyên để tầm soát các yếu tố nguy cơ và được hướng dẫn các phương pháp phòng hoặc điều trị bệnh này.