Tại sao lại cúng ông Công ông Táo

Hàng năm, theo quan niệm của người Việt thì đúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình của gia chủ cho Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.

Nguồn gốc

Tại sao lại cúng ông Công ông Táo
Táo quân Việt Nam, hình vẽ thế kỷ 19

Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông - một bà, là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.[1]

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.

Ý nghĩa

Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao... thả. Bởi ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Lễ vật

Lễ vật cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Để đơn giản, có khi người Việt chỉ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Tại sao lại cúng ông Công ông Táo
Mũ ông Công - ông Táo gồm ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà)

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.

Ngoài ra, người việt còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân.

Phong tục thờ cúng

Người Việt Nam quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, vì đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Chú thích

  1. ^ Sắm Tết ông Công, ông Táo: Tiền tỷ thành... đồ mã

Liên kết ngoài

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lễ_cúng_ông_táo&oldid=67065144”

Tại sao lại cúng ông Công ông Táo

Phong tục cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt

Sự tích Táo quân (dân gian gọi nôm na là ông Công ông Táo) có nhiều dị bản, tuy nhiên trong cuốn Nghi lễ dâng hương do trụ trì chùa Quán Sứ hiệu đính, có viết trong các vị thần thời cổ thì thần bếp hay Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là “tay chân” của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà.

Ông Công ông Táo thường ngày ghi lại những công, tội, tốt, xấu của mọi người để hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp lại trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để Ngọc Hoàng thưởng cho cái tốt, phạt cái xấu, cái ác. Vì vậy, dân gian nhà nào cũng thành tâm thờ cúng Táo quân, không dám đơn sai. Người dân thờ cũng Táo quân không phải chỉ vì sợ phạt mà còn chủ yếu là muốn cầu xin Táo quân ban cho mình những điều tốt đẹp.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, TS. Phạm Văn Tuấn, Viện nghiên cứu Hán Nôm cho biết, trong cuốn Phong tục thời cúng của người Việt do tác giả Song Mai – Quỳnh Trang tuyển soạn có đề cập rất rõ nét về Tết ông Táo.

Theo đó, trong ngày 23 tháng Chạp, ngày Táo quân chầu trời, gia đình nào cũng sửa lễ tiễn, cúng ông Công ông Táo lên trời.

Bàn thờ Táo quân được định vị khác nhau, tùy địa phương, có nơi kê cạnh bàn thờ tổ tiên, có nơi đặt bệ thờ ngay trong bếp, có nơi lại thờ ông Táo ở vách giữa phía sau nhà.

Lễ cũng được cử hành chu đáo, kính cẩn và lễ vật là mâm cỗ mặn. Sau khi lễ xong thì hóa vàng và hóa luôn cả cỗ mũ năm trước.

Nói tới ông Công ông Táo – vua bếp cũng là nói tới lửa. Về thời cổ, Lửa và Nước và phương tiện tẩy sạch, thanh khiết hóa. Một bà, hai ông đầu vào lửa là hình ảnh đầu tiên của nghi lễ thanh khiết. Ngoài ra, dân ta còn tin rằng, ngoài các vị thần hữu danh và vô danh còn có các thần thời gian, gọi là Đại vương hành khiển với 12 vị. Ngày các vị cũ ra đi và các vị mới lại xuống nhân gian trùng với ngày ông Táo lên trời 23 tháng Chạp và trở về mặt đất ngày 30 tháng Chạp (Âm lịch).

Phong tục cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải những mong ước tốt đẹp và góp phần gia tăng thêm hương vị ngày Tết ở Việt Nam.