Tại sao mắc bệnh đa nhân cách

Theo thống kê, tỉ lệ người mắc bệnh đa nhân cách chiếm từ 0,01 - 1% dân số. Đây thật sự là một con số không nhỏ và cần lưu ý.

Bệnh đa nhân cách hay rối loạn phân ly nhân cách là một tình trạng về tâm lý gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm những sang chấn trong thời niên thiếu (thường là sang chấn nặng nề, do lạm dụng thể xác, lạm dụng tình dục hay lạm dụng về cảm xúc bị lặp đi lặp lại nhiều lần).

Tại sao mắc bệnh đa nhân cách
Tình trạng mơ màng cũng là một dạng phân ly nhân cách nhẹ.

Đa nhân cách là gì?

Hầu hết chúng ta đều từng trải qua tình trạng phân ly nhân cách nhẹ, ví dụ mơ màng ban ngày hay cảm thấy trống rỗng khi đang làm việc. Tuy nhiên, đa nhân cách là một dạng khá nặng của sự phân ly nhân cách, một tình trạng mà khi tâm thần của chúng ta mất đi sự kết nối giữa những suy nghĩ, trí nhớ, hành động, cảm giác hoặc cảm giác tồn tại của bản thân.

Bệnh đa nhân cách được cho rằng có nguyên nhân từ sự kết hợp của nhiều yếu tố, có thể gồm sang chấn mà người bị mắc chứng đa nhân cách phải trải qua. Khía cạnh phân ly nhân cách của cá nhân đó được cho rằng do cơ chế đối phó – đó là người mắc bệnh tự phân ly cơ thể của mình khỏi những tình huống quá bạo lực, quá đau khổ mà họ phải trải qua.

Tại sao mắc bệnh đa nhân cách
Khả năng ghi nhớ của người bệnh cũng thay đổi theo nhân cách người đó đang có.

Người bệnh đa nhân cách thường có các biểu hiện nào?

Ở người bệnh đa nhân cách thường xuất hiện hai hay nhiều hơn các tính cách của họ hiện có, mà những tính cách đó có ảnh hưởng đến các hành vi của người bệnh. Ngoài ra, người mắc bệnh đa nhân cách còn bị mất khả năng nhớ lại các thông tin chính yếu của bản thân, họ chỉ có thể đơn thuần nói rằng mình đã quên những thông tin đó. Về khả năng ghi nhớ của người bệnh, còn một dạng nữa là tùy theo nhân cách người bệnh thể hiện, khả năng ghi nhớ của họ cũng sẽ thay đổi theo đó.

Các nhân cách thay thế có giới tính, chủng tộc, hay tuổi riêng biệt. Mỗi nhân cách lại có những dáng đi, điệu bộ và cách nói chuyện riêng biệt. Đôi khi, những nhân cách thay thế là những nhân vật tưởng tượng, thậm chí là những con vật. Khi mỗi nhân cách bộc lộ ra và điều khiển người bệnh, tình trạng đó gọi là “sự chuyển đổi”. “Sự chuyển đổi” có thể kéo dài từ vài giây, vài phút, cho đến vài ngày. 

Ngoài ra, người bị đa nhân cách còn có thể có các vấn đề khác nữa như:

  • Trầm cảm
  • Sự thay đổi cảm xúc
  • Xu hướng tự tử
  • Bệnh lý về giấc ngủ
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Lạm dụng rượu và ma tuý

Đa nhân cách ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh thế nào?

Bệnh rối loạn nhân cách có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của một người như sau:

  • Huỷ hoại nhân cách: Là một dạng mà người bệnh cảm thấy gần như tách rời khỏi bản thể và cảm giác mình là một người khác
  • Sự mất thực tế: Là một cảm giác thấy thế giới dường như không thực tế, trông mờ ảo và xa xăm
  • Sự quên lãng: Là tình trạng người bệnh không thể nhớ lại các thông tin cá nhân của mình, sự quên này nhiều đến nỗi không thể được giải thích bằng chứng quên thông thường. Ngoài ra có thể còn một dạng quên tinh tế hơn, người bệnh không nhớ được những cuộc hội thoại hay những cuộc thảo luận mà người đó đã từng tham gia
  • Sự lẫn lộn nhân cách/hay sự thay đổi nhân cách: Cả hai tình trạng này đều nói đến cảm giác lẫn lộn không biết đích xác bản thân mình thật sự là ai. 
Tại sao mắc bệnh đa nhân cách
Một người bị rối loạn nhân cách phải mất khoảng 7 năm mới có thể xác định bệnh.

Chứng rối loạn nhân cách được chẩn đoán thế nào?

Để chẩn đoán chứng rối loạn nhân cách cần tốn khá nhiều thời gian. Người ta ước lượng, một người bị rối loạn nhân cách phải mất 7 năm ở những cơ sở chăm sóc sức khoẻ tâm thần thì mới được chẩn đoán một cách chính xác. Điều này khá thường gặp, bởi danh sách các triệu chứng của bệnh đa nhân cách khá giống với những chẩn đoán bệnh tâm thần khác. 

Thực tế khá nhiều những người bị đa nhân cách cũng được chẩn đoán mắc các bệnh tâm thần khác đồng thời như rối loạn lo âu, trầm cảm…. Hiện nay, để chẩn đoán chứng rối loạn nhân cách, người ta dùng bảng phân loại DSM – 5. 

Bệnh đa nhân cách có thuốc chữa không? 

Vì bệnh đa nhân cách hiện tại chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nên những phương pháp điều trị lâu dài sẽ có thể hữu ích hơn nếu bệnh nhân tuân thủ tốt. Những phương pháp điều trị hiệu quả bao gồm: liệu pháp nói chuyện, liệu pháp tâm lý, liệu pháp thôi miên hay những liệu pháp hỗ trợ như nghệ thuật… Ngoài ra, việc chữa trị những bệnh lý đi kèm như trầm cảm, hoặc lạm dụng các chất kích thích cũng là nền tảng để giúp bệnh nhân cải thiện tốt. 

Theo thống kê, tỉ lệ người mắc bệnh đa nhân cách chiếm từ 0,01 -  1% dân số. Đây thật sự là một con số không nhỏ. Và hơn thế, hiện nay, bệnh lý đa nhân cách vẫn chưa có thuốc điều trị, và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chính vì thế, hãy siêng năng tập luyện thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, tránh xa các loại chất kích thích, chất gây nghiện, từ đó giúp tránh xa căn bệnh đa nhân cách khó chữa này.

BS. Thành Đạt

Rối loạn đa nhân cách – cái tên nói lên tất cả. Nhiều nhân cách tồn tại bên trong một cơ thể. Nhưng nếu tìm hiểu về rối loạn này bạn sẽ phát hiện ra nhiều cái thú vị hơn nữa. Bạn sẽ phát hiện ra những điều kì diệu cơ thể  mình làm được. Tuy nhiên đã gọi là rối loạn thì chắc hẳn sẽ có bất thường ảnh hưởng lên cuộc sống của bạn. Trước khi tìm hiểu về đa nhân cách có một khái niệm quan trọng bạn nên biết.

1. Phân ly là gì?

Trong Tâm thần học, phân ly được xem là một cơ chế bảo vệ vô thức cơ thể khỏi bị tổn thương. Đó là trạng thái mất đi những suy nghĩ, ký ức, cảm xúc, hành động hoặc ý thức về bản thân người đó. Tôi là ai? tôi đang ở đâu? Thường rối loạn này hay gặp ở những người bị sang chấn tâm lý.  

Một người sống sót sau khi trải qua một tai nạn thảm khốc, bị hành hung, là nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp… có thể mất đi kí ức về sự kiện đó. Họ không thể nhớ về địa điểm, hoàn cảnh, những gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy. Đó chính là cách cơ thể tự bảo vệ mình khỏi những thương tổn quá lớn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những điều bí ẩn về đa nhân cách!

2. Các thể bệnh trong rối loạn phân ly

Tại sao mắc bệnh đa nhân cách

Đa nhân cách là một rối loạn nằm trong phổ rối loạn phân ly. Theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần 5, rối loạn phân ly bao gồm 3 rối loạn chính:

  • Rối loạn nhận dạng phân ly.
  • Quên phân ly
  • Rối loạn tri giác sai thực tại/giải thể nhân cách.

Trong đó, triệu chứng phân ly biểu hiện thành 2 nhóm.

  • Phân ly “âm tính”: mất khả năng nhớ lại hoặc kiểm soát chức năng tâm thần mà có thể ghi nhớ hoặc thực hiện một cách dễ dàng gặp trong quên phân ly.
  • Phân ly “dương tính”: gặp trong hai rối loạn còn lại. Đó là những trải nghiệm tự nhiên xuất hiện trong ý thức và hành vi. Và đi kèm với sự mất cảm nhận về cơ thể hiện tại.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Rối loạn nhân cách phân liệt

3. Rối loạn đa nhân cách 

Tại sao mắc bệnh đa nhân cách

Vậy đa nhân cách nằm ở đâu trong rối loạn phân ly, tại sao không được nhắc đến ở phần trên? Thật ra trong tiêu đề đã tiết lộ. Rối loạn đa nhân cách là tên gọi cũ của rối loạn nhận dạng phân ly. Hiện nay trong các y văn người ta dùng thuật ngữ này nhiều hơn. Nhưng trong đời sống hằng ngày, đa nhân cách vẫn là từ ngữ quen thuộc, dễ hiểu hơn với phần đông mọi người khi đề cập đến rối loạn này.

4. Nhận biết rối loạn đa nhân cách

Đa nhân cách có thể biểu hiện:

• Hiện diện nhiều con người: Một cơ thể nhưng tồn tại của hai hoặc nhiều “con người” khác, riêng biệt. Đi kèm với mỗi nhận dạng là thay đổi trong cảm xúc, hành vi, trí nhớ, tri giác, cảm giác. Các triệu chứng có thể được quan sát bởi người khác hoặc được chính người bệnh khai báo. Họ mô tả “chính họ” đang quan sát thấy lời nói, hoạt động của mình. Và bất lực khi không thể dừng lại việc này.

• Thay dổi đột ngột: Thái độ, vẻ bề ngoài, sở thích của người đa nhân cách có thể chuyển đổi đột ngột. Người bệnh cảm thấy mình như một ai khác: trẻ nhỏ, giới tính khác hoặc là một người to lớn. Với sự thay đổi này, họ nói “không phải của tôi”  hoặc “không chịu sự kiểm soát của tôi”.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh nhân Đa nhân cách cần chuẩn bị gì khi gặp bác sĩ?

Tại sao mắc bệnh đa nhân cách

Có các khoảng trống kí ức lặp đi lặp lại. Không nhớ sự kiện hàng ngày, thông tin cá nhân quan trọng, các sự kiện gây đau khổ. Và việc quên đi này không phù hợp với sự quên thông thường, ví dụ:

  • Kí ức thời xa xưa bị khuyết, như thời thơ ấu, khoảng thời gian trưởng thành. Các sự kiện quan trọng như: ông bà mất, kết hôn, sinh con…không nhớ đã xảy ra như thế nào?
  • Hôm nay đã xảy ra chuyện gì?: không thể nhớ. Khả năng dùng máy tính, chơi đàn, lái xe… thành thạo mà rõ ràng “bản thân mình” không biết.
  • Phát hiện ra những hoạt động thường ngày hoặc công việc mà theo họ nhớ là mình không làm. Không thể giải thích được tại sao có món đồ đó lại có trong túi của mình. Không hiểu tại sao bản thân lại bị thương. Hoặc “sáng thức dậy ở một nơi xa” một cách khó hiểu, vô lí.

Cần nhớ rằng, mỗi một nhân cách có suy nghĩ, hành vi và cảm xúc riêng về cuộc sống. Dù các trạng thái này có vẻ khác nhau, nhưng tất cả chúng đều là biểu hiện của một người.

5. Nguyên nhân rối loạn đa nhân cách

Rối loạn nhận dạng phân ly có liên quan nhiều đến những tổn thương sâu sắc trong quá khứ. Trong đó, lạm dụng thể chất và tình dục là những sang chấn thời thơ ấu thường gặp nhất. Các báo cáo tại Mỹ cho thấy khoảng 90% trẻ bị lạm dụng bị bỏ bê mắc rối loạn này.

Một số trải nghiệm khác có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh như: làm thủ thuật, phẫu thuật khi còn nhỏ, bị khủng bố…. Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể, rõ ràng cho thấy rối loạn này có liên quan đến sự di truyền.

6. Các vấn đề rối loạn đa nhân cách mang lại

Tại sao mắc bệnh đa nhân cách

Đa nhân cách ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người rất khác nhau. Mà đa phần là những rắc rối, có thể rất nhỏ nhưng cũng có thể là rất lớn. Các nhân cách ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân, gia đình nhiều hơn là công việc của họ.

Một ví dụ để bạn dễ hình dung về người bệnh đa nhân cách :

Một phụ nữ 33 tuổi, đã có chồng. Khi khám tâm thần, cô nói mình thường xuyên mất trí nhớ trong 12 năm đầu đời. Cô cảm giác “cuộc sống của mình bắt đầu từ năm 12 tuổi”. Cô thường được nghe người khác nói mình chơi đàn piano rất hay nhưng cô không ý thức được mình có thể làm điều đó. Chồng cô nói rằng cô rất hay quên các hoạt động hay khi nói chuyện với anh. Anh ta để ý, rất nhiều lần cô nói chuyện như một đứa trẻ nói giọng miền Nam. Đôi khi lại giận dữ và dễ bị khiêu khích. Trong khi đó, vợ anh ta lại chẳng thể nhớ những lúc này.

Trong lúc khám, khi được bác sĩ hỏi nhiều hơn về cuộc sống gần đây của mình, một giọng nói giống như trẻ con xuất hiện. “Tôi chỉ không muốn bị khóa trong tủ” với sự giận dữ, cáu kỉnh và quan tâm nhiều đến tình dục. Tìm hiểu về sự thay đổi nhanh chóng của “cô gái có giọng nói của đứa trẻ” này. Người ta biết đến quá khứ hỗn loạn trong 12 năm đầu đời của cô. Cô bị lạm dụng thể chất và tình dục, bị bạo hành về cảm xúc bởi bố mẹ và các anh chị mình.

(trích dẫn từ Kaplan & Sadocks Synopsis of Psychiatry behavioral Sciences/clinical psychiatry, trang 460)

Rối loạn nhận dạng phân ly có thể rất dễ nhầm lẫn với những rối loạn khác. Do đó nên gặp các bác sĩ chuyên khoa Tâm Thần. Để được chẩn đoán sớm và can thiệp điều trị phù hợp.

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương